Miền Bắc đang trải qua đợt rét có nhiệt độ thấp nhất trong 40 năm gần đây
Theo chuyên gia khí tượng, đợt rét hiện tại ở miền Bắc có nhiệt độ thấp nhất cùng thời kỳ trong hơn 40 năm trở lại đây.
Miền Bắc đang trải qua chuỗi ngày rét đậm, rét hại rất mạnh, nhiều nơi ở vùng núi cao phía Bắc đã xuất hiện băng giá. Vậy đợt rét này có ghi “kỷ lục” so với các đợt rét đã từng xảy ra trong lịch sử và sẽ còn kéo dài đến khi nào?
Liên quan đến nội dung trên, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu ( Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia).
Cuối tuần qua, miền Bắc đã trải qua đợt rét đậm, rét hại rất mạnh, được đánh giá là đợt rét mạnh nhất từ đầu mùa Đông tính đến thời điểm hiện tại và kéo dài tới tận ngày hôm nay, 21/2. Đến thời điểm này, có thể khái quát những điểm tổng quan về đợt rét này xảy ra ở các địa phương như thế nào, thưa ông?
- Từ đêm 18/2 các tỉnh thành ở Bắc Bộ chịu tác động của một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh và kết hợp với hoạt động của rãnh gió Tây trên cao nên đã xuất hiện mưa vừa, có nơi mưa to và giông.
Từ gần sáng ngày 19/2 mưa giông cũng bắt đầu xảy ra trên khu vực Bắc Trung Bộ. Theo số liệu quan trắc ghi nhận được thì trong ngày 19/2, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm, rét hại và sang đến ngày 20 và ngày 21/2 thì tình trạng rét hại xảy ra trên cả khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ trong đợt này phổ biến 6-9 độ C, vùng núi 2-5 độ C, một số nơi vùng núi cao có mức nhiệt thấp hơn như Sapa 1,8 độ C, Đồng Văn 1,9 độ C, Mẫu Sơn -1,0 độ C, cùng với đó là hiện tượng băng giá đã xuất hiện nhiều nơi ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Ở khu vực Bắc Trung Bộ, nhiệt độ thấp nhất cũng giảm xuống còn khoảng 8-11 độ C. Ngoài ra, ở khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế trong ngày 20 và ngày 21/2 cũng đã có sự giảm nhiệt mạnh, trời rét đậm.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu. (Ảnh: Nguyễn Dương).
So sánh với các đợt rét cùng thời điểm trong quá khứ, được biết, đợt rét này được đánh giá là “kỷ lục”?
- Theo thống kê số liệu nhiệt độ trung bình vào tuần cuối tháng 2 (từ 21-28/2) trong qua khứ từ 1981 đến nay cho thấy, đã từng xảy ra 5 năm có chuẩn sai nhiệt độ trung bình thấp nhất trong chuỗi số liệu, lần lượt vào các năm 1996, 1985, 2000, 1983 và 1986 với chuẩn sai nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng từ 4-6 độ C (Bảng 1).
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chuẩn sai nhiệt độ trung bình tuần (từ 21-28/2/2022) tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiệt độ trung bình có xu hướng thấp hơn so với TBNN khoảng từ 4-6 độ C. Như vậy, so sánh với 5 năm có chuẩn sai thấp nhất cùng thời kỳ thì đợt rét đậm, rét hại sắp tới có khả năng có giá trị nhiệt độ trung bình thấp tương đương với giá trị trong 5 năm kể trên.
Theo quan trắc nhiệt độ thấp nhất trong đợt rét này tại trạm khí tượng Láng (Hà Nội) là 8,4 độ C xảy ra ngày 20/2/2022. Tuy nhiên, nhiệt độ tại đây trong tuần cuối tháng 2/1996 đã từng ghi nhận là 6,2 độ C vào ngày 21/2/1996. Như vậy nhiệt độ này chưa phải là giá trị thấp nhất trong quá khứ.
Tuy nhiên, có thể sơ bộ đưa ra dự báo rằng nhiệt độ trung bình tuần cuối tháng 2/2022 sẽ là một trong 5 năm có giá trị thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc được trong cùng thời kỳ trong hơn 40 năm trở lại đây.
