Miền cổ tích của một thời thương cảng
Bao Vinh (Thừa Thiên Huế) từng được so sánh với Hội An của Quảng Nam, nhưng buồn một nỗi phố ngày xưa, bây giờ đã không còn giữ được những nét cổ kính, mà những ngôi nhà cao tầng mọc lên trong nỗi tiếc nhớ khôn nguôi.
Phố cổ Bao Vinh ngày xưa. Ảnh: Tư liệu
Một thời thương cảng
Nhập nhoạng tối, mấy ông lão ngồi bên ấm nước chè dưới mái hiên ngôi nhà cổ có tuổi đời gần 200 năm nhìn mông lung ra phía bờ sông, nơi thấp thoáng lẻ loi những con thuyền ngược dòng sông đào Đông Ba và sông Bạch Yến lững lờ trôi về phía phố. Trong tâm tưởng những ông lão xấp xỉ 80 tuổi này, một thời thương cảng Bao Vinh vẫn còn đó. Họ đã từng được nghe kể, xem những hình ảnh dù chỉ một phần thôi của Bao Vinh – khu phố cổ bên bờ sông Hương (thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), nơi từng là một thương cảng nhộn nhịp nhất của xứ Huế trong thế kỷ XIX.
Từ ngoài sông Hương nhìn vào, Bao Vinh có dáng dấp từa tựa Hội An với những ngôi nhà lợp ngói liệt, lưng quay ra sông. Đâu đây vương vấn cái không gian lãng đãng mê hoặc khi nắng chiều chầm chậm xuống vàng hoang hoải trên mặt sông và bóng tối dâng tràn lên khu phố xưa.
Ông Trần Văn Quyến, người sinh ra và lớn lên gắn bó với mảnh đất này cũng gần 80 năm kể lại rằng: “Từ xưa, phố cổ Bao Vinh được mọi người nhắc đến nhiều, người người cứ tấp nập bán buôn, trao đổi hàng hóa, có cả người Chăm Pa hay người Trung Quốc nữa. Người đem đến, kẻ mua về, thế nên Bao Vinh là nơi thừa hưởng được những giá trị vật chất và văn hóa tinh thần đậm đà từ các nơi để tạo nên một Bao Vinh của riêng Bao Vinh, người dân ở đây cũng có cuộc sống ổn định và sung túc hơn nên họ xây nhiều căn nhà khang trang bằng gỗ và ngói lợp nay là những ngôi nhà rường còn sót lại”.
Ông nội của ông Quyến từng là một thuyền nhân trên thuyền buôn ở xứ này. Thời huy hoàng ấy, Bao Vinh từng được so sánh với thương cảng Hội An, mà có phần còn nhộn nhịp hơn khi nơi này gần với kinh thành Huế. Sau khi phố cảng Thanh Hà nằm gần đó dần lụi tàn thì đầu thế kỷ XIX, Bao Vinh nổi lên là nơi tập trung giao thương hết sức sôi động về đường thủy. Tàu lớn, thuyền nhỏ từ khắp trong cả nước tấp nập cập bến Bao Vinh buôn bán, trao đổi hàng hóa, sản vật. Bao Vinh từng chứng kiến có rất nhiều tàu buôn lớn từ Tây Ban Nha, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc… đến buôn bán ở đây.
Thời gian và sự khắc nghiệt, cùng những biến thiên của lịch sử đã làm giảm đi vai trò của Bao Vinh. Từ một thương cảng sầm uất, Bao Vinh dần trở nên thưa thớt và vắng lặng. Rồi người ta chẳng còn biết đến nơi cách trung tâm thành phố Huế chỉ gần 10km này từng là một thương cảng sầm uất nhất nhì của xứ Đàng Trong.
Trong tâm tưởng của ông Quyến, hay những người tóc đã bạc cùng thời, thì thuở ấy đi đâu người ta hỏi ở đâu tới, chỉ cần nói là Bao Vinh thì người ta đều biết, bởi đó là phố của những người buôn bán. Những ngôi nhà cấp 4 có mái lợp ngói đỏ là nhà của các gánh buôn, gia cảnh khá giả lắm mới cất được cái nhà ngay giữa lòng phố này, nhà nhà cao cao mọc kít nhau tạo thành một dãy phố mà thời đó trong khu vực Bình – Trị – Thiên, thì khu phố Bao Vinh là nổi tiếng nhất xứ Đàng Trong. Nhưng bây giờ, tất cả chỉ còn là quá vãng.
