Miễn chấp hành hình phạt tù cho một nữ phạm nhân
Huỳnh Thị Bạch Phượng được miễn chấp hành hình phạt nhưng không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.
Chánh án TAND TP.HCM vừa ra quyết định miễn chấp hành hình phạt tù còn lại cho người bị kết án Huỳnh Thị Bạch Phượng (sinh năm 1967).
Quyết định trên dựa trên đề nghị của Cơ quan thi hành án hình sự Công an và VKS cùng cấp.
TAND TP.HCM quyết định miễn chấp hành hình phạt còn lại cho phạm nhân. Ảnh minh họa: H.Y
Theo hồ sơ, tháng 3-1997, TAND TP.HCM xử phạt bị cáo Phượng bốn năm tù Về tội buôn bán hàng cấm tính từ ngày bị bắt chấp hành thi hành án trừ thời gian tạm giam trước đó là từ ngày 2-4-1993 đến ngày 8-4-1993.
Video đang HOT
Ngày 10-4-1997, công an ra lệnh truy nã đối với người bị kết án này. Đến ngày 29-7-2019, Phượng bị bắt giữ và bàn giao cho trại giam Chí Hòa. Hiện Phượng đang chấp hành án phạt tù tại đây.
Vụ án xảy ra vào tối ngày 2-4-1993, công an phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 bắt quả tang tại số nhà 19 Chợ Gà,nhà của Phượng, chứa 100 cây (1.000 bao) thuốc lá mang nhãn hiệu International và 1.140 bao thuốc lá 555. Phượng biết Nhà nước cấm mua bán các loại thuốc lá do nước ngoài sản xuất nhưng vì tham tư lợi vẫn lén lút hành động. Vì vậy Phượng bị xét xử về tội buôn bán hàng cấm.
Nhưng kể từ ngày 1-7-2015, ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực, không xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm và không xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa theo quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo điều 1 tại công văn 154 của TAND tối cao ngày 25-7-2017 về việc xử lý hành vi trên thì người bị kết án Phượng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm.
Việc miễn chấp hành hình phạt với lý do thay đổi của chính sách pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Người được miễn chấp hành hình phạt không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.
Vì sao những kẻ giết người hàng loạt ở Mỹ ngày càng khó gây án?
Những kẻ giết người hàng loạt có xu hướng giảm dần trong ba thập kỷ gần đây, sau khi "lập đỉnh" vào thập niên 1980 với gần 770 tên bị phát hiện.
Tới thập niên 1990, con số giảm xuống gần 670; năm 2000-2009 còn dưới 400 và tới cuối năm 2016 chỉ còn hơn 100 tên. Nói cách khác, năm 1987 ở Mỹ có 189 người chết dưới tay những kẻ sát nhân hàng loạt thì tới năm 2015 còn 30, theo số liệu được Aamodt, cựu giáo sư tâm lý thuộc Đại học Radford, tổng hợp.
Kẻ sát nhân hàng loạt được cho là ngày càng khó gây án ở Mỹ. Nguyên nhân đầu tiên là sự phát triển khoa học pháp y, đặc biệt là công nghệ ADN phả hệ. Ví dụ, bằng công nghệ này, cảnh sát có thể phân tích ADN của những người họ hàng xa để tìm ra Joseph DeAngelo, kẻ giết hại 13 phụ nữ trong năm 1976-1986.
Rủi ro bị bắt lớn hơn có thể đã ngăn cản những kẻ muốn gây án.
Joseph DeAngelo nhận tội giết 13 phụ nữ và nhận án chung thân không ân xá vào tháng 8. Ảnh: Reuters.
Sự nghiêm khắc của tòa án cũng được cho là có tác dụng răn đe. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hiện giờ hình phạt nặng hơn, phạm nhân cũng ít được tha tù trước thời hạn hơn. Nếu phải ngồi tù lâu, kẻ từng giết người sẽ ít có khả năng tiếp tục gây án.
Ngoài ra, thời cơ gây án cũng khó hơn. Theo James Alan Fox, giáo sư tội phạm học, số người có nguy cơ thành nạn nhân ngày càng ít vì họ "không còn đi nhờ xe như trước". "Mọi người có thể dùng điện thoại để báo tin trong tình huống khẩn cấp. Camera ở khắp mọi nơi", Fox nói.
Tương tự, trẻ em được bố mẹ bao bọc hơn so với quá khứ. Từ trải nghiệm bản thân, cựu giáo sư Aamodt cho rằng hồi nhỏ được một mình đi bộ hoặc đạp xe khắp thị trấn. "Bố mẹ ngày nay sẽ không để con mình làm như vậy", Aamodt nói.
Một giả thuyết khác cho rằng sát nhân hàng loạt không biến mất mà chỉ chuyển hóa thành những kẻ xả súng, hiện tượng đã tăng đột biến cả về số vụ và độ tàn bạo trong 30 năm qua. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia thống nhất rằng hai hiện tượng này không đủ trùng khớp. "Động cơ của kẻ giết người hàng loạt thường khác với kẻ giết người tập thể", theo Aamodt.
Theo FBI, sát nhân hàng loạt được định nghĩa là kẻ giết hai nạn nhân trở lên, mỗi lần gây án tách biệt với nhau.
Cách nhà tù tư nhân Mỹ thu lợi nhuận Nhà tù tư ở Mỹ thu lợi nhuận bằng cách cung cấp dịch vụ giam giữ, sử dụng lao động của phạm nhân, và cắt giảm chi phí. Nhà tù công về bản chất sẽ không hoạt động để thu lợi nhuận vì mục đích sau cùng là tách phạm nhân khỏi xã hội hoặc giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Vậy...