Video đang HOT
Đúng như thông tin dự báo, những ngày qua nhiều nơi nhiệt độ xuống rất thấp, rét đậm rét hại kèm mưa và băng giá đã xuất hiện ở vùng núi cao. Tuy nhiên, hiện tượng mưa tuyết mà du khách quan tâm chưa có. Vậy ông có thể giải thích điều kiện thời tiết như nào thì mới xuất hiện mưa tuyết và băng giá?
- Băng giá là hiện tượng nước đóng băng trên các bề mặt, băng giá được hình thành khi nhiệt độ hạ thấp.
Tuyết là một dạng kết tủa của tinh thể nước đá dưới áp suất không khí của trái đất. Nhiệt độ thấp, các tinh thể này kết tủa thành bông tuyết và rơi xuống mặt đất từ những đám mây.
Như vậy, băng giá hình thành khi có mưa trong điều kiện nhiệt độ xấp xỉ mức đông kết (0 độ C). Nước mưa đọng trên mái nhà, cành cây… sẽ bị đóng băng tạo thành băng giá.
Còn hiện tượng tuyết rơi hoặc mưa tuyết là một hiện tượng thiên nhiên giống như mưa nhưng là mưa của những tinh thể đá nhỏ hoặc sự pha trộn của các tinh thể băng. Mưa tuyết xảy ra nếu lớp không khí gần bề mặt có nhiệt độ mức gần 0 độ C đủ dầy, các hạt tinh thể đá và băng từ các đám mây rơi xuống không bị tan thành nước mà tạo thành bông tuyết, khi gần chạm mặt đất vẫn ở dạng bông tuyết. Còn nếu lớp không khí gần bề mặt có nhiệt độ cao hơn thì các tinh thể băng và đá sẽ bị tan thành hơi nước trước khi chạm mặt đất tạo thành mưa.
Băng giá xuất hiện tại đỉnh đèo Ô Quý Hồ (Sa Pa, Lào Cai) vào sáng sớm ngày 21/2. (Ảnh: Phạm Ngọc Triển).
Đợt rét này ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào thì kết thúc và từ nay đến hết tháng 2/2022, miền Bắc còn đợt rét nào nữa không, thưa ông?
- Theo nhận định, đợt rét đậm, rét hại có khả năng kéo dài đến ngày 24/2/2022. Sau đó nhiệt độ có xu hướng ấm dần lên, đặc biệt là vào ban ngày không có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại từ sau ngày 24/2 đến hết tháng 2/2022.
Xin cảm ơn ông!
Ứng phó khẩn cấp với đợt không khí lạnh nhất từ đầu mùa Đông, Hà Nội hôm nào rét nhất trong đợt?
Nhiều người đặt câu hỏi, trong đợt rét đậm rét hại tiệm cận những những trận rét lịch sử lần này, Hà Nội hôm nào rét nhất trong đợt? Để trả lời câu hỏi này PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia).
Tin mới nhất về đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất mùa Đông 2021-2022
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia) cho biết, hiện nay, ở khu vực phía Nam Trung Quốc có một khối không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống nước ta.
Chiều nay (18/02), bộ phận không khí lạnh đã tiến sát vùng biên giới nước ta.
Ứng phó khẩn cấp với đợt không khí lạnh nhất từ đầu mùa Đông: Trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ.
Dự báo: Trong tối và đêm nay (18/02), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rãnh gió Tây trên cao nên từ chiều tối nay (18/02) đến ngày 21/02, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, riêng từ ngày mai (19/02) đến hết ngày 20/02 vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; từ ngày mai (19/02) đến ngày 21/02, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.
Từ đêm nay (18/02), trong đất liền Bắc Bộ gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4; ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió chuyển hướng Đông Bắc mạnh dần lên cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2,0-5,0m. Từ đêm mai (19/02), trên vùng biển ngoài khơi Trung Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, biển động, sóng biển cao từ 2,0-4,0m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
Khu vực Hà Nội: Từ đêm nay (18/02) đến ngày 20/02 có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ.
Từ ngày mai (19/02), ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm, rét hại; riêng từ ngày 20-22/02, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ, vùng núi 3-6 độ, vùng núi cao có nơi xấp xỉ 0 độ và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại: cấp 1.
Từ sáng sớm mai (19/02), Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia sẽ cung cấp bảng nhiệt độ thực đo lúc 06h trên Website và App thời tiết.
Nền nhiệt ở Thủ đô Hà Nội trong ngày Chủ nhật (ngày rét nhất trong đợt) chỉ ở mức 8-11 độ C.
Hà Nội hôm nào rét nhất trong đợt?
Đây được nhận định là đợt rét sâu nhất trong mùa Đông 2021-2022. Không khí lạnh kèm theo mưa nên người dân sẽ càng cảm nhận rõ hơn về cái rét. Nền nhiệt ở Thủ đô Hà Nội trong ngày Chủ nhật (ngày rét nhất trong đợt) chỉ ở mức 8-11 độ C.
Dự báo, từ ngày 19-23/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất kể từ mùa Đông 2021-2022. Nhiều nơi nhiệt giảm sâu, vùng núi cao có khả năng cao xảy ra mưa tuyết và băng giá; trung du và đồng bằng có thể dưới 10 độ C.
Cụ thể, từ trưa chiều 18/02-21/02 có mưa, mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; từ ngày 22/02 mưa giảm dần. Trời rét; từ ngày 19-22/02 trời rét đậm rét hại, riêng ngày 20-21/02 trời rét hại. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ 23-27/02, có mưa vài nơi. Trời rét, có nơi rét đậm; riêng ngày 23/12 trời rét đậm.
Cảnh báo: Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Ứng phó khẩn cấp với đợt không khí lạnh nhất từ đầu mùa Đông
Trước tình hình miền Bắc đêm nay và ngày mai sẽ bắt đầu đón đợt rét đậm, rét hại tương đương với những trận rét nhất trong lịch sử, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã có văn bản gửi các địa phương về công tác ứng phó với rét đậm, rét hại.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do tác động của không khí lạnh mạnh và mưa, từ ngày 19-23/02, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng, khu vực vùng núi phía Bắc có khả năng cao xảy ra mưa tuyết và băng giá, nhiệt độ thấp nhất các tỉnh vùng núi, trung du từ 4-6 0C, khu vực núi cao có nơi xấp xỉ 0 0C, các tỉnh đồng bằng từ 8-10 0C.
Từ cuối năm 2021 đến nay, đã có 09 đợt không khí lạnh, trong đó có 02 đợt không khí cường độ mạnh tương đương mức được dự báo trong những ngày tới. Tuy đã được thông tin và chỉ đạo kịp thời song vẫn xảy ra 02 vụ ngạt khí do sưởi ấm bằng bếp than làm 03 người chết (tại Thanh Hóa). Để chủ động ứng phó với rét hại, băng giá và giảm thiểu những thiệt hại, tránh lặp lại những trường hợp đáng tiếc như đã xảy ra trong thời gian qua, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung sau:
1. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời đến chính quyền và nhân dân; tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh, hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người như tại một số địa phương trong những năm gần đây.
2. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét; triển khai phương án di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt trong tình huống cần thiết để đảm bảo an toàn; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Tham khảo tài liệu hướng dẫn, truyền thông trên trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
3. Chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
4. Tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh.
5. Hiện nay, học sinh các cấp trên cả nước đã đi học trực tiếp trở lại, các địa phương căn cứ diễn biến thời tiết để chủ động cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn, nhất là đối với các trường nội trú ở khu vực miền núi.
6. Các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chủ động triển khai các biện pháp chống rét cho mạ và diện tích lúa vụ Đông Xuân mới gieo cấy; điều chỉnh linh hoạt lịch gieo cấy đối với diện tích còn lại phù hợp với diễn biến thời tiết để tránh thiệt hại.
7. Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố quan tâm tổ chức thực hiện.
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh cực mạnh, chuyên gia cảnh báo vùng núi cao có tuyết Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, khoảng từ ngày 19/2, miền Bắc đón một đợt không khí lạnh mạnh gây rét đậm rét hại, cảnh báo xuất hiện băng giá, mưa tuyết ở vùng núi cao. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung...