Miền đất uy linh
Những cơn mưa đầu mùa đã chen ngang để giải nhiệt cho cái nắng hè chói chang trải dài trên dãy Thất Sơn hùng vĩ trong suốt nhiều tháng liền.
Những đỉnh núi mờ ảo trong sương, những vách đá cheo leo, những thảm rừng xanh thăm thẳm mở ra trước tầm mắt của mọi người là một không gian của mảnh đất thiêng gắn với lịch sử hào hùng.
Một góc không gian của Khu du lịch điện mặt trời An Hảo.
Cảnh sắc của Bảy Núi hiên ngang đã thay đổi qua 45 năm sau giải phóng và sắp tới đây một cuộc sống mới đang lật sang trang ở một giai đoạn phát triển thật rực rỡ để xứng tầm với tên gọi Miền đất anh hùng.
Miền đất tạo ra từ sức mạnh của uy linh và tình dân tộc
Càng khó khăn thì càng phải nỗ lực bằng mọi cách nhằm khai thác tiềm năng vô tận từ điều kiện bất lợi để xây dựng những hình ảnh tốt đẹp về mảnh đất con người Bảy Núi kiên trung thuần hậu. Nhắc nhớ ấn tượng đẹp lan tỏa mạnh mẽ khắc họa sâu sắc trong lòng du khách. Đấy là lời tuyên thệ vững chắc của Đảng bộ và chính quyền nhân dân địa phương. Tất cả đều được minh chứng một cách thuyết phục bởi sự đổi thay kỳ diệu đang từng ngày diễn ra nơi này.
Đã không còn xa lạ với hình ảnh từng đoàn xe du lịch chở khách từ khắp nơi nối tiếp nhau trên con đường 948 thênh thang rộng mở. Tất cả như một lời mời chào thật lý tưởng vẫy gọi mọi người đến tận hưởng hương núi – sắc rừng Thất Sơn huyền bí. “ Mỗi năm, Tịnh Biên đón hàng triệu lượt người đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tịnh Biên nay đã có thêm nhiều công trình tầm cỡ ở vùng bán sơn địa Núi Cấm càng tạo nên sự độc đáo cho mảnh đất anh hùng. Tỉnh lộ 948, vốn được xem là giao thông huyết mạch được nâng cấp hoàn chỉnh đã mang đến sự tiện lợi hơn cho mọi người“, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên, Nguyễn Thành Huân lạc quan cho biết.
Với phong cảnh non nước hữu tình cùng những huyền thoại linh thiêng vùng Bảy Núi, Tịnh Biên đang sở hữu tiềm năng lớn về du lịch (DL) và giá trị nền của truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và tinh thần yêu nước.” Chúng tôi mong muốn rằng, những ai khi đến với Tịnh Biên sẽ ở lại lâu hơn để chia sẻ niềm vui với thành quả của người dân trong hành trình cùng nhau phấn đấu xây dựng quê hương, chứ không đơn giản chỉ cúng viếng chùa chiền hay ăn vài món đặc sản rồi rời đi” – Ông Nguyễn Thành Huân khẳng định.
Video đang HOT
Thất Sơn bừng tỉnh
Những ai thường xuyên về thăm Bảy Núi sẽ thấy ấn tượng trước sự thay đổi quá đỗi diệu kỳ về phát triển du lịch của “phố núi miền tây” chỉ trong 3 năm trở lại đây. Hòa trong sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân là những giải pháp quyết liệt của chính quyền địa phương đã tạo nên một lực đẩy rất mạnh cho sự phát triển kinh tế của khu vực biên mậu.
“Tịnh Biên đang hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm các làng nghề. Đặc biệt tại đây có những công trình tầm cỡ là niềm tự hào của biên giới Tây nam. Lãnh đạo tỉnh có quyền đặt niềm tin cho Đảng bộ và chính quyền nhân dân Tịnh Biên một bước tiến dài trong nhiệm kỳ mới”, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhận định.
Kỳ quan Trúc bạch long vạn dặm.
Sức sống mới đang len lỏi khắp nơi trỗi lên màu chiến thắng trên mặt trận kinh tế, an ninh quốc phòng để chứng minh cho sự đổi thay trên đất Tịnh Biên anh hùng.
