Miền Nam hối hả chạy bão
Dù thời tiết vẫn còn nắng nhưng hàng ngàn người dân ở Cần Giờ, TP HCM đã được di dời đến các trụ sở kiên cố. Ở các tỉnh khác, loa phóng thanh được bố trí nhiều nơi liên tục thông báo về cơn bão số 13.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND thành phố đã có mặt tại huyện Cần Giờ từ sáng sớm để kiểm tra, chỉ đạo các ban nghành khẩn cấp triển khai các phương án phòng tránh, cấm các phương tiện ra khơi.
Theo ghi nhận của VnExpress, đến 14h chiều nay, thời tiết tại Cần Giờ vẫn còn nắng, chưa có dấu hiệu bão. Tuy nhiên, công tác ứng phó với bão tại huyện giáp biển của TP HCM rất khẩn trương. Loa phóng thanh được bố trí nhiều nơi thông báo liên tục về tình hình bão để người dân biết thông tin.
Tại bến tàu Đông Hòa, hàng trăm tàu cá của ngư dân đã vào bến neo đậu. “Từ 18h ngày 5/11 đã cấm xuất bến đối với các tàu đánh bắt cá. Đến sáng nay, có 1.353 tàu cá, trong đó 40 tàu đánh bắt xa bờ đã vào bến neo đậu”, Phó chủ tịch huyện Cần Giờ Lê Văn Thơm cho biết.
Trường THPT Cần Thạnh thông báo cho học sinh nghỉ đồng thời đón dân tránh bão đến tạm trú.
Video đang HOT
1.605 người dân ở xã đảo Thạnh An di dời vào ở các Nhà văn hóa Thiếu Nhi, trường học, bệnh viện… ở thị trấn Cần Thạnh. Ngoài ra, còn có 2.000 người ở các khu vực nguy cơ sạt lở, gần biển của 6 xã và thị trấn cũng được đưa đến nơi an toàn.
Người dân được bố trí chỗ tạm lánh và được chính quyền địa phương chăm lo bữa ăn miễn phí, các y bác sĩ được huy động để phục vụ bà con khi có trường hợp bị bệnh đột xuất.
“Đến thời điểm này chúng tôi đã hoàn thành khâu bố trí hậu cần để lo ăn uống, dịch vụ, y tế, cung cấp khoảng 800 chiếc mền cho người dân, máy phát điện cũng đã sẵn sàng để dự phòng sự cố xảy ra”, ông Lê Văn Thơm, Phó chủ tịch huyện Cần Giờ nói.
Từ trước đến nay, người dân Cần Giờ nhiều lần oằn mình đón bão. Trong đó thiệt hại nặng nhất là cơn bão số 5 – Linda năm 1997, cơn bão số 9 – Durian năm 2006 và mới đây là cơn bão số 1- Pakhar đầu năm 2012.
“Đây là lần thứ hai chạy bão, tôi rất lo lắng cho tài sản, đồ đạc ở nhà. Hy vọng cơn bão lần này sẽ không mạnh”, cụ Nguyễn Thị Nên, 88 tuổi nói.
Theo VNE
Cần Giờ đang có mưa rất to
Khoảng 16h 20 chiều 6/11, tại huyện Cần Giờ đang có mưa rất to, gió cũng đã bắt đầu mạnh lên tại bờ biển Cần Thạnh.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện Cần Giờ về tình hình công tác triển khai biện pháp phòng, chống, ứng phó với cơn bão số 13 đã cơ bản được hoàn tất. Tính đến nay, trên toàn huyện di dời 2.154 người, chằng chống được 183 căn nhà. Về lương thực thực phẩm, huyện Cần Giờ đảm bảo lượng lương thực, thực phẩm, nước uống gồm 33 tấn gạo, 1.000 thùng gói, 37.000 lít nước uống.
Người dân chằng chống nhà cửa
Cắt tỉa cây xanh
Ủy ban nhân dân huyện cũng đã chỉ đạo Phòng Giáo dục huyện cho học sinh nghỉ học từ sáng nay. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án huy động lực lượng tại chỗ, tổ chức chằng chống công trình xây dựng, che chắn, bảo quản trang thiết bị, tài sản để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Xe đưa cơm đến cho các hộ dân tránh trú bão
Bờ biển Cần Thạnh đang có mưa lớn
Đến 15 giờ chiều nay 6/11, công tác di dời dân, hướng dẫn tàu thuyền vào nơi trú bão tại huyện Cần Giờ đã cơ bản được hoàn tất, nhiều hộ dân vẫn đang khẩn trường chằng chống nhà cửa để đối phó với bão số 13.
Trong các khu dân cư cũng bắt đầu xuất hiện mưa to
Theo ghi nhận của PV Dân trí, khoảng 16h 20 các tuyến đường tại thị trấn Cần Thạnh đã bắt đầu vắng người qua lại, mưa rất to. Nhiều nhà dân ven biển đã đóng cửa vào các trung tâm huyện để tránh trú bão, một số nhà hàng ven biển đã hoàn tất công tác cắt cành cây, gia cố nhà cửa để đón bão.
Theo Dantri
Sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 13 Không khí chống bão đã phủ kín tất cả các tỉnh thành phía Nam. Cơn bão cuối mùa đột ngột quặt hướng đổ vào Nam Bộ cùng lúc với triều cường, được dự báo sẽ có diễn biến rất phức tạp. Người dân huyện Cần Giờ ứng phó với bão TPHCM: Khẩn trương triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão...