Miền gái đẹp đất Chín Rồng: Những bà hoàng bên dòng sông Tiền
Đất Tiền Giang thời nhà Nguyễn có đến 2 hoàng hậu cùng sinh ra ở Gò Công là bà Từ Dũ và Nam Phương Hoàng hậu. Trước giải phóng, Tiền Giang có đến 2 “đệ nhất phu nhân” chia đều cho 2 miền.
Đức quốc mẫu nhân từ
Đầu thế kỷ 19, tại một gò đất heo hút ven sông có tên Giồng Sơn Quy (nay thuộc xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang), một bé gái oe oe cất tiếng khóc chào đời. Dù sinh ra trong gia đình có học, cha thi đỗ Tam Trường làm quan triều đình, nhưng cô bé Phạm Thị Hằng vẫn sống cùng mẹ ở vùng quê nghèo Gò Công. Ai cũng nghĩ rằng cô bé lớn lên sẽ chỉ biết thêu thùa may vá, cùng lắm là biết đọc, biết viết, rồi sau phải thuận theo đạo lý “tam tòng tứ đức”. Không một ai có thể ngờ rằng chỉ vài thập kỷ sau, cô gái này lại là bậc mẫu nghi suốt 8 đời vua.
Thôn nữ đất Gò Công, Tiền Giang.
Từ nhỏ, bà đã nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, hiếu hạnh, làu thông kinh sử. Đến năm 1824, cô thôn nữ 14 tuổi được triệu vào hầu Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, sau là Vua Thiệu Trị. Sau khi sinh được 2 công chúa, năm 1829, bà sinh người con thứ ba là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
Video đang HOT
Năm 1847, Vua Thiệu Trị mất, Hồng Nhậm được chọn nối nghiệp, tức Vua Tự Đức. Thọ 93 tuổi, Thái hậu Từ Dũ đã có gần 80 năm trên đỉnh cao quyền lực, nhưng lại là người cần kiệm và rất mực thương dân. Hiện ở Huế còn lưu truyền bài vè dài 700 câu ca ngợi công đức của bà. Các sử gia triều Nguyễn không tiếc lời ca ngợi bà. Vua Tự Đức đã viết hẳn cuốn sách “Từ Huấn Lục” ghi lại những lời mẹ dạy. Bệnh viện phụ sản lớn nhất nước hiện nay (Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM) mang tên bà.
Hoàng hậu cuối cùng
Hơn 100 năm sau ngày sinh của bà Từ Dũ, năm 1914 cũng tại đất Gò Công, một cô gái tên Nguyễn Hữu Thị Lan chào đời. Cô gái này là con ông Nguyễn Hữu Hào – một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ.
Ông ngoại của cô là ông Lê Phát Đạt (huyện Sĩ), một trong 4 người giàu nhất Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Với tố chất thông minh của cô tú tài “Tây học” (bà học tại Trường Couvent Des Oiseaux – trường nữ danh tiếng ở Paris) cùng vẻ đài các của con gái một điền chủ giàu có bậc nhất Nam Kỳ, bà đã làm cho Bảo Đại – vị vua nổi tiếng phong lưu ngây ngất ngay từ lần gặp đầu tiên. Bà từng 3 lần đoạt ngôi Hoa hậu Đông Dương…
Đúng 110 năm sau ngày bà Từ Dũ nhập cung hầu Vua, năm 1934, Nguyễn Hữu Thị Lan kết hôn cùng Bảo Đại và được phong tước “Nam Phương Hoàng hậu” đúng một ngày sau lễ thành hôn. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Bảo Đại thoái vị, Nam Phương Hoàng hậu trở thành thường dân. Ngày 17.9.1945, TP.Huế phát động “Tuần lễ vàng”, bà là người đầu tiên đến bên bàn lễ trải khăn đỏ, tháo tất cả nữ trang trên mình ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời. Một năm sau, bà và các con sang Pháp và mất khi mới 49 tuổi do bị cảm.