Nơi đây đang có sự bứt phá ngoạn mục từ khi có những nhà đầu tư chiến lược xuất hiện. Họ đến không chỉ góp phần kiến tạo một sức sống hoàn toàn mới cho địa phương mà còn sang trang cho đời sống xã hội. Nhà máy điện mặt trời, rừng Tràm Trà Sư, khu du lịch Núi Cấm, nhà máy nước khoáng An Hảo…. đã trở thành những điểm nổi bật thu hút hàng triệu du khách đến tham quan là những bằng chứng thực tế về sự đầu tư nghiêm túc ấy.
Định hướng phát triển của Tịnh Biên – nơi có dãy Thất Sơn nhuốm màu huyền thoại càng được nâng đỡ vững chắc từ môi trường đầu tư ngày càng khởi sắc của toàn tỉnh An Giang. Những tiềm năng lớn về du lịch và chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh này đã được ghi nhận là có sự bứt phá để có mặt trong TOP đầu các tỉnh thành trong cả nước thực hiện cải cách môi trường đầu tư tốt nhất. “Không địa phương nào bị bỏ lại phía sau mà tất cả cùng đồng hành trở thành điểm đến uy tín của dòng vốn đầu tư trong các lĩnh vực du lịch, bất động sản, đô thị của các NĐT lớn. Hình dáng 7 ngọn núi kiêu hãnh không chỉ còn là riêng của Tịnh Biên hay Tri Tôn mà đấy sẽ là ảnh đại diện cho cả An Giang luôn ngẩng cao đầu vươn lên trong kỷ nguyên 21″, đại diện lãnh đạo tỉnh này nhấn mạnh.
Khúc giao mùa Bảy Núi!
Khi những cơn mưa bắt đầu tắm mát vùng Bảy Núi (An Giang) thì miệt bán sơn địa này dần khoác lên mình tấm áo mộng mơ.
Thời điểm ấy, những mùa hoa bắt đầu bung nở, những món ăn đặc sản lại bước vào mùa để càng làm say lòng những ai 'trót' đặt chân đến miền đất này.
Bảy Núi vào mùa hoa
Tháng nắng, Bảy Núi oằn mình trong cái nóng râm ran. Mấy đỉnh núi chơ vơ những thân cây khô khốc. Khi những giọt mưa đầu tiên lất phất rơi trên vùng đất này cũng mang theo những mùa hoa trở về.
Tháng 4, mấy "con bướm đỏ" ở đâu đã bay về đậu trên những cành phượng rung rinh trong gió. Hoa phượng nơi nào cũng thế, là biểu tượng của mùa hè, mùa của những cảm xúc vấn vương thời áo trắng. Tuy nhiên, mùa hoa phượng Bảy Núi lại mang cái chất riêng, khi nó hòa vào cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.
Dọc theo những con đường ngập nắng, có thể nghe đâu đó những tiếng ve ngân báo hiệu hè về. Mùa hè năm nay, hoa phượng cũng lặng lẽ theo những buồn vui của tuổi học trò bởi ảnh hưởng của cơn đại dịch toàn cầu. Dọc theo những con đường Bảy Núi, cái sắc đỏ thân thương ấy vẫn cứ âm thầm tô điểm cho đất trời như gieo vào lòng khách phương xa một chút bâng khuâng, hoài niệm.
Ngước nhìn lên những triền núi xa xa, đã thấy những tán bằng lăng rừng lác đác trổ bông. Bằng lăng vốn mạnh mẽ, kiên cường nên thời tiết càng nóng chúng càng tập trung sức sống.
Và khi cơn mưa đầu mùa buông xuống thì những chùm hoa tím hồng bung nở, tạo nét chấm phá cho đất trời trong thời khắc giao mùa. Bao giờ cũng thế, thời khắc vùng đất của nắng, của gió này "chuyển trạng thái" luôn mang vẻ đẹp rất riêng, gây ấn tượng với những ai yêu thích thiên nhiên, cảnh vật.
Những ngày này, mấy cánh rừng khô khốc đã bắt đầu lún phún màu xanh của lá. Bức tranh thiên nhiên Bảy Núi vì thế mà dịu hơn để những người bảo vệ rừng cảm thấy nhẹ nhàng sau mấy tháng căng mình giữ từng ngọn cây, góc núi.
Đến thời điểm mưa "già", vùng đất này sẽ còn có những cánh hoa rừng lung linh khoe sắc hay mấy đám mây là đà phiêu lãng trên đỉnh Thiên Cấm Sơn hùng vĩ. Với những ai từng "check-in" Bảy Núi, đây là dịp lý tưởng để sống trong khung cảnh mơ màng, lãng mạn khác hẳn những tháng mùa khô khi cái nắng hanh hao thiêu đốt đất trời.
Đặc sản lên ngôi
Mưa xuống, sản vật của vùng Bảy Núi cũng bắt đầu phong phú hơn. Riêng núi Cấm, mùa mưa là lúc những nông sản vào vụ rộ bởi điều kiện nước tưới đầy đủ. Những chiếc xe gắn máy len lỏi khắp các cánh rừng mang theo những giỏ măng xuống miền xuôi tiêu thụ. Những vườn bơ trĩu quả nằm ven các tuyến đường lên núi khiến du khách nếu có dịp đến đây sẽ vô cùng thích mắt. Đặc biệt nhất là rau rừng.
Nếu nói về ẩm thực núi Cấm, người ta không thể bỏ qua bánh xèo rau rừng. Chính những loại rau sinh ra từ rừng núi hiền lành, kết hợp với vị giòn tan của bánh xèo, hòa lẫn vị mặn, ngọt, cay, nồng đặc trưng của nước chấm đã kích thích vị giác của du khách phương xa. Từ đó, chiếc bánh xèo trở thành một phần không thể thiếu trong chuyến hành hương của du khách thập phương khi đến với vùng Thất Sơn này.
Ngoài rau, quả đặc sản, Bảy Núi còn nổi tiếng bởi phong cách ẩm thực... côn trùng. Thực tế, món ăn này không "dễ nuốt" với nhiều người nhưng một khi đã nếm thử thì sẽ rất khó quên. Với người sành ăn, bọ rầy hay ve sầu thực sự là món "độc chiêu" của vùng Bảy Núi.
Sa mưa xuống, bọ rầy cũng bước vào mùa. Muốn bắt chúng, người ta chỉ cần len lỏi theo các vườn xoài, vườn điều khi trời sập tối và xách theo một cây đèn. Bọ rầy mê sáng nên sẽ bay lòng vòng ánh đèn, lát sau chúng mệt quá tự rớt xuống nằm chỏng chơ. Người dân chỉ việc lượm bỏ vào giỏ.
Với ve sầu, người bắt cũng chỉ cần mang theo chiếc đèn pin và chai nước muối. Ánh sáng đèn rọi tới đâu, người ta sẽ nhanh tay chụp lấy những con ve sữa chưa mọc đủ cánh để bay lên.
Để chế biến bọ rầy, người ta móc bỏ phần đít, moi ruột, đem rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi để ráo. Cách ăn đơn giản nhất là đem chiên hoặc xào. Người cầu kỳ hơn sẽ dồn thịt ba chỉ băm nhuyễn hay nhét thêm đậu phộng đem chiên giòn rồi ăn kèm với rau sống, đảm bảo ngon bá cháy!
Với ve sầu, các bà nội trợ chỉ cần đem chiên cũng đã là món ăn ngon khó cưỡng. Thời điểm này, những loại côn trùng đặc sản đã bắt đầu xuất hiện trong các bữa ăn của người dân. Khi mưa rộ, chúng sẽ được mang ra chợ và trở thành món hàng được các bà, các chị tìm mua để đãi gia đình.
Với những sắc thái độc đáo, Bảy Núi 2 mùa mưa - nắng luôn có sức hút riêng và tạo được dấu ấn sâu đậm cho những ai từng đặt chân đến vùng đất này. Và trong thời khắc giao mùa, vùng bán sơn địa vẫn biết cách làm cho người ta "say" bởi một chút nắng, một chút mưa và những mùa hoa tô điểm đất trời!
Tạo điểm nhấn cho du lịch Tri Tôn Với khu du lịch (DL) liên hoàn Tà Pạ - Soài Chek, huyện Tri Tôn đang nỗ lực tạo ra điểm nhấn DL mới, tạo sức hấp dẫn cho DL vùng Bảy Núi. Tại đây, du khách có thể nghỉ dưỡng, vui chơi, thưởng thức đặc sản, hòa mình cùng thiên nhiên, khám phá văn hóa Khmer... để có những trải nghiệm thú...