Miễn mọi loại thuế cho ôtô Việt kiều về nước làm việc
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về định mức hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế.
Quyết định này nêu rõ, đối với xe ôtô, xe môtô đã qua sử dụng thuộc sở hữu của cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, được miễn mọi loại thuế nhập khẩu 1 xe ôtô, 1 xe môtô, nhưng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Sẽ miễn mọi loại thuế cho ôtô Việt kiều về nước làm việc.
Đối với xe ôtô (đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng) của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ 1 năm trở lên theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam nhập khẩu để sử dụng trong thời gian làm việc tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng 1 xe ôtô.
Xe ôtô đã qua sử dụng phải đảm bảo có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Chủ xe phải tái xuất xe ôtô khi kết thúc thời gian làm việc tại Việt Nam, trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì phải nộp thuế và thực hiện theo quy định của pháp luật đối với xe ôtô nhập khẩu đã qua sử dụng.
Chủ xe phải tái xuất xe ôtô khi kết thúc thời gian làm việc tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, trường hợp cần gửi lại xe ôtô để sử dụng trong đợt làm việc tiếp theo, chủ xe phải có giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước Việt Nam đã mời về nước làm việc.
Theo NTD
Cách tính trợ cấp thôi việc đối với người lao động
Theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi họ thôi việc.
Video đang HOT
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 2012 có quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm:
"Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động.
Cách tính trợ cấp thôi việc đối với người lao động
Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp: Tiền trợ cấp thôi việc
=
Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc
X
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc
X
1/2
Trong đó:
- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc: Theo điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 quy định, "thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc"
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc: Khoản 3 Điều 48 Luật lao động 2012 quy định: "Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc."
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
4. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
a) Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;
b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;
c) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
6. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Khoản 3 thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Trong đó, thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 34 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Xuất khẩu lao động sang Ả rập Xê út: Nhiều lao động có tâm lý "đi thử" "Từ tháng 6, Bộ LĐ-TB&XH và Đại sứ Ả rập Xê út tại Việt Nam đã thống nhất chỉ cấp visa cho người lao động đi làm việc thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sau khi có trả lời thẩm định hợp đồng cung ứng lao động của Cục Quản lý lao động Ngoài nước". Ông Phạm Viết Hương -...