“Đệ nhất phu nhân” bình dị
Tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang có một di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh được công nhận vào năm 2000. Đây là ngôi nhà nơi Bác Tôn Đức Thắng ở và hoạt động cách mạng tại Tiền Giang. Ngôi nhà này là nơi sinh cô giáo Đoàn Thị Giàu (sinh năm 1898) – tức “đệ nhất phu nhân” của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng sau này.
Cũng tại đất Tiền Giang, thời chiến tranh còn có một “đệ nhất phu nhân” của cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu là bà Nguyễn Thị Mai Anh. Tài liệu ghi lại bà là một phụ nữ xinh đẹp và có học. Bà Mai Anh là con gái thứ 7 trong một gia đình có 10 người anh em, có nghề y truyền thống nổi tiếng ở thành phố Mỹ Tho. Sau giải phóng, bà sang sống ở Mỹ và không thấy tài liệu nào nói về bà.
Vì công việc cách mạng, lại bị thực dân Pháp truy lùng, nhà cách mạng Hai Thắng liên tục thay đổi địa bàn hoạt động. Năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt giam đày đi khổ sai ngoài Côn Đảo. Bà một mình tần tảo nuôi 3 đứa con (2 gái, 1 trai), trôi dạt tận Nam Vang bán hàng rong… Đứa con trai bị bệnh mất trong cảnh nghèo.
Năm 1945, Bác Tôn ra tù, chỉ ghé thăm vợ con đúng 1 ngày sau 16 năm ly biệt, rồi vội vã lên đường công tác. Đầu năm 1946, Bác Tôn lên đường ra Hà Nội nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của Chính phủ cùng với 2 con (đã lớn, tham gia công tác), không kịp chia tay vợ. Ở lại quê nhà, bà vào chiến khu tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp với biết bao gian khổ, hiểm nguy. Ngày con gái lấy chồng ở Chiến khu Việt Bắc, bà không có bên cạnh.
Khi đã 56 tuổi, bà Đoàn Thị Giàu ra Hà Nội làm “phu nhân” Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (từ năm 1969, sau khi Bác Hồ qua đời), nhưng bà cùng các con vẫn sống cuộc sống bình dị như nhiều người dân Hà Nội trong điều kiện chiến tranh. Bà còn là người chịu thiệt thòi lớn khi không kịp trở về quê hương trong ngày vui đại thắng – bà mất năm 1974.
Theo Dân Việt
Đồng Tháp nhức nhối nạn khai thác cát
Việc khai thác cát trái phép tại thượng lưu sông Tiền đã làm sạt lở và cuốn trôi nhiều nhà cửa của các hộ dân.
Tàu hút cát hoạt động trên sông Tiền.
Đất đai, nhà cửa của hàng chục hộ dân ở 2 xã Long Khánh A và Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vừa bị nước cuốn trôi do việc khai thác cát ở thượng lưu sông Tiền.
Việc khai thác cát tại 2 xã cù lao Long Khánh A và Long Thuận diễn ra từ 10 năm trước và tình trạng sạt lở cũng bắt đầu từ đó. Đến năm 2006-2007, sạt lở xảy ra đồng loạt tại nhiều nơi, cuốn trôi nhiều mảnh đất trồng rẫy, hoa màu của người dân ven sông Tiền. Khi đó, người dân phản ứng quyết liệt và kết quả là việc khai thác cát đã bị tạm ngưng.
Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây, nhiều xáng cạp, xáng gào dây lại vào đây tiếp tục khai thác cát, khiến bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng./.
Theo VOVnew
Đại sứ ẩm thực Gò Công cách đây khoảng 180 năm Chuyến đi xa nhất đầu tiên của mắm tôm chua Gò Công chắc là chuyến ra Huế theo nỗi nhớ của bà Từ Dụ Phạm Thị Hằng cách đây xấp xỉ khoảng 180 năm. Nhờ đó người dân đất Thần kinh mới biết đến ẩm thực Gò Công. Phải chăng cũng chính qua vị đại sứ ẩm thực của Gò Công này mà...