Video đang HOT
Nỗi buồn phố cổ
Các ngôi nhà cổ tại khu phố Bao Vinh là những nhân chứng đầu tiên được chú ý tới. Nhưng mãi cho đến đầu năm 2005, những ngôi nhà cổ ở Bao Vinh mới có những tia hy vọng về việc được phục hồi. Năm 1991, khu phố Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ thì hôm nay chỉ còn chưa tới 10 ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi. Sự biến mất nhanh chóng của những ngôi nhà cổ làm nhiều người giật mình và suy nghĩ.
Khoảng 20 năm trở lại đây, cuộc sống của phố cổ đã dần đổi thay theo tiến trình nông thôn mới. Đó chắc sẽ là một điều mừng vui vì sự đi lên phát triển của quê hương, nhưng còn đâu những ngôi nhà cổ để tạo nên phố cổ Bao Vinh như cái tên gọi xưa nay vốn có.
Một vấn đề khiến người dân trăn trở trong suốt mười mấy năm trở lại đây, đó là tình trạng các ngôi nhà cổ đang xuống cấp trầm trọng, các mảng gỗ tường dần bị mục nát, cột nhà xiêu vẹo, sàn nhà bị lún xuống và các tấm ngói lợp bị rơi rớt gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người dân. Chưa kể, nhiều hộ dân có nhà sống cạnh bờ sông Hương còn gặp phải tình trạng sạt lở đất, sạt lở nền móng.
Ông Nguyễn Tuấn, một người dân ở đây chia sẻ: “Nhà cổ là cả tuổi thơ gắn bó cho đến bây giờ, nhưng nhiều nhà cổ xuống cấp nhiều rồi, muốn tôn tạo cũng cần mấy trăm triệu đồng, mà làm lại liệu có tìm ra được gỗ tốt, ngói chắc để xây không, vì thế, nhiều hộ dân ở đây phải quyết định đập để xây nhà cao tầng mới, thật ra không ai muốn như vậy!”. Lãnh đạo xã Hương Vinh cho biết, hiện, chính quyền xã đã có những đề xuất và cả những giải pháp trình lên cấp trên nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu gì.
Phố cổ Bao Vinh đã từng được so sánh với phố cổ Hội An, nhưng nhìn ra xa, phố cổ Hội An bây giờ đã trở thành một địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến và tham quan. Trong khi đó, nhìn lại phố cổ Bao Vinh, đây là một thương cảng đã “chết”, do đó không khỏi xót xa.
Cái “chết” của phố cổ một thời ấy ngay từ trong tâm thức người dân, đến những gì còn hiện hữu lại. Khi mà số nhà cổ bây giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Và những ngôi nhà theo kiểu dáng mới đã đầy dần lên, cao dần lên, như một cơn bão xây cất đô thị phủ xuống những mái ngói rêu phong vốn đã rệu rã trăm năm.
Sức nặng ấy không chỉ đến từ áp lực của cuộc sống người dân, mà còn từ sự thiếu nhiệt huyết của các đơn vị chức năng. Hơn 20 năm về trước, Bao Vinh từng được đánh giá là một trong những phố cổ có kiến trúc đẹp và còn khá nguyên vẹn không thua gì phố cổ Hội An. Nhưng rồi, với sự “chậm chạp” của cơ chế đã khiến phố cổ Bao Vinh đã gần như hoàn toàn “biến mất”.
Vạn vật đã đổi thay. Dấu tích còn lại của một thời vàng son ấy là vài ngôi nhà cổ đã gần 200 năm tuổi, một cái đình làng và một bến đò ngang lẩn khuất xen kẽ trong những ngôi nhà mới xây sau này. Vậy thôi cũng đủ để Bao Vinh mê hoặc lòng người. Trong ánh mắt tiếc nuối và nằng nặng sự xót xa, ông Lê Quang Chất, người còn giữ lại được ngôi nhà cổ cho biết, nhiều nhà hàng xóm đã vô cùng đau khổ khi phải phá bỏ một ngôi nhà của tổ tiên để lại. Nhưng chẳng biết phải làm sao vì nhà nghèo quá, không đủ tiền sửa sang.
Người Bao Vinh bây giờ nhìn Hội An với một chút gì đó tủi phận. Nếu được gìn giữ, được đầu tư, quan tâm hơn từ nhiều năm trước, có lẽ, Bao Vinh bây giờ đâu có đìu hiu như thế. Chí ít, họ cũng sẽ được sống trong những ngôi nhà cổ, trên con phố cổ và hãnh diện, tự hào như một thuở huy hoàng xưa cũ…
Đến rừng dừa Cẩm Thanh gần 200 năm tuổi ở Hội An
Cách Đà Nẵng chừng hơn 30 phút đi ô tô và cách phổ cổ Hội An khoảng 5km về phía Đông, rừng dừa 7 mẫu Cẩm Thanh - Hội An (Quảng Nam) đang là điểm đến thu hút sự quan tâm yêu thích của nhiều du khách.
ược UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng dừa Cẩm Thanh với tuổi đời ngót 200 năm tuổi mang trong mình những giá trị to lớn về một hệ sinh thái phong phú và một cảnh quan thiên nhiên quý giá còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn.
Cách Đà Nẵng chừng hơn 30 phút đi ô tô và cách phổ cổ Hội An khoảng 5km về phía Đông, rừng dừa 7 mẫu Cẩm Thanh - Hội An (Quản Nam) đang là điểm đến thu hút sự quan tâm yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước chừng vài năm trở lại đây.
Nằm trên địa bàn thôn Hai, thôn Ba của xã Cẩm Thanh, rừng dừa Bảy Mẫu có diện tích hơn 100 ha, trải dài mênh mông, như một dải lụa xanh ngát điểm xuyết cho vùng đất cửa biển. Rừng dừa giáp với ba sông là ế Võng, Thu Bồn và sông Hoài. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
Hoạt động đặc trưng nhất khi đến khám phá rừng dừa Cẩm Thanh chính là du khách được trải nghiệm chèo thuyền thúng len lỏi giữa những rặng dừa xanh tốt, chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên, thơ mộng của dòng sông thanh mát. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
Ngoài chèo thuyền thúng, du khách có thể tham gia hoạt động thuê xe đạp dạo quanh làng đến thăm những ngôi nhà làm bằng tranh tre dừa nước, một nét đặc trưng của ngôi làng cửa biển. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
Trải nghiệm hoạt động cùng làm những sản phẩm lưu niệm từ nguyên liệu chính từ cây dừa nước và tự tay chọn những món quà thú vị cho bạn bè người thân. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
Bông hoa một sản phẩm từ lá dừa nước. Món quà lưu niệm mang giá trị tinh thần hết sức thú vị để bạn nhớ về vùng đất này. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng bình minh tuyệt đẹp khi tham gia hoạt động thú vị này. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
Đạp xe chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của làng Cẩm Thanh. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
Du khách có thể tham quan khu rừng khi ngồi trên chiếc thuyền thúng, và tận hưởng không gian yên bình, tưởng chừng như đang ở miền Tây khi men theo con đường sông rợp những hàng dừa hai bên. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
"Cẩm Thanh dừa nước quấn mây/ Lá như câu vẫy má hây đợi người". Du khách đến với Hội An, sau khi đã lang thang hết những cung đường, ngõ ngách nơi phố cổ thì cũng tìm về bằng được với vùng quê sinh thái Cẩm Thanh cũng vì hai câu thơ ấy. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
Khách nước ngoài thích thú khi bất ngờ gặp 'người phụ nữ đẹp nhất thế giới' ở Việt Nam Trải nghiệm 24h ở Hội An khiến du khách nước ngoài vô cùng thích thú. Tờ CNN (Mỹ) đánh giá, thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam thường được coi là một trong những điểm dừng chân đẹp nhất Việt Nam, đặc biệt dành cho những người yêu thích khám phá ẩm thực. Cũng theo tờ báo, du khách sẽ chìm đắm trong...