Miền Bắc đón đợt mưa rét mới
Sau nhiều ngày nắng ấm, miền Bắc đón đợt rét mới với nhiệt độ thấp nhất xuống ngưỡng 15-17 độ C. Trạng thái này chỉ kéo dài trong 2-3 ngày tới.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số tỉnh Đông Bắc Bộ từ chiều 11/1. Đêm qua, nền nhiệt thấp nhất tại khu vực núi cao như Sa Pa và Mẫu Sơn đã xuống ngưỡng 6-8 độ C. Rét đậm, rét hại bao trùm khắp khu vực.
Sáng 12/1, đợt gió mùa này sẽ tiếp tục tác động đến các tỉnh ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khiến khu vực trở rét. Không khí lạnh cũng sẽ gây mưa rào cho các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế. Nền nhiệt tại đây trong ngưỡng 18-24 độ C, trời rét về đêm và sáng.
Tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thời tiết duy trì ở trạng thái nhiều mây, có mưa rào vài nơi. Nhiệt độ đã giảm nhanh xuống chỉ còn trong khoảng 16-18 độ C. Như vậy, sau nhiều ngày nắng nóng, miền Bắc tiếp tục đón thêm đợt mưa rét mới.
Tuy nhiên đợt lạnh này được dự báo không kéo dài. Ngày 13/1 là ngày có nhiệt độ thấp nhất trong cả đợt, khi nền nhiệt ở đồng bằng xuống mức 15 độ C. Nhưng ngay sau đó, khu vực có thể tiếp tục trải qua những ngày nắng ấm với nhiệt độ cao nhất lên đến 27-28 độ C.
Video đang HOT
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội trong 5 ngày tới. Ảnh: Mỹ Hà.
Cơ quan khí tượng cho biết từ nay đến cuối năm, không khí lạnh sẽ liên tục tăng cường theo chu kỳ 3-5 ngày/đợt. Tuy nhiên, cường độ các đợt lạnh này đều không mạnh và ít có khả năng xâm nhập sâu xuống phía nam nên nhiệt độ trung bình tháng trên cả nước vẫn cao hơn trung bình nhiều năm.
Theo đó, nhiệt độ trung bình tại các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm 2-3 độ C. Nền nhiệt phổ biến ở ngưỡng 19-20 độ C.
Trạng thái duy trì ở miền Bắc trong thời kỳ này là nhiều mây, có mưa nhỏ, mưa phùn và độ ẩm cao. Rét đậm ít có khả năng xuất hiện diện rộng ở Bắc Bộ, chủ yếu xảy ra cục bộ tại vùng núi trong thời gian ngắn.
Trước đó, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trải qua những ngày nắng ấm với nhiệt độ cao trong khoảng 24-27 độ C. Một số thời điểm, nhiệt độ đã lên ngưỡng 27-29 độ C, trời nắng nóng như mùa hè. Cơ quan khí tượng nhận định mùa đông năm nay ấm hơn trung bình nhiều năm.
Theo Zing.vn
Lo ngại nguy cơ thiếu nước vụ Xuân
Chỉ còn 3 tuần nữa, đợt lấy nước đầu tiên phục vụ gieo cấy vụ Xuân 2020 tại 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ sẽ diễn ra. Tuy nhiên, tình hình thời tiết và hiện trạng các hồ chứa đang đặt ra nhiều mối lo.
Công nhân kiểm tra Trạm bơm Thanh Điềm, huyện Mê Linh. Ảnh: Trọng Tùng
3.700ha có nguy cơ bị hạn
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tổng lượng mưa 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt từ 30 - 60mm/tháng. Kéo theo đó, dòng chảy trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình sẽ thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 - 50%.
Lượng mưa thấp còn ảnh hưởng đến tích nước các hồ chứa. Dự kiến, trong đợt xả đầu tiên bắt đầu từ 0 giờ ngày 20/1/2020, mực nước các hồ thủy điện phục vụ cấp nước chính chỉ đạt trung bình 61% dung tích thiết kế (DTTK). Cụ thể, hồ Hòa Bình đạt 56% DTTK (mức trữ thấp nhất trong 30 năm đi vào khai thác); hồ Sơn La đạt 56% DTTK; hồ Thác Bà đạt 52% DTTK.
