Miền Bắc khả năng ngập úng trong kỳ thi THPT quốc gia
Trong khi Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ có mưa to và giông mạnh, có thể gây ngập úng, thì Nam Bộ và Tây Nguyên thời tiết khá thuận lợi.
Tác động của rãnh thấp trục tây bắc – đông nam nên hôm nay Hà Nội và Đông Bắc Bộ mưa lớn, ghi nhận tại Quảng Hà (Quảng Ninh) là 104 mm, Phú Liễn (Hải Phòng) 53 mm, Thái Bình 26 mm. Đây chỉ là dấu hiệu bắt đầu của đợt mưa diện rộng xuất hiện vào những ngày tới.
Thí sinh đội mưa đến làm thủ tục thi ngày 30/6. Ảnh: Ngọc Thành.
Từ ngày mai, rãnh thấp trên hoạt động mạnh hơn, mưa giông mở rộng toàn miền Bắc. Trong đó, từ ngày 2 đến 4/7, vùng đồng bằng có thể ngập úng, miền núi xuất hiện lũ quét và trượt lở đất cục bộ.
Video đang HOT
Trong khi đó, miền Trung thời tiết khá tốt, trời nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông, nhiệt độ không quá cao 32-35 độ C.
Nam Bộ có hình thái tương tự, mưa giông xuất hiện chủ yếu về chiều nhưng không lớn, nhiệt độ 34-35 độ C.
Phạm Hương
Theo VNE
TP HCM sẽ có bản đồ các tuyến đường bị ngập
Để ứng cứu và xử lý kịp thời, TP HCM yêu cầu khẩn trương xây dựng bản đồ các tuyến đường bị ngập.
UBND TP HCM vừa giao Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp phải hoàn tất xây dựng bản đồ ngập nước trước ngày 30/7. Thành phố cũng chấp thuận chủ trương cho trung tâm này nghiên cứu lắp đặt hệ thống camera để nâng cao hiệu quả trong công tác chống ngập.
Các khu vực ngập phải kiểm soát. Ảnh: TTCN
Theo đánh giá của ông Lê Văn Khoa - Phó chủ tịch UBND TPHCM - công tác quản lý, duy tu, nạo vét hệ thống cống thoát nước và kênh rạch còn nhiều bất cập, rời rạc, manh mún; thành phố chưa áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại, thiếu tính hệ thống... là nguyên nhân làm giảm hiệu quả chống ngập.
UBND TP giao Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nghiên cứu ý kiến của các sở ngành về giải pháp hạn chế tối đa việc xả rác xuống miệng hố ga, đề xuất phương án xử lý dứt điểm tình trạng này; rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm trái phép miệng cửa xả, hệ thống kênh rạch. Ngoài ra, đơn vị này phải rà soát toàn bộ hệ thống máy bơm hiện hữu nếu không còn phù hợp thì thay thế nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước, hoặc lắp đặt thêm máy bơm ở một số điểm ngập nặng.
Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập, TP HCM đã xóa được 109 trong 126 tuyến đường ngập do mưa (giảm 86,51%). Số còn lại có 5 tuyến đường thuộc trung tâm và 12 tuyến vùng ngoại vi. Dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ xóa giảm thêm 13 tuyến đường.
Tương tự, thành phố đã xóa được 86 trong tổng số 95 tuyến đường ngập do triều cường. Hiện còn 2 tuyến ngập nặng là Lương Định Của và Huỳnh Tấn Phát; 7 tuyến ngập nhẹ là Nguyễn Văn Hưởng, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 50, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, Tỉnh lộ 10, Đường 26 (giảm 90,53%).
Ngọc Hậu
Theo VNE
Chuyên gia khí tượng: '10 năm chưa có trận mưa tháng 5 nào lớn như sáng 25/5' Không bất thường với quy luật khí hậu đầu mùa hạ, nhưng cơn mưa khiến Hà Nội ngập lụt sáng 25/5 được chuyên gia đánh giá có "cường độ lớn hiếm gặp". Hứng lượng mưa lớn lên đến hơn 200 mm kéo dài từ đêm 24/5 đến sáng hôm sau đã khiến nhiều tuyến giao thông ở Hà Nội ngập sâu 40-60 cm....