Miền Bắc nắng nóng cục bộ
Áp thấp nóng phía tây gây nắng nóng cục bộ tại miền Bắc. Tuy nhiên, đây chỉ là đợt nắng nóng ngắn ngày.
Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hôm nay (19/3), nền nhiệt các địa phương miền Bắc tiếp tục tăng thêm do tác động của áp thấp nóng phía tây. Nắng nóng tới 36 độ C diễn ra cục bộ tại một số địa phương vùng núi phía tây Bắc, tuy nhiên về đêm nền nhiệt lại hạ nhanh, thấp nhất 19 độ.
Nền nhiệt khu vực Đồng bằng Bắc bộ trong đó có Hà Nội cũng tăng khá mạnh, với nhiệt độ ngày cao nhất 31 độ, đêm thấp nhất 22 độ.
Dự báo, trạng thái thời tiết này còn kéo dài 1- 2 ngày nữa. Sau đó khoảng ngày 20 -21/3 sẽ có một đợt không khí lạnh tác động đến miền Bắc, gây biến đổi về thời tiết.
Video đang HOT
Chi tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 19/3 như sau:
Phía tây Bắc bộ, đêm không mưa, ngày nắng, riêng khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng; nhiệt độ thấp nhất 19 – 22 độ, cao nhất 30 – 33, riêng khu tây bắc có nơi 34 – 36 độ.
Phía đông Bắc bộ, đêm và sáng sớm có mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng; nhiệt độ thấp nhất 21 – 24 độ, cao nhất 28 – 31 độ.
Khu vực Hà Nội, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; nhiệt độ thấp nhất 22 – 25 độ, cao nhất 28 – 31 độ.
Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng; nhiệt độ thấp nhất 22 – 25 độ, cao nhất 30 – 33, có nơi 34 – 36 độ.
Đà Nẵng đến Bình Thuận, đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng; nhiệt độ thấp nhất 23 – 26 độ, cao nhất 31 – 34 độ.
Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, ngày nắng; nhiệt độ thấp nhất 19 – 22 độ, cao nhất 31 – 34 độ.
Nam Bộ, đêm không mưa, ngày nắng, riêng miền Đông có nơi có nắng nóng; nhiệt độ thấp nhất 24 – 27 độ, cao nhất 31 – 34, miền Đông có nơi 35 – 37 độ.
Theo Dantri
Áp thấp nhiệt đới gây gió giật cấp 9 trên biển
Chiều 22.2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) nằm trên khu vực phía tây nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Huyền Trân (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 320 km về phía nam tây nam, cường độ mạnh cấp 6 - cấp 7 (từ 39 đến 61 km/giờ), giật cấp 8 - cấp 9.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong 24 giờ tới, ATNĐ giữ nguyên cường độ và di chuyển chủ yếu theo hướng nam tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Dự báo, chiều nay 23.2, tâm ATNĐ cách đảo Huyền Trân khoảng 510 km về phía nam tây nam. Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ kết hợp với gió đông bắc mạnh nên vùng biển quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6 - cấp 7, giật cấp 8 - cấp 9, biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau, khu vực bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động. Trên đất liền, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoạt động của nhiễu động trong đới gió đông trên cao nên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to
và giông.
* Cùng ngày, theo Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây nguyên, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận đã thông báo cho 38.953 tàu/166.979 lao động biết vị trí và hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động phòng tránh. Hiện có 617 tàu/5.509 lao động hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, vùng chịu ảnh hưởng của ATNĐ.
Theo TNO
Áp thấp đổ bộ vào Nam bộ và tan dần Tối 15.11, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư đã phát đi bản tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Gia cố các đoạn đê kè có nguy cơ sạt lở - Ảnh: T.T.Phong Theo đó, sau khi đi vào khu vực biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau, ATNĐ đã suy yếu thành một vùng áp thấp...