Vụ Xuân 2020, EVN đối diện áp lực lớn về cung cấp điện do chưa khi nào mực nước hồ Hòa Bình thấp như hiện nay. Tuy nhiên, EVN chia sẻ với ngành nông nghiệp và sẽ bảo đảm lượng nước xả trong 3 đợt từ các hồ chứa. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo điện lực các địa phương cấp điện an toàn, liên tục trong thời gian đổ ải...
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngô Sơn Hải
Theo kế hoạch, Vụ Xuân 2020, 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ gieo cấy gần 529.000ha. Cục trưởng Cục Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường nhận định, với diễn biến thủy văn hiện nay, sẽ có gần 7.400ha gặp khó khăn về lấy nước; tập trung chủ yếu tại 4 địa phương: Hà Nội 4.800ha; Bắc Ninh 550ha; Vĩnh Phúc 1.400ha; Phú Thọ 640ha. Đáng chú ý, khoảng 3.700ha gieo cấy lúa vụ Xuân có nguy cơ bị hạn, rất khó khăn trong việc lấy nước. Trong đó, riêng Hà Nội, diện tích có nguy cơ bị hạn chiếm tới 3.600ha; tập trung tại một số huyện như Sóc Sơn, Quốc Oai, Mê Linh, Phúc Thọ, Ba Vì...
Tận dụng tối đa nguồn nước
Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, các tỉnh, TP đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích canh tác lúa truyền thống, sang rau màu, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc... Tổng diện tích chuyển đổi tại 11 địa phương khoảng 5.394ha. Trong đó, riêng Hà Nội sẽ chuyển đổi 800ha.
Đối với diện tích vẫn thực hiện gieo cấy lúa, Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh, TP cần tận dụng tối đa nguồn nước tại chỗ. Sử dụng giống lúa ngắn ngày, gia tăng lúa chất lượng cao, lúa Japonica trà Xuân muộn. Thời vụ gieo mạ từ ngày 5 - 10/2, phấn đấu hoàn thành gieo cấy vụ Xuân trong tháng 2/2020.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, đối với các công trình không thể vận hành hoặc hiệu suất thấp, cần có phương án tăng cường phương tiện lấy nước và điều tiết nguồn nước thay thế. Cụ thể đối với Hà Nội, ông Tỉnh đề nghị TP chỉ đạo vận hành tối đa hai Trạm bơm dã chiến Phù Sa và Thanh Điểm ngay từ đợt lấy nước đầu tiên. Trong trường hợp cần thiết, tính toán phương án điều tiết nước từ hồ Đồng Mô và hệ thống thủy lợi Liễu Sơn (Vĩnh Phúc).
Thực tế, dù diện tích canh tác lúa không quá lớn, tuy nhiên, vụ Xuân tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ lại là vụ mùa chính, quyết định sản lượng nông nghiệp trong năm. Chính vì vậy, việc bảo đảm nguồn nước cho gieo cấy vụ Xuân được Bộ NN&PTNT đánh giá là hết sức quan trọng.
Trước nhận định về nguy cơ thiếu nước cho gieo cấy vụ Xuân 2020, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương căn cứ lịch lấy nước, xây dựng kế hoạch chi tiết để chủ động điều tiết nguồn cung, bảo đảm phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Tận dụng tối đa nguồn sinh thủy tại chỗ, nước hồi quy, tránh để lãng phí nguồn nước.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị các địa phương tổ chức gieo cấy lúa là chính trong vụ Xuân tới, hạn chế tối đa việc gieo xạ vì rất tốn nước. Cùng với đó, nghiên cứu và lựa chọn các giống lúa phù hợp với từng địa phương.
Riêng đối với Hà Nội, Bộ NN&PTNT lưu ý, TP hiện còn thiếu khá nhiều máy làm đất, cũng như lực lượng lao động cho gieo cấy. Đặc biệt, còn có nhiều lễ hội kéo dài. Do đó, cần tập trung cao độ, vận động người dân thực hiện lấy nước, gieo cấy sớm nhằm bảo đảm khung thời vụ.
Theo Kinhtedothi
Vì sao sương mù dày đặc bao phủ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc? Sáng nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chìm trong sương mù dày đặc, tầm nhìn rất hạn chế. Nguyên nhân được xác định là do không khí lạnh lệch đông, mang theo nhiều hơi ẩm từ biển. Ngoài ra, có nguyên nhân từ bụi mịn do ô nhiễm không khí. Sáng nay sương mù dày đặc Hà Nội. Trung tâm Dự...