Miền nam Việt Nam sẽ bị chìm trong nước biển vào năm 2050?
Theo một nghiên cứu mới công bố, nước biển dâng lên có thể ảnh hưởng tới người dân vào năm 2050 nhiều gấp 3 lần so với suy đoán trước đây, đe dọa xóa bỏ một số thành phố ven biển trên thế giới, trong đó có TP.HCM.
Tác giả của nghiên cứu trên đã có cách tính toán chính xác hơn về độ cao của đất dựa trên chỉ số vệ tinh – một cách ước tính chuẩn xác về tác động của mực nước biển dâng đối với các khu vực rộng lớn.
Tác giả thấy rằng những con số trước đây quá lạc quan. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng khoảng 150 triệu người hiện đang sống trên đất liền sẽ ở bên dưới đường thủy triều vào giữa thế kỷ này.
Bản đồ trước đây dự đoán về vùng đất bị chìm dưới nước vào năm 2050 (trái). Bản đồ theo nghiên cứu mới bên cạnh cho thấy phần cuối của Việt Nam sẽ chìm dưới nước khi thủy triều lên vào năm 2050.
Hơn 20 triệu người ở Việt Nam, gần dân số cả nước, đang sống ở vùng đất sẽ bị ngập lụt.
Theo nghiên cứu của Climate Central – một tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Mỹ – những dự đoán trên không tính đến sự tăng trưởng dân số trong tương lai hay tình trạng mất đất do xói mòn bờ biển.
TP Bangkok của Thái Lan cũng được dự đoán chìm dưới nước vào năm 2050.
Ngoài Việt Nam, nghiên cứu trên cũng chỉ ra một số thành phố của các quốc gia khác có nguy cơ bị ngập lụt vào năm 2050, trong đó có Bangkok của Thái Lan, Thượng Hải của Trung Quốc và Mumbai của Ấn Độ.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai.vn/The New York Times
'Lưới ma' - sát thủ đối với cá và các sinh vật trên biển Baltic
Các loài cá có thể bị thối vì bị mắc vào lưới những đoạn lưới cũ kỹ, rách nát bị ngư dân vứt đi hoặc cũng có thể là lưới tự đứt rách rồi trôi nổi trong làn nước.
Những tấm " lưới ma" được tìm thấy trên biển. (Nguồn: information.tv5monde.com)
Trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi, ông Pekka Kotilainen - một nhà khoa học thuộc Viện Môi trường Phần Lan, đang mải miết lọc bỏ rác hay các "lưới ma" đang trôi nổi trong làn nước biếc của Biển Baltic, một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, song lại đang có mức độ ô nhiễm cao.
Ông Kotilainen chia sẻ: "Cuối cùng thì chúng tôi thường tìm thấy cái gì đó giống như của tấm lưới đánh cá dài tới cả km." Đó là những đoạn lưới cũ kỹ, rách nát bị ngư dân vứt đi, hoặc cũng có thể là lưới tự đứt rách rồi trôi nổi trong làn nước, nhưng điều quan trọng là chúng vẫn còn nguyên khả năng "sát thủ" đối với cá và các sinh vật biển khác.
Theo ông, các loài cá vẫn có thể bị mắc vào những mảnh lưới này, không thể thoát ra và hậu quả là thối. Cả chim và động vật có vú sống dưới biển cũng có nguy cơ lâm vào tình trạng ấy.
Các cơ quan môi trường và thực phẩm thuộc Liên hợp quốc ước tính rằng "lưới ma" chiếm 1/10 tổng số chất thải nhựa tại các đại dương trên thế giới. Và chúng sẽ biến thành những chiếc bẫy, kể cả đối với những động vật lớn như cá heo và cá voi, khiến những loài vật này chết dần trong đau đớn.
Tìm và vớt "lưới ma" ra khỏi nước là công việc khó khăn vì nhiều người không thể quan sát rõ, theo đó có thể bị vướng vào đá hoặc thậm chí là đắm tàu dưới đáy biển. Tuy nhiên, nếu không cố công tìm kiếm, nhựa cấu tạo nên những tấm lưới này sẽ dần bị các dòng hải lưu bào mòn, qua đó giải phóng các vi hạt nguy hại vào hệ sinh thái.
Sau nhiều tháng nghiên cứu, các chuyên gia xác định một số khu vực ngoài khơi bờ biển phía Tây của Phần Lan, với truyền thống đánh bắt cá hồi và cá trích, là khu vực có vấn đề về "lưới ma." Chính quyền Phần Lan đã rất tích cực giải quyết tình trạng này trong nhiều năm qua.
Ông Kotilainen chính là thành viên trong nhóm đưa ra sáng kiến đầu tiên dọn sạch vùng biển ngoài khơi Phần Lan. Ông cho biết hai thuyền đánh cá đã được trang bị để "quét" đáy biển bằng cách sử dụng những "chiếc chổi" được thiết kế "mềm nhất có thể."
Trên biển, chiếc tàu đánh cá Kalkas sơn màu đỏ và trắng rung lắc mạnh trong gió Biển Baltic. Khi chiếc tàu di chuyển tới địa điểm phải làm vệ sinh, tàu sẽ đi chậm lại. Thủy thủ đoàn dùng tời để hạ thấp thiết bị vệ sinh dài 14m xuống đáy biển. Một cách từ từ nhưng chắc chắn, con tàu quây lại khu vực dọn dẹp và tiến hành công tác vệ sinh biển.
Theo ông Kotilainen, do có thời gian đóng băng lâu nên tình trạng đánh bắt cá và xả rác thải tại vùng biển Phần Lan cũng thấp hơn so với nước láng giềng Thụy Điển.
Trong khi đó, chuyên gia Markku Saiha thuộc Hiệp hội Ngư dân Phần Lan cho biết người dân cần phải nhận thức rõ hơn về tác động của "lưới ma." Ông nói: "Chúng tôi thường xuyên nhắc mọi người rằng rủi ro luôn luôn tồn tại nếu họ vứt lại lưới đánh cá của mình ở quần đảo hoặc trên bờ biển"./.
Thanh Phương
Theo vietnamplus.vn
Cực sốc với xác ướp Pharaoh có số phận chìm nổi nhất Ai Cập Sau khi qua đời, Ramesses I được chôn cất tại Thung lũng các vị vua. Ngôi mộ của ông được phát hiện bởi nhà khảo cổ Giovanni Belzoni năm 1817. Cuộc phiêu lưu của xác ướp pharaoh Ai Cập này bắt đầu không lâu sau đó. Trong số hàng chục xác ướp pharaoh Ai Cập từng được phát hiện cho đến nay, xác...