Miền Nam Việt Nam năm 1966 trong ảnh của lính Mỹ (2)
Các hoạt động của công binh Mỹ ở miền Nam Việt Nam năm 1966 đã được miêu tả khá chi tiết trong loạt ảnh này.
Một góc công trường xây cầu của công binh Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Hình ảnh nằm trong loạt ảnh về miền Nam Việt Nam năm 1966 do một lính Mỹ thực hiện, được đăng tải trên trang chia sẻ hình ảnh Picasa.
Chiếc cầu phao đang được lắp đặt.
Lính Mỹ ngâm mình dưới nước.
Cầu phao đã hoàn thành bên cạnh cây cầu chính đang thi công.
Xe tải của công binh Mỹ đi qua cầu phao.
Công trường xây dựng cầu nhìn từ máy bay.
Lính Mỹ di chuyển một đoạn cầu phao trên sông.
Khu cảng của quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Ca nô tuần tra của Mỹ trước giờ xuất bến.
Chiếc ca nô trên sông.
Lính Mỹ hành quân trên Quốc lộ 1.
Đoàn xe di chuyển qua một cây cầu.
Điểm khai thác đá làm đường của công binh Mỹ.
Công binh Mỹ xẻ gỗ.
Chân dung của tác giả bộ ảnh.
Chân dung của tác giả bộ ảnh.
Theo_Kiến Thức
Nga hiện đại hóa cầu pháo PMP Việt Nam có dùng
Bộ cầu phao PMP của Công binh Nga được hiện đại hóa sử dụng khung gầm xe vận tải kiểu mới Ural-53236.
Bộ cầu phao PMP của Công binh Nga được hiện đại hóa sử dụng khung gầm xe vận tải kiểu mới Ural-53236.
Trong những năm trở lại gần đây Quân đội Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị các dòng khung gầm xe tải đặc chủng Ural thế hệ mới nhằm thay thế cho mẫu xe tải Ural đã lỗi thời được phát triển từ thời Liên Xô. Lực lượng Công binh Nga cũng là một trong những binh chủng được trang bị các mẫu khung gầm Ural thế hệ mới trong đó có Ural-53236. Trong ảnh là tổ hợp cầu phao PMP được đặt trên khung gầm Ural-53236 của Công binh Nga.
Xe tải đặc chủng Ural-53236 hay phiên bản trước đó là Ural-5323 được hãng Ural đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1989. Nó cũng là mẫu khung gầm đặc chủng từng được thiết kế để tích hợp với tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir-S1. Trong ảnh xe tải Ural-53236 chở theo ca-nô công binh BMK-225 tham gia một đợt huấn luyện của Công binh Nga.
Ural-53236 8x8 có tải trọng khoảng 12 tấn và được trang bị động cơ diesel V8 YaMZ-238B có công suất 300 mã lực với tốc độ di chuyển tối đa là 85km/h. Trong khi đó mẫu cầu phao PMP có thể chịu được tải trọng khoảng 60 tấn.
Trong ảnh là xe chở ca-nô công binh BMK-225 và các mảng cầu phao PMP di chuyển đến địa điểm huấn luyện nằm dọc ven sông.
Và tùy theo độ rộng của từng con sông lực lượng Công binh Nga sẽ triển khai số xe PMP cho phù hợp.
Các xe Ural-53236 mang theo các mảng cầu phao PMP sẽ được tập kết đến dọc bờ sông trước khi chúng triển khai các mảng cầu phao này xuống nước.
Trong ảnh là các binh sĩ công binh Nga đang chuẩn bị những bước cuối cùng để triển khai cầu phao PMP.
Lần lượt những chiếc Ural-53236 sẽ được di chuyển xuống nước và chúng phải đạt được tới mức nước phù hợp trước khi thả các mảng cầu phao PMP.
Song song với việc triển khai các mảng cầu phao PMP, các xe Ural-53236 khác cũng bắt đầu thả những chiếc ca-nô công binh BMK-225 xuống nước.
BMK-225 sẽ có nhiệm vụ hổ trợ lai dắt và ghép những mảng cầu phao PMP lại với nhau sau khi chúng được triển khai.
Những mảng cầu phao PMP sẽ được bung ra sau khi chúng hoàn toàn xuống nước.
Ở một số vị trí Ural-53236 phải di chuyển ra mực nước khá sâu mới có thể thả các mảng cầu phao, tuy nhiên với hệ thống khung gầm được thiết kế khá cao nên Ural-53236 vẫn có thể di chuyển dễ dàng ở dưới nước.
Những chiếc Ural-53236 sau khi triển khai toàn bộ tổ hợp cầu phao PMP và ca-nô BMK-225.
Sau khi các đốt cầu phao PMP được ghép lại thành một chiếc cầu phao hoàn chỉnh những chiếc Ural-53236 sẽ được di chuyển qua bờ phía bên kia trước khi kết thúc một ngày huấn luyện.
Cận cảnh một chiếc Ural-53236 của Công binh Nga.
Hàng dài những chiếc Ural-53236 nối đuôi nhau vượt sông an toàn.
Sau khi được tháo dỡ các mảng cầu phao PMP sẽ được ca-nô BMK-225 lai dắt về gần bờ và đợi được những chiếc Ural-53236 thu hồi.
Mặc dù được thiết kế và đưa vào trang bị từ thời Liên Xô nhưng cầu phao PMP vẫn là một trong những phương tiện công binh phổ biến nhất trong Quân đội Nga hiện nay nhờ tính cơ động và dễ dàng triển khai của chúng. Đáng lưu ý là hiện nay Việt Nam cũng được trang bị bộ cầu pháo PMP.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Cầu cơ giới tự hành hạng nặng TMM-3M độc đáo của Việt Nam TMM-3M là loại cầu cơ giới tự hành khá độc đáo, chuyên đảm bảo vượt sông suối và các khe nứt, thông đường cho các phương tiện binh khí kỹ thuật hạng nặng bánh xích hoặc bánh lốp. Nhiệm vụ Hệ thống cầu cơ giới tự hành hạng nặng TMM-3M được thiết kế để bắc cầu phục vụ cơ động chiến đấu cho...