Miền Bắc còn mưa lớn nhiều nơi, Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Miền Bắc còn mưa lớn cục bộ ở phía Đông Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình. Trung Bộ mưa giông kéo dài, Tây Nguyên và Nam Bộ khả năng xảy ra đợt mưa lớn.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (11/9), ở khu vực đồng bằng, Đông Bắc của Bắc Bộ, Hòa Bình có mưa vừa, mưa to và rải rác có giông, cục bộ có nơi mưa rất to; khu vực Việt Bắc của Bắc Bộ, Nam Sơn La và khu vực miền Tây Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to.
Lượng mưa tính từ 7-15h có nơi trên 100mm như: Triều Dương (Hưng Yên) 194.6mm, Cổ Ngựa (Hải Dương) 160.6mm, Nam Toàn (Nam Định) 127.6mm, Gia Lương (Bắc Ninh) 124.2mm, Quỳnh Phụ (Thái Bình) 123.6mm, Quan Hoa ( Hà Nội) 107.2mm, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 106.8mm,…
Dự báo, từ chiều tối nay đến sáng sớm mai (12/9), khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm, cục bộ có nơi trên 120mm.
Ngày và đêm mai, khu vực phía Đông Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình có mưa, mưa vừa và có nơi có giông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết miền Bắc còn mưa lớn. Ảnh ngập ủng ở Hà Nội những ngày gần đây: Đình Hiếu
Ngoài ra, chiều tối và đêm nay, ở khu vực Việt Bắc của Bắc Bộ, từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 60mm; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, mưa giông và mưa lớn cục bộ ở Trung Bộ có khả năng kéo dài nhiều ngày tới. Từ khoảng 13/9, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ khả năng xảy ra một đợt mưa lớn.
Dự báo xa hơn, thời kỳ từ 11/9 đến 10/10, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, cả nước tiếp tục có nhiều ngày mưa; trong đó xuất hiện một số đợt mưa vừa, mưa to diện rộng. Mùa mưa có khả năng xuất hiện tại khu vực miền Trung từ nửa cuối tháng 9.
Thời kỳ này, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ cao hơn 20-40% so với trung bình nhiều năm (TBNN); Bắc – Trung Trung Bộ, cao hơn từ 15-30%; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, xấp xỉ trên so với TBNN; riêng tại Phan Rang – Phan Thiết và miền Tây Nam Bộ, tổng lượng mưa xấp xỉ dưới so với TBNN.
Đáng lưu ý, trong thời kỳ dự báo, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam có khả năng ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ (TBNN trên biển Đông: 2,3 cơn; TBNN đổ bộ: 1,1 cơn).
Riêng về nắng nóng, thời kỳ 11/9-10/10, vẫn có khả năng xuất hiện cục bộ ở khu vực Trung Bộ.
Cơ quan khí tượng nhấn mạnh, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão/áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam, giông, lốc xoáy trên biển có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông. Mưa lớn, giông mạnh kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.
Toàn cảnh diễn biến bão số 3 Yagi, xuất hiện nhiều quy luật dị thường
Cơn bão số 3 Yagi đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản cho nhiều địa phương ở miền Bắc.
Diễn biến về đường đi, cấp độ, đặc điểm của cơn bão ngay khi vào Biển Đông đã xuất hiện nhiều quy luật dị thường.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia vừa có báo cáo về công tác dự báo phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 Yagi. Cụ thể:
Diễn biến đường đi và cấp độ của bão số 3
- Ngày 3/9, sau khi vào Biển Đông bão số 3 Yagi di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc; đến ngày 5/9, bão tăng 8 cấp trong 48 giờ (từ cấp 8 lên cấp 16, cấp siêu bão).
- Bão số 3 duy trì cấp siêu bão hơn 24 giờ trước khi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quôc) và tối ngày 06/9.
- Đêm 6/9, bão số 3 đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão giảm xuống cấp 14, giật cấp 17.
- Chiều 7/9, bão số 3 đổ bộ vào khu vực các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng với cường độ cấp 12-13, giật cấp 15.
Thời điểm tâm bão Yagi vừa đi qua, gió vẫn mạnh kèm mưa lớn khiến sóng biển Hạ Long (Quảng Ninh) dâng cao. Hàng chục thuyền bè neo đậu tại đây đã bị sóng đánh chìm. Ngư dân hