Miền đá xám nở hoa
Theo chân nhiếp ảnh gia trẻ Đức Phước khám phá những khoảnh khắc giao mùa trên miền cao nguyên đá khô cằn.
Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia trẻ Nguyễn Đức Phước, sống và làm việc tại Hà Nội thực hiện trong các dịp anh du ngoạn Hà Giang vào các mùa hoa dịp đông – xuân.
Mùa hoa tam giác mạch tại Lũng Táo, Đồng Văn là bức ảnh Đức Phước mới chụp tháng 11 khi bắt gặp đồng hoa nở rộ trên sườn đồi rộng trên 5.000 ha. Đồng hoa được chính quyền địa phương khuyến khích người dân trồng theo kế hoạch ở các thời điểm khác nhau để du khách có thể tham quan, ngắm hoa suốt mùa.
Bé gái người Mông trong nắng thu vàng. Ngoài Lũng Táo, du khách có thể ngắm hoa tam giác mạch tại xã Lũng Cú, Ma Lé, Sủng Là (Đồng Văn), chân đèo Mã Pí Lèng (Mèo Vạc) và Thạch Sơn Thần, xã Quyết Tiến (Quản Bạ).
“Đến Hà Giang vào cuối thu đầu đông, du khách sẽ cảm thận được sự trong veo của nắng mai đầy sương, của niềm vui trong ánh mắt trẻ em và trong nắng chiều là những cánh đồng tam giác mạch rực rỡ”, Đức Phước chia sẻ.
Video đang HOT
Khi hết năm cũ, miền đá xám sau bao ngày chìm trong giấc ngủ đông sẽ bừng tỉnh với muôn sắc hoa làm say lòng người. Trong ảnh là đám trẻ chạy giữa luống hoa cải vàng ở Mèo Vạc.
Sắc hoa cải vàng còn nở rực rỡ tại khu vực Nhà của Pao trong làng văn hóa Lũng Cẩm ở thung lũng Sủng Là, trên QL4C, nối Yên Minh với cao nguyên đá Đồng Văn.
Khi du khách tới đỉnh dốc ngã 3 lối dẫn đi Phó Bảng, thung lũng Sủng Là, sẽ thấy bức tranh yên bình với cảnh sinh hoạt đời thường của người dân địa phương. Nếu tới mùa xuân thì lúc khung cảnh quen thuộc sẽ điểm xuyết màu vàng hoa cải, màu hồng của hoa đào và sắc trắng của hoa mận, hoa lê.
Lao Xa, xã Sủng Là, một thôn nhỏ xinh đẹp ngập tràn sắc hoa đào tươi thắm vào mùa xuân mà ít du khách biết tới. Trước đây thôn có rất nhiều hoa đào, ngày nay ít dần nhưng chính quyền địa phương đang trồng khôi phục dần.
Những đứa trẻ ở Lao Xa bẽn lẽn khi thấy ống kính nhiếp ảnh gia hướng về phía chúng.
Đào mận nở hoa điểm thêm sắc trắng hồng cho nếp nhà Mèo Vạc. Từ thị trấn Mèo Vạc đến dọc đường thôn, bản hay xung quanh ngôi nhà của đồng bào Mông đều được người dân trồng cây hoa đào, tô điểm cho ngôi nhà, tuyến đường.
“Trước cảnh sắc Hà Giang quyến rũ như thế, khá luyến tiếc khi những hình ảnh đẹp vượt thời gian này đang dần biến mất, nhà trình tường hiện không còn nhiều như xưa, dần dần mái lợp fibro ximăng thay ngói âm dương. Dù vậy, mỗi lần ghé thăm cao nguyên đá vào mùa hoa nở, con tim tôi lại xao xuyến lạ kỳ”, Đức Phước nói.
Du lịch Hà Giang ước đạt 2.000 tỷ đồng nhờ kích cầu
Hai tháng qua, du khách đến Hà Giang tăng hàng chục lần so với những tháng trước đó, mang lại doanh thu hàng nghìn tỷ đồng cho tỉnh miền núi.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khách du lịch đến Hà Giang sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, với nỗ lực kích cầu, Hà Giang đang xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn có sức hút diệu kỳ từ hoa tam giác mạch, đem du lịch trở lại "đường đua" với lượng khách tăng cao những tháng cuối năm.
Cụ thể, theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, cuối tháng 11, lượng khách đến đây đạt hơn 1,1 triệu người. Doanh thu từ du lịch ước đạt trên 2.000 tỷ đồng. Riêng tháng 10, lượng khách du lịch đạt hơn 255.000 lượt, tăng gần 12 lần so với tháng trước và tăng 86% so với cùng kỳ năm 2019.
Một trong những yếu tố mang lại thành công là hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh của Hà Giang được triển khai rộng rãi trên truyền thông, mạng xã hội.
Trải nghiệm đổ đèo trên dốc Quản Bạ - Yên Minh, Trang Kịt - một blogger du lịch nhận xét rằng dịch vụ của Hà Giang đã phát triển vượt bậc so với những năm trước. "Xe máy khá mới và chắc chắn. Thậm chí các cơ sở cho thuê xe còn đầu tư mũ bảo hiểm đồng phục rất nổi bật, vật dụng kèm theo đầy đủ cho chuyến đi", cô nói.
Du khách đánh giá cao về dịch vụ thuê xe máy, cơ sở lưu trú tại Hà Giang. Ảnh: Trang Kịt.
Được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, du khách đến Hà Giang còn ấn tượng bởi con người thân thiện, nồng hậu. Năm nay, để tiếp tục xây dựng du lịch vùng cao nguyên đá, lễ hội Hoa Tam giác mạch với chủ đề "Sắc màu hoa đá" được tổ chức vào tối 28/11 tại Quảng trường 26/3 cùng hàng loạt hoạt động như: trình diễn, thi đấu xe mô tô, xe đạp; đua thuyền Kayak và Sup, ngày hội văn hóa dân tộc, trình diễn trang phục truyền thống, thi làm bánh tam giác mạch, dệt vải lanh và chế tác khèn Mông, giải marathon chinh phục vách đá thần Mã Pí Lèng...
Ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang cho biết tỉnh đã sớm triển khai tuyên truyền, quảng bá lễ hội từ giữa tháng 9 đến hết tháng 12, vận động bà con gieo trồng hoa đúng vụ, đồng thời tuân thủ, đảm bảo các công tác phòng chống dịch Covid-19 để tỉnh thực sự trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.
Chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi Nhắc tới Hà Giang, nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới những Mã Pì Lèng hay Đồng Văn, Mèo Vạc mà quên mất vùng núi cao Hoàng Su Phì, nơi có đỉnh Chiêu Lầu Thi cao nhất nhì Đông Bắc. Chiêu Lầu Thi, hay còn gọi là Kiêu Liều Ti, có nghĩa là "Chín tầng thang". Cái tên đã phần nào nói lên...