Miễn nhiệm phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường liên quan vụ Formosa
Bộ Tài nguyên – Môi trường vừa công bố kết quả xử lý cán bộ liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong thảm họa ô nhiễm biển 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra.
Formosa xả thải ra biển khiến cá chết hàng loạt
Sáng 26.1, trả lời Thanh Niên, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết, Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên – Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ Formosa xả thải, gây ô nhiễm biển tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
Theo ông Hà, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã quyết định thi hành kỷ luật cách chức, điều động sang đơn vị khác làm việc đối với một phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường).
Video đang HOT
2 trưởng phòng và một phó trưởng phòng thuộc Tổng cục Môi trường cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách và cảnh cáo, chuyển đơn vị khác công tác. Các quyết định kỷ luật đều có hiệu lực thi hành từ ngày 24.1
Ông Hà cho biết, các cán bộ trên bị kỷ luật là do thiếu năng lực và ý thức trách nhiệm để xảy ra vụ Formosa xả thải, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, trong tháng 4.2016, cá biển đồng loạt chết bất thường tại 4 tỉnh Bắc trung Bộ. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi thảm họa ô nhiễm biển miền Trung xảy ra, liên ngành và các địa phương đã xác định nguyên nhân, thủ phạm từ Formosa. Lãnh đạo Formosa sau đó đã thừa nhận hành vi xả thải, xin lỗi người dân Việt Nam, đồng thời đền bù 500 triệu USD để khắc phục sự cố.
(Theo Thanh Niên)
Bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển xong trước cuối năm
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản khai thác ở tầng đáy trong vùng biển dưới 20 hải lý để xét nghiệm, công bố khi hải sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình vừa yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan tập trung chi trả tiền bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung, bảo đảm đúng đối tượng, sát thực tế, công khai, minh bạch.
Các cơ quan chức năng phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho người dân trước khi kết thúc năm 2016.
Người dân Huế nhận tiền bồi thường. Ảnh: Võ Thạnh
Bộ Nông nghiệp nghiên cứu kiến nghị của các địa phương, trong đó có việc mở rộng phạm vi, đối tượng được bồi thường hỗ trợ thiệt hại đối với những trường hợp chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của sự cố môi trường biển và phù hợp với quy định, đề xuất giải pháp, báo cáo Thủ tướng.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp hoàn chỉnh đề án "xác định thiệt hại để bồi thường; hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế", trong đó có chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế, nuôi trồng san hô, cỏ biển, tái tạo môi trường biển sạch 4 tỉnh miền Trung.
Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản khai thác ở tầng đáy trong vùng biển dưới 20 hải lý để xét nghiệm, công bố khi hải sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên triển khai tiền hỗ trợ thiệt hại cho ngư dân sau gần 2 tháng Chính phủ nhận bồi thường từ Formosa.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Xuân Hoa
Theo VNE
Thừa Thiên Huế trả bồi thường từ Formosa cho ngư dân Hôm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được chi trả tiền tạm cấp bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển cách đây nửa năm khiến cá biển chết hàng loạt. Ông Nguyễn Văn Phương, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, các xã Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Điền và thị trấn Lăng Cô là 4 địa phương...