Miền Bắc qua một tuần mưa lũ, 22 người chết, thiệt hại nặng nề
Trong tuần từ 27/7 đến 19h ngày2/8, mưa, lũ, sạt lở đất đã gây thiệt hại nặng nề làm 22 người chết, 36 người bị thương
Trong tuần từ ngày 27/7 đến ngày 2/8, mưa lớn diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ, một số tỉnh có mưa to đến rất to như Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang; đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra đợt mưa lịch sử lớn nhất trong 50 năm qua, gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh.
Cụ thể: Tại Quảng Ninh, lượng mưa lớn nhất trong 6h là 249mm tại Cửa Ông từ 13 đến19h ngày 26/7; Lượng mưa lớn nhất trong 12h là 296mm tại Bãi Cháy từ 19h ngày 27/7 đến 7h/ ngày 28/7; Lượng mưa ngày lớn nhất (24h) là 437mm tại Cửa Ông từ 19h ngày 25/7 đến 19h ngày 26/7.
Đường đi vào xã Bó, huyện Thận Châu, Sơn La.
Lượng mưa 3 ngày lớn nhất (72h) là 865mm tại Cửa Ông từ 19h ngày 25/7đến 19h ngày28/7.
Tổng lượng mưa lớn nhất cả đợt là 1.400mm tại Cửa Ông từ 19h ngày 25/7 đến 19h ngày 2/8. Các khu vực khác có mưa nhỏ đến mưa vừa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 300 mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Yên Bình (Hà Giang) 300m, Bãi Cháy (Quảng Ninh) 563mm, Bắc Mê (Hà Giang) 318mm, Cô Tô (Quảng Ninh) 722mm, Phương Viên (Bắc Cạn) 365mm, Cửa Ông (Quảng Ninh) 934mm, Chi Lăng (Lạng Sơn) 420mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 980mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 420mm, Sơn Động (Bắc Giang) 327mm, Lộc Bình (Lạng Sơn) 303mm.
Video đang HOT
Mưa lớn đã gây đợt lũ trên hệ thống sông Thái Bình và sông Kỳ Cùng ở mức báo động 1 đến báo động 2. Lúc 15h ngày 2/8, mực nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương là 4,95m (trên BĐ 1: 0,65m), trên sông Lục Nam tại Lục Nam: 4,6m (trên BĐ 1: 0,3m); trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là 251,7m (dưới BĐ 1: 0,3m), trên sông Thao tại Yên Bái: 30,28m (trên mức BĐ 1: 0,28m).
Trong tuần từ 27/7 đến 19h ngày2/8, mưa, lũ, sạt lở đất đã gây thiệt hại, cụ thể: Thiệt hại về người: 22 người chết (Quảng Ninh 17, Lạng Sơn 2, Lai Châu 2, Sơn La 1). 36 người bị thương (Quảng Ninh 32, Điện Biên 4).
Thiệt hại về nhà ở: 30 nhà sập đổ (Quảng Ninh 28, Điện Biên 2); 150 nhà bị tốc hái xiêu vẹo; 9.133 nhà bị ngập (Quảng Ninh 9.046, Điện Biên 80, Cao Bằng 7).
Thiệt hại về nông nghiệp: Diện tích lúa bị ngập thiệt hại: 2.466 ha (Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337, 1 ha, Lạng Sơn 1.330 ha, Cao Bằng 20 ha, Sơn La 129 ha).
Diện tích hoa, rau màu bị thiệt hại: 6.825 ha (Quảng Ninh 4.329 ha, Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337ha, Lạng Sơn 1.330ha, Cao Bằng 30 ha, Sơn La 129ha). Đại gia súc bị chết: 87 con (Điện Biên); gia cầm bị chết: 13.579 con (Điện Biên 11.500, Quảng Ninh 2.079).
Về Thủy lợi: 64 công trình thủy lợi nhỏ bị sập, trôi, thiệt hại (Điện Biên 59 cái, Tuyên Quang 5 cái); 159 phai tạm bị trôi (Điện Biên).
Về giao thông: 420.500 m3 đất đường quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở (Quảng Ninh 300.000 m3 , Điện Biên 17.000 m3, Lạng Sơn 103.500 m3); 10 cầu, cống bị thiệt hại (Lạng sơn: 2, Cao Bằng: 1, Sơn La: 7).
Về Thủy sản: 1.070 ha nuôi thủy sản và 880 lồng, bè, nuôi tôm, cá bị thiệt hại ./.
Đỗ Hưng
Theo_VOV
Mưa lũ ở Quảng Ninh thiệt hại nặng nề: Đã cảnh báo như thế nào?
Trận mưa lũ lịch sử xảy ra ở Quảng Ninh đã gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đâu là nguyên nhân?
Theo thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: Mưa kéo dài 10 ngày, chia làm hai đợt, tổng lượng phổ biến 200-300 mm mỗi ngày, cá biệt có những điểm trên dưới 1.000 mm như ở Cô Tô, Móng Cái 899 mm. Với lượng mưa lớn như vậy, việc úng ngập nặng ở thành phố ven biển là điều rất khó tránh khỏi.
Về việc nhiều người dân vùng xảy ra thiên tai vừa qua phản ánh rằng, họ không hề nhận được các cảnh báo về trận mưa lụt lịch sử này, đại diện trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: "Trận mưa trên đã được trung tâm dự báo và cung cấp các thông tin cảnh báo đầy đủ, kịp thời đến các cơ quan truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, việc các thông tin cảnh báo này có đến được với người dân hay không lại là một vấn đề khác và không thuộc chức năng, nhiệm vụ của trung tâm dự báo".
Vỡ đập chứa xỉ than, hàng ngàn khối bùn tràn vào nhà dân
Về việc vỡ đập chứa xỉ than gây thiệt hại nặng nề trong trận mưa lũ vừa qua, TS.Vũ Văn Chinh (Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: Đây là vùng khai thác than với các bãi thải treo lơ lửng tít ở trên cao, rất nguy hiểm đến khu dân cư. Các bãi thải Khe Sim, Cọc Sáu... treo ngay phía trên TP.Cẩm Phả cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Sau đợt mưa lũ lịch sử với thiệt hại nặng nề như thế này, có lẽ chính quyền địa phương sẽ phải quan tâm nhiều hơn, chăm lo nhiều hơn đến việc tập kết, di dời các bãi thải, để đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân.
"Về cơ bản, đá chứa than thường có độ thấm lớn, gây hiện tượng phong hóa mạnh nhưng nó có phải là yếu tố quyết định đến chuyện trượt hay không thì đó còn là cả một vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu. Việc quy hoạch, tập kết các bãi thải khu khai thác than như thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân là một vấn đề vô cùng quan trọng cần được quan tâm, giải quyết", TS.Chinh nói.
Vị tiến sỹ này cũng cho rằng, những bãi thải này còn có những yếu tố rất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nhất là bụi than. Nguồn nước gần các bãi thải này cũng có thể bị nhiễm sắt hoặc có hàm lượng axit cao.
Thực tế cho thấy, những chỗ bị úng nằm trong khu vực đá vôi tạo thành các thung. Những thung này thường có các điểm thoát và phải giữ các điểm thoát này để phòng tránh hiện tượng ngập úng. Nhưng có thể, những điểm thoát này đã bị thu hẹp do quá trình xây dựng quy hoạch không đến nơi đến chốn khiến nước không thoát được, gây ngập úng. Tuy nhiên, để biết nguyên nhân cụ thể, chính xác cần có sự vào cuộc điều tra của cơ quan chức năng.
Nhật Minh
Theo_Người Đưa Tin
Sơn La, Điện Biên thiệt hại nặng nề do mưa lũ Mưa to kéo dài liên tục trong 3 ngày qua tại các tỉnh Tây Bắc thì Điện Biên và Sơn La là 2 tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất. Cho đến thời điểm này, mưa lũ tại Tây Bắc đã làm 3 người chết, 4 người bị thương. Nhiều diện tích hoa màu và nhà cửa bị ngập úng, nhiều hộ dân phải...