Miền đông Ukraine trưng cầu trong lửa đạn
Ngày 11.5, hơn 7 triệu cử tri của 2 tỉnh miền đông Ukraine là Donetsk và Lugansk được kêu gọi bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu về tuyên bố độc lập.
Theo tờ Le Monde, khoảng 1.200 phòng phiếu đã được mở ở 12 thành phố của 2 tỉnh trên. Dự kiến kết quả sơ bộ sẽ có vào sáng nay 12.5. Đại diện lực lượng chống chính quyền Kiev ở Donetsk và Lugansk cho biết có hàng chục ngàn “tình nguyện viên” được huy động để “giữ trật tự”. Cử tri sẽ trả lời câu hỏi được in bằng tiếng Ukraine và tiếng Nga: “Bạn có đồng ý việc Cộng hòa nhân dân Donetsk/Lugansk được độc lập hay không?”.
Trả lời Đài BBC, người điều phối công tác tổ chức Roman Lyagin cho biết các máy in được đặt ở trụ sở các cơ quan hành chính địa phương hiện do phe chống đối kiểm soát từ đầu tháng 4 đã hoạt động 24/24 trong 2 tuần qua để kịp phục vụ cuộc trưng cầu. Như lo ngại của giới quan sát, cuộc trưng cầu tiếp tục khiến xung đột tại Ukraine thêm căng thẳng. Từ đêm 10.5 đến rạng sáng qua, quân đội nước này không ngừng nã đạn vào thành phố Slavyansk (tỉnh Donetsk), mục tiêu hàng đầu của chiến dịch “chống khủng bố” do Kiev phát động.
Video đang HOT
Các tay súng thân Nga cho biết sáng 11.5, làng Andriivka ở cửa ngõ phía nam của Slavyansk đã bị tấn công bằng đạn cối trong khi nhiều loạt súng trường nổ ra tại khu vực trung tâm. RIA-Novosti dẫn thông tin từ phe chống đối khẳng định việc bỏ phiếu ở một số địa phương khác của Donetsk và Lugansk gặp trở ngại do các đợt tấn công quân sự “mang tính phá hoại”.
Theo Le Monde, khác với Crimea, ngay cả khi được cử tri ủng hộ, cả hai “cộng hòa nhân dân” Donetsk và Lugansk vẫn thuộc Ukraine nhưng trở thành thực thể tự trị. Tuy nhiên, nếu sau đó Kiev không thực hiện cải cách để giảm quyền trung ương, tăng quyền địa phương, phe chống đối không loại trừ khả năng đề nghị sáp nhập vào Nga. Việc 2 tỉnh này thành lập “cộng hòa nhân dân” cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc bầu cử tổng thống trong 2 tuần tới, điều được chính phủ lâm thời Ukraine xem là điều kiện để giải quyết khủng hoảng. AFP ngày 11.5 dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố: “Cuộc trưng cầu ngày 11.5 được tổ chức và tài trợ bởi Điện Kremlin không có giá trị gì về mặt pháp lý. Những kẻ tổ chức trò hề này đã vi phạm hiến pháp và luật pháp Ukraine”.
Nghi vấn 400 lính đánh thuê Mỹ tại Ukraine Tờ Bild am Sonntag của Đức dẫn nguồn tin tình báo nói có khoảng 400 lính đánh thuê của Công ty an ninh tư nhân Mỹ Academi (tên cũ là Blackwater) đang tham gia chiến dịch “chống khủng bố” cùng cảnh sát và quân đội Ukraine tại miền đông nước này, đặc biệt là ở Slavyansk. Theo Bild am Sonntag, thông tin nói trên do Cơ quan Anh ninh quốc gia Mỹ (NSA) thu thập được và cung cấp cho tình báo Đức. Blackwater từng chịu rất nhiều tai tiếng và bị quân đội Mỹ cắt hợp đồng sau một vụ xả súng vào dân thường ở Iraq năm 2007.
Theo TNO
Biểu tình rầm rộ tại Ukraine
Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trên khắp nước Ukraine trong ngày 9.3 tiếp tục làm tăng nhiệt cuộc khủng hoảng tại nước này.
Những nhà hoạt động thân Nga và cảnh sát khống chế một người biểu tình thân Ukraine sau cuộc đụng độ tại thành phố Sevastopol ở Crimea - Ảnh: AFP
Phần lớn những cuộc biểu tình nói trên được tổ chức với lý do "chính thức" là kỷ niệm ngày sinh của thi hào Taras Shevchenko (1814 - 1861), biểu tượng của thi ca và văn hóa Ukraine. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là dịp để chính phủ lâm thời Ukraine khẳng định chủ quyền với Nga, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao hai nước đang sứt mẻ nghiêm trọng. Tại đợt xuống đường ở thủ đô Kiev ngày 9.3, AFP dẫn lời quyền Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk tuyên bố: "Nga và tổng thống của họ cần biết đây là lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi sẽ không để mất một tấc đất". Ngoài ra, ông Yatseniuk cũng nhận định Mỹ và Anh, với một thỏa thuận ký năm 1994, sẽ đảm bảo nền độc lập cho Ukraine. Tuyên bố lần này rất cứng rắn so với những phát biểu gần đây của quyền Thủ tướng Ukraine, vốn luôn khẳng định "hy vọng một giải pháp chính trị" cho khủng hoảng tại Crimea. Hôm qua, ông Yatseniuk cũng thông báo sẽ đến Washington trong tuần này để thảo luận với chính phủ Mỹ.
Khác với không khí khá "êm ả" ở Kiev, những cuộc biểu tình tại các vùng khác của Ukraine đã diễn ra trong căng thẳng, đặc biệt ở Crimea và các thành phố miền đông. Tại một số thành phố miền đông và đông nam Ukraine như Donetsk, Kharkov, những người ủng hộ Kiev cũng tập trung nhân "ngày của thi hào Shevchenko". Còn tại thành phố Sevastopol ở Crimea, đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình thân Nga với người biểu tình ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraine. Khoảng 200 người đã tập trung ở quận gần khu trung tâm Sevastopol để phản đối Moscow. Những người biểu tình thân Nga quá khích đã dùng gậy gộc đập phá xe hơi và một số khu nhà mà họ cho là thuộc sở hữu của đảng cực hữu Khu vực cánh hữu. Hiện vẫn chưa rõ các vụ đụng độ nói trên có dẫn đến thương vong hay không.
Trong khi đó, tình hình tại Crimea tiếp tục căng thẳng sau khi nghị viện địa phương ngày 6.3 ra sắc lệnh ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. Theo tờ Le Figaro, hôm qua, chính quyền vùng này đã giới thiệu một nhóm binh sĩ như "lực lượng quân sự tương lai". Cùng ngày, giới chức Ukraine thông báo các tay súng thân Nga đã chiếm trạm biên phòng Tchernomorskoye của Ukraine ở phía tây Crimea. Trước đó, lực lượng biên phòng của Ukraine cho biết một máy bay trinh sát của nước này bị bắn khi bay vào gần Crimea nhưng không ai bị thương. Ngoài ra, ngày 8.3, đoàn quan sát viên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) lần thứ 3 liên tiếp bị ngăn không cho vào Crimea. AFP dẫn nguồn tin từ OSCE cho biết các tay súng "lạ" còn bắn chỉ thiên để bắt buộc đoàn quay về.
Cũng trong cuối tuần qua, lãnh đạo đảng Khu vực cánh hữu Dmytro Yarosh tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Ukraine. Ông Yarosh, 42 tuổi, là người nổi tiếng chống Nga rất quyết liệt. Đảng Khu vực cánh hữu cũng bị xem là một nhân tố quan trọng làm bạo lực bùng phát dữ dội tại thủ đô Kiev hồi tháng 2. Moscow cáo buộc ông Yarosh kêu gọi thủ lĩnh phiến quân Chechnya Dokka Umarov tấn công khủng bố nước Nga nên đã ra lệnh truy nã. Do đó, việc lãnh đạo đảng cực hữu trở thành ứng viên tổng thống Ukraine càng khiến nỗ lực tìm giải pháp cho căng thẳng ngoại giao giữa Kiev - Moscow thêm khó khăn. Các nhà lãnh đạo Nga, Mỹ và nhiều nước EU đã liên tục gặp gỡ, điện đàm trong những ngày qua. Các bên đưa ra đủ mọi luận điểm, từ "hy vọng giải pháp ngoại giao" đến đưa ra các biện pháp trừng phạt nhưng vẫn chưa đạt kết quả đáng chú ý.
Lan Chi
Theo TNO
Crimea đòi nhập vào Nga Ngày 6.3, cơ quan lập pháp của Cộng hòa tự trị Crimea (Ukraine) đã thông qua sắc lệnh ủng hộ tái sáp nhập vào Nga. Các binh sĩ thân Nga tại một căn cứ của quân đội Ukraine - Ảnh: AFP AFP ngày 6.3 dẫn thông cáo của Điện Kremlin xác nhận chính quyền Crimea đã gửi đề xuất đến Moscow về vấn...