Miền Bắc Việt Nam Điểm du lịch lý tưởng mùa thu với những lễ hội
Sẽ đặc biệt hơn khi du khách đến du lịch miền Bắc được trải nghiệm khám phá những lễ hội mùa thu đặc sắc này. Nào cùng Du Lịch Việt tìm hiểu lễ hội mùa thu của miền Bắc qua bài viết bên dưới nhé.
Mùa thu tại miền Bắc có lẽ sẽ là mùa đẹp nhất trong một năm với thời tiết mát mẻ, dễ chịu, đất trời ngập tràn sắc đỏ, sắc vàng sau một mùa hạ oi bức. Vào các tháng 9, và tháng 10 hàng năm cũng chính là lúc vùng cao có mùa lúa chín vàng rộ, tạo cho vùng núi cao phía Bắc một nét đẹp rực rỡ khó mà miêu tả hết bằng lời. Sẽ đặc biệt hơn khi du khách đến du lịch miền Bắc được trải nghiệm khám phá những lễ hội mùa thu đặc sắc này.
Miền Bắc Việt Nam – Điểm du lịch lý tưởng mùa thu với những lễ hội
Giữa một không gian bao la cùng tiết trời dịu nhẹ, du khách hòa mình trong không gian sống động cùng trò chơi dân tộc, tìm hiểu nét văn hóa truyền thống của đồng bào miền núi là những trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình đi tour du lịch miền Bắc với những lễ hội mùa thu đặc sắc mà không nơi nào có được.
Miền Bắc Việt Nam – Điểm du lịch lý tưởng mùa thu với những lễ hội
Trải nghiệm lễ hội mùa thu miền Bắc
Tại Mù Cang Chải với lễ hội ruộng bậc thang truyền thống
Video đang HOT
Đến du lịch miền Bắc vào mùa thu ít du khách nào có thể cưỡng lại vẻ đẹp thơ mộng của ruộng bậc thang vàng rực nơi Mù Cang Chải. Trải dài khắp các sườn núi, triền đồi, những bông lúa đã trĩu hạt, ngả màu vàng óng ánh, tạo nên một bức tranh vô cùng lộng lẫy như được rót mật. Đây cũng chính là thời điểm diễn ra một trong những lễ hội mùa thu vô cùng hấp dẫn bậc nhất tại tỉnh Yên Bái. Lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm trong Tuần Văn Hóa – Du lịch Mường Lò, diễn ra từ ngày 19/9 – 25/9 tại các thị xã, huyện trên toàn địa bàn tỉnh Yên Bái. Tham gia lễ hội, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, du lịch Đặc sắc.
Du khách sẽ không thể rời mắt khỏi Hội thi chọi dê, hội thi Khèn Mông. Tiếp theo là hội chợ vùng cao với đa dạng phong phú các sản phẩm người dân bản địa như túi thổ cẩm, khèn, dao,… Khiến du khách không muốn rời đi. Không chỉ vậy, khách du lịch còn được tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng, trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông bao gồm các hoạt động gặt lúa, tuốt lúa, sàng sẩy lúa và hay các hoạt động trình diễn se lanh, hay dệt vải,..
Điểm thú vị khác biệt của ngày hội này là trò chơi dân gian hay buổi biểu diễn văn hóa truyền thống. Đặc biệt nhất phải kể đến lễ hội dù lượn Mù Cang Chải như “bay trên mùa vàng”. Đây cũng là điểm nhấn tạo nên sức hút rieng cho ngày hội trên Mù Cang Chải. Không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên hùng vĩ, lãng mạn nơi Đèo Khau Phạ thu hết vào tầm mắt khiến người nhìn như say mê, lạc nhịp.
Cao Bằng và lễ hội Thác Bản Giốc
Cao Bằng và lễ hội Thác Bản Giốc
Vào ngày 7/10 và 8/10 tại khu du lịch Thác Bản Giốc xã Đàm Thủy sẽ ra mắt lễ hội du lịch Thác Bản Giốc. Trong khuôn khổ của lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động đặc sắc như biểu diễn văn nghệ, trình diễn thời trang dân tộc, thi nấu ăn các món dân tộc. Cùng với đó, tổ chức các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy, đi cà kheo, bóng chuyền, cầu long,…Hướng tới một lễ hội vui tươi, lành mạnh góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
Tham gia vào hoạt động ngày hội, du khách sẽ được chứng kiến tận mắt lễ hội ánh sáng thác Bản Giốc rực rỡ và lung linh ngay tại khu vực chân thác Bản Giốc. Kế đó là lễ rước nước cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa tại chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc. Giúp cho du khách hiểu hơn về phong tục văn hóa nơi đây. Hay những gian hàng giới thiệu các sản vật, đặc sản, văn hóa ẩm thực khiến du khách phải hoa mắt. Hay triển lãm ảnh khám phá miền non nước Trùng Khánh và Cao Bằng khiến du khách phải say mê.
Hà Giang với lễ hội hoa tam giác mạch
Lại một mùa hoa tam giác mạch đến, du khách đã sẵn sàng cho hành trình đi tour miền Bắc khám phá lễ hội mùa thu tại mảnh đất Hà Giang này chưa. Lễ hội hoa tam giác mạch tại Hà Giang được khai mạc vào ngày 16/11 tại sân vận động thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn với chủ đề “Sắc màu hoa đá”. Xuyên suốt trong ngày hội là các cuộc thi thú vị khác nhau như duyên dáng dân tộc miền Tây Hà Giang, hội thi nghệ nhân pha trà, hay giải Marathon “qua miền di sản ruộng bậc thang”,…. Cùng với đó là không gian chợ phiên vùng cao Phía Tây Hà Giang với hoạt động văn hóa dân tộc Nùng độc đáo. Hoạt động du lịch trải nghiệm, giao lưu văn nghệ và trò chơi dân gian sôi động khiến du khách sẽ vui chơi quên lối về.
Đến Hà Giang tham gia lễ hội, cả không gian mênh mông từ thung lũng đến triền núi phủ sắc trắng tinh khôi lẫn với hồng tím của hoa tam giác mạch. Những cung đường cheo leo nay trở nên bồng bềnh, lãng mạn hơn bởi những cánh hoa li ti khoe sắc. Sắc trắng hồng ngút ngàn của hoa tam giác mạch xếp tầng tầng lớp lớp giữa ruộng bậc thang như che đi cái gai góc của vùng đá nhiều hơn đất, làm nên không gian lễ hội nhộn nhịp nơi Hà Giang mê hoặc bước chân mỗi du khách.
Nếu có dịp đến du lịch miền Bắc tham gia lễ hội mùa thu mới thấy hết được nét độc đáo, quyến rũ của nó. Không chỉ là ngày hội với hoạt động vui chơi giải trí, ở đó du khách còn được tự mình trải nghiệm những tập tục của người dân địa phương đặc sắc. Hình ảnh con người và cũng như văn hóa của mỗi vùng miền sẽ tái hiện qua những lễ hội ấy, hãy tự mình đến và cảm nhận nhé. Chúc du khách có một chuyến đi đầy trải nghiệm thú vị, và kỉ niệm đáng nhớ.
Lễ hội ruộng bậc thang Hoàng Su Phì sẽ diễn ra từ ngày 4 - 30/9
Lễ hội ruộng bậc thang Hoàng Su Phì một trong những lễ hội văn hóa tiêu biểu, mang đậm bản sắc của các dân tộc phía Tây tỉnh Hà Giang sẽ diễn ra vào ngày 4 - 30/9.
Tuần lễ văn hóa "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" lần thứ VI tỉnh Hà Giang dự kiến sẽ diễn ra vào diễn ra từ ngày 4/9 đến 30/9. Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào 20h00 - 22h00 ngày 18/9 tại SVĐ trung tâm huyện Hoàng Su Phì. Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra trong suốt tháng 9 sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận Di tích quốc gia năm 2012.
Cụ thể, đó là Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn huyện lần thứ II vào ngày 4/9; Giải đua xe ô tô và mô tô mạo hiểm tại thị trấn Vinh Quang diễn ra vào 18 - 19/9; Không gian chợ phiên vùng cao và trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa - kinh tế - xã hội tại trung tâm huyện, thời gian 18 - 21/9; Hội thi dù lượn lần thứ II năm 2021 "Trên những bậc thang vàng" vào ngày 11 - 12/9 tại các xã Nậm Ty, Thông Nguyên và nhiều hoạt động khác.
Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn huyện lần thứ II vào ngày 4/9.
Đây là một trong những lễ hội văn hóa tiêu biểu, mang đậm bản sắc của các dân tộc phía Tây tỉnh Hà Giang. Việc tổ chức hoạt động văn hóa đặc sắc này nhằm cụ thể hóa nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hà Giang, qua đó, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng thế mạnh về du lịch của địa phương.
Theo UBND tỉnh Hà Giang, căn cứ tình hình thực tế và diễn biến của dịch bệnh Covid-19, Ban Tổ chức sẽ điều chỉnh các hoạt động đảm bảo phù hợp, đúng quy định.
Theo UBND tỉnh Hà Giang, căn cứ diễn biến của dịch bệnh Covid-19, Ban Tổ chức sẽ điều chỉnh các hoạt động đảm bảo phù hợp, đúng quy định.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận Di tích quốc gia vào ngày 16/9/2012, trải dài trên 6 xã: Bản Luốc, Sán Sả Hồ (bản người Dao áo dài và người Nùng); xã Bản Phùng (bản người La Chí); xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty và xã Thông Nguyên (bản người Dao đỏ). Ruộng bậc thang tại những khu vực này có quy mô lớn, ở bình độ cao, có hình dáng tự nhiên phong phú tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ mê hồn.
Trong đó, bản Luốc, bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất cả nước, nơi đây, đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm khai phá và gieo cấy lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang.
Lễ hội ẩm thực Việt Nam tại Pháp Đây là lần đầu tiên một lễ hội ẩm thực mang hương vị Việt Nam được tổ chức ngoài trời giữa lòng thủ đô Paris, ngay sau khi chính quyền Pháp chính thức nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 dần được kiểm soát. ngày 19/6, tại quảng trường La Place Monge ở thủ đô...