Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã biểu quyết thông qua tờ trình miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh này.
Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Trần Ngọc Căng. Ảnh: TV
Chiều 21-7, tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XII nhiệm kỳ 2016-2021, các đại biểu đã biểu quyết thông qua tờ trình miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Trần Ngọc Căng.
Đồng thời, các đại biểu cũng biểu quyết thông qua đề nghị cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND đối với đại tá Nguyễn Thanh Trang (nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi).
Trước đó, đại tá Trang đã nhận quyết định điều động đến nhận công tác và nhận chức vụ Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc ( Bộ Công an).
Video đang HOT
HĐND biểu quyết thông qua tờ trình miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Như đã thông tin, ngày 1-7, ông Trần Ngọc Căng có quyết định nghỉ hưu, thôi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện nay, ông Nguyễn Tăng Bính (Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi) được phân công phụ trách, xử lý công việc và ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh này đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.
Chủ tịch Hà Nội: Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu tiếp tục thực hiện việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; đề cao vai trò trách nhiệm và nêu gương của cán bộ, công chức, đảng viên, nhất là người đứng đầu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại ĐH
Sáng 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung dự và phát biểu tại ĐH Đảng bộ huyện Thạch Thất lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đánh giá, những kết quả mà Đảng bộ huyện đạt được trong nhiệm kỳ qua là rất đáng phấn khởi.
Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế như tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững; phát triển nông nghiệp chưa tập trung quy mô lớn, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị chưa tương xứng với tiềm năng.
Công tác quy hoạch và tiến độ thực hiện còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường có việc còn hạn chế; Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số thôn, xã chưa phát huy hiệu quả; tiến độ giải quyết tồn tại trong các cụm công nghiệp làng nghề, giao đất dịch vụ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa còn chậm. An sinh xã hội chưa theo kịp sự phát triển của huyện.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tặng hoa chúc mừng ĐH Đảng bộ huyện Thạch Thất sáng 20/7
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhất trí với một số mục tiêu tổng quát của Đảng bộ huyện đặt ra như đến năm 2025, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; huyện có tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân tốc độ tăng trưởng của thành phố; phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp; có thu nhập bình quân đầu người đạt 120 triệu đồng/năm; thương hiệu và giá trị sản phẩm công nghiệp được nâng cao, huyện cơ bản trở thành huyện công nghiệp kỹ thuật cao.
Phấn đấu đến năm 2030, có thu nhập bình quân đầu người đạt 210 triệu đồng/năm; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; khớp nối đồng bộ, hiện đại, bền vững hạ tầng kỹ thuật và các hoạt động kinh tế - xã hội giữa các xã với khu vực đô thị vệ tinh Hòa Lạc, huyện cơ bản trở thành đô thị xanh. Đây là mục tiêu rất cao, thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thất.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung gợi ý, trong giai đoạn trước mắt, Đảng bộ huyện cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ "kép", vừa làm tốt công tác phòng chống dịch COVID-19, vừa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, AN-QP. Không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch, đồng thời, nhanh chóng khôi phục, phát triển kinh tế.
Chủ động rà soát, cập nhật, xây dựng các kịch bản, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2020 và nhiệm kỳ 2015-2020 cho phù hợp tình hình thực tế; tập trung thực hiện đảm bảo hoàn thành cao nhất các mục tiêu kinh tế- xã hội của năm 2020, tạo đà cho các năm sau. Thực hiện tốt việc hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Ông Chung cho biết, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030, với quy mô nghiên cứu khoảng 17.274 ha. Đây là 1 trong 5 Khu đô thị vệ tinh lớn của thành phố được triển khai đầu tư trong những năm tới. Việc đầu tư xây dựng khu đô thị Hòa Lạc và tiếp tục phát triển khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ là điều kiện thuận lợi, tác động mạnh mẽ để huyện Thạch Thất phát triển nhanh, bền vững theo hướng đô thị xanh. Do vậy, huyện cần chú trọng triển khai thực hiện tốt các Chương trình, Đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng;
Huyện cần huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông; tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và hoạt động xây dựng đô thị, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Huyện cũng cần đẩy mạnh phát triển văn hoá - xã hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, tạo nền tảng tinh thần xã hội vững chắc; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững.
Đặc biệt, cần tiếp tục đẩy mạnh CCHC, từng bước xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ để chính quyền thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chủ tịch Hà Nội cũng nhấn mạnh, huyện cần tiếp tục xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh; kiên trì, kiên quyết thực hiện tốt hơn, hiệu quả cao hơn Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; tập trung vào 4 nhóm giải pháp, gắn với đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; đề cao vai trò trách nhiệm và nêu gương của cán bộ, công chức, đảng viên, nhất là người đứng đầu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân.
Thực hiện tốt hơn công tác cán bộ, bao gồm cả việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí..., xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực tốt; chú trọng cán bộ nữ, cán bộ trẻ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
TIN MỚI NHẤT: Đã bình chọn được 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020 Sáng nay 17/7, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Nguyễn Xuân Định, các thành viên của Hội đồng bình chọn Trung ương đã họp và tiến hành chấm chung khảo để tìm ra 63 ứng cử viên xứng đáng nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất...