Miền đất võ Bình Định hấp dẫn du khách quốc tế
Hàng trăm năm trước, Bình Định từng là cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam. Miền đất võ này hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Từ lâu, Bình Định được mệnh danh là miền đất võ huyền thoại. Du khách quốc tế và những người yêu võ cổ truyền về đây thăm các di tích lịch sử văn hóa, các làng võ nổi tiếng dệt nên bao huyền thoại để cảm nhận tình yêu và sức hấp dẫn của võ cổ truyền dân tộc Việt Nam. Ảnh: NS Đào Tiến Đạt.
Định kỳ 2 năm, Bình Định tổ chức Liên hoan quốc tế võ cổ truyền nhằm bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh, qua các kỳ Liên hoan quốc tế võ cổ truyền, Việt Nam thiết lập mối quan hệ để giao lưu, kết nối tình đoàn kết để cùng phát triển, truyền bá tinh hoa võ đạo cổ truyền dân tộc; đồng thời giới thiệu hình ảnh quê hương Bình Định đến với bạn bè quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển du lịch.
Các đoàn võ thuật trong nước, quốc tế đến giao lưu võ thuật ở chùa Thiên Hưng (Thị xã An Nhơn) – ngôi chùa nổi tiếng ở Bình Định.
Đoàn võ thuật thuộc môn phái Tinh võ đạo (Nga) thực hiện nghi thức bái sư ở chùa Long Phước (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), thể hiện tấm lòng “tôn sư trọng đạo” – nét đẹp văn hóa tốt đẹp của võ cổ truyền Việt Nam.
Du khách đến với mỗi làng võ hay về các võ đường Bình Định được nghe các võ sư kể về lịch sử hình thành và phát triển võ cổ truyền, chiêm ngưỡng những đường roi, bài quyền tuyệt kỹ tinh hoa võ cổ truyền.
Video đang HOT
Các võ sinh đến từ nước Nga nhập môn võ cổ truyền ở chùa Long Phước.
Tham quan các võ đường ở “miền đất võ”, du khách có thể chiêm ngưỡng màn nhào lộn hay múa binh khí diễn võ cổ truyền đẹp mắt.
Trong khuôn khổ Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VI – 2016, liên tục những ngày qua, các đoàn võ thuật trong nước, quốc tế biểu diễn, giao lưu võ cổ truyền đã thu hút hàng nghìn du khách về miền đất võ tham quan.
Các phái võ khắp nơi trên thế giới hội tụ về Bình Định suy tôn Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ là Tổ sư môn võ cổ truyền Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, võ cổ truyền ở địa phương này không ngừng được chọn lọc, nâng cao, hội tụ các giá trị tinh hoa võ học dân tộc và thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.
Võ sư Đồng Văn Hùng, Võ phái Tráng sĩ đạo (Vương Quốc Bỉ) diễn võ cổ truyền bên bãi biển Quy Nhơn. “Người phương Tây thích tập luyện, trau dồi võ cổ truyền Việt Nam, vì trong từng động tác hàm chứa sức sống kỳ diệu, nghị lực mạnh mẽ, đặc biệt quan trọng vấn đề đạo đức. Hiện, nhiều võ sư của môn phái đang phát triển, truyền dạy môn võ cổ truyền Việt Nam tại nhiều trường đại học ở Pháp, Algeria, Bỉ…”, võ sư chia sẻ.
Môn sinh môn phái Tiểu Long Đường (Pháp) múa kiếm. Theo các võ sư, võ sinh môn phái này, võ cổ truyền Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhiều võ sinh các nước châu Âu vì lối đánh uyển chuyển mềm mại, dùng nhu chế cương, dùng sức địch đối địch chứ không tốn nhiều sức lực.
Các võ sư, võ sinh quốc tế múa binh khí bên những gành đá tuyệt đẹp bên phố biển Quy Nhơn. “Chúng tôi vượt đường xa đến Bình Định là để được hướng về cội nguồn của võ cổ truyền Việt Nam. Mọi người có cơ hội kết bạn, giao lưu võ thuật với nhiều môn phái ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cảm xúc ấy thật tuyệt vời, ai cũng hạnh phúc vì được hội ngộ về miền đất võ tôn sư trọng đạo”, ông Ryabov Valeriy – Trưởng đoàn võ thuật Nga nói.
Các võ sư, võ sinh môn phái Tiểu Long Đường(Pháp) múa ninh khí diễn võ cổ truyền trên gành đá Bãi Xép – một trong những địa điểm du lịch hoang sơ nổi tiếng ở phố biển Quy Nhơn. “Chúng tôi đến Bình Định giao lưu, học hỏi võ cổ truyền không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hiểu thêm về truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam. Đến giao lưu võ thuật, thăm các di tích nơi đây, tôi đều ghi lại hình ảnh lưu niệm để khi về nước giới thiệu với người thân, bạn bè về môn võ cổ truyền độc đáo ở miền đất sâu đậm tinh thần thượng võ này”, ông Krim Lakbir, người Mococco, thuộc môn phái Tây Sơn Bình Định thổ lộ.
Theo Zing News
Chàng trai 9x chia sẻ lịch trình Điệp Sơn 3,5 triệu đồng
Trong 4 ngày, chàng trai đến từ Hà Nội đã khám phá các điểm đến nổi tiếng của Phú Yên cùng nhiều đặc sản thơm ngon với giá hợp túi tiền sinh viên.
Bùi Hoàng Hải, sinh năm 1994, hiện là sinh viên ở Hà Nội. Anh vừa thực hiện chuyến du lịch Phú Yên cùng bạn gái Trương Thị Ngọc Thu, kéo dài 4 ngày, từ đêm 27/6 đến 1/7. Anh cho biết do mua vé máy bay sát ngày nên khá đắt, với 1,5 triệu đồng một người. Nếu săn được vé giá rẻ của Vietjet hoặc Jetstar thì chi phí chỉ khoảng 400.000 - 500.000 đồng.
Trong lịch trình khám phá Phú Yên, Điệp Sơn là điểm đến được đôi bạn trẻ mong chờ nhất. Đây hòn đảo có đường đi giữa biển, nối liền 3 đảo mà thời gian gần đây rất nổi tiếng với tên gọi "con đường dưới mực nước biển".
Tuy nhiên, ngoài Điệp Sơn, Hải và Thu cũng không bỏ qua cơ hội thăm thú các điểm đến tuyệt đẹp khác của Phú Yên như bãi Xép, bãi Long Thủy, tháp Nhạn... Các nơi này được cả hai gói gọn tham quan ngay trong ngày đầu tiên.
Ở Phú Yên các địa điểm vui chơi cách nhau khoảng 15 đến 40 km. Do đó, Hải và bạn gái chọn di chuyển bằng xe máy và tìm đường bằng Google Maps, hỏi người dân. Giá thuê xe máy là 125.000 đồng một ngày.
Ngày thứ 2, Hải chọn đi gành Đá Đĩa, hải đăng Gành Đèn, đầm Ô Loan, hải đăng Đại Lãnh - Mũi Điện, Bãi Môn. Đây là một hành trình dài với tổng quãng đường khoảng 100 km, do đó cần tính toán thời gian và chương trình thật kỹ. Phí tham quan gành Đá Đĩa là 10.000 đồng, gửi xe 5.000 đồng.
Có hai hướng để bạn lựa chọn qua đêm, một là tại hải đăng để đón bình minh, hai là chơi ở hải đăng rồi tiến về xã Đại Lãnh - Vạn Ninh - Khánh Hoà tìm nhà nghỉ. Với đôi 9x, họ chọn qua đêm tại khu vực hải đăng để đón ánh bình minh sớm nhất Việt Nam. Bạn có thể ngủ tại tháp hải đăng rồi ra Mũi Điện đón mặt trời. Chỗ ngủ tại đây là 80.000 đồng một người, phí tham quan hải đăng là 10.000 đồng. Tuy nhiên, Hải chọn ngủ và ăn cơm ở một gia đình tại Bãi Môn, dưới chân hải đăng, để sáng sớm hôm sau ra Đèo Cả, chụp ảnh mặt trời mọc bên ngọn hải đăng. Giá ngủ đêm là 40.000 đồng một người.
Đảo Điệp Sơn là điểm đến của ngày thứ 3, ngoài các nơi khác như Đại Lãnh, Vũng Rô. Tàu gỗ ra đảo cả đi lẫn về giá 450.000 đồng, chở được 4 người, đi mất 15 phút.
Ngày thứ 4, Hải tranh thủ thăm thú các danh thắng khác, tuy không quá nổi tiếng nhưng rất đẹp như nhà thờ Măng Lăng, cầu gỗ Tuy An.
Ngày cuối cùng khá thư thả nên hai bạn quyết định quay trở lại hải đăng Gành Đèn để chụp ảnh. Chiều về thành phố, đi hết cầu Hùng Vương rồi hỏi người dân đường ra bãi rêu Xóm Rớ - kè chắn sóng rộng và đẹp, đón hoàng hôn, nếu thích có thể tắm thêm lần nữa.
Thưởng thức ẩm thực là trải nghiệm không thể bỏ qua tại mỗi điểm đến. Món mắt cá ngừ đại dương được anh giới thiệu nằm trên đường Lê Duẩn, Tuy Hòa. Anh cho biết mình bị nghiện món này.
Theo VNExpress
Đẹp mê hoặc 'cung đường biển gọi' Quy Nhơn - Sông Cầu Cung đường biển gọi Quy Nhơn - Sông Cầu mê hoặc lòng người bởi sự hòa hợp tuyệt đẹp của thiên nhiên giữa biển cả, núi rừng, dừa xanh, đồng lúa và trời mây. Đường Quy Nhơn - Sông Cầu (còn gọi là quốc lộ 1D) nối liền hai tỉnh Bình ịnh - Phú Yên. Tuyến đường này khởi đầu từ cầu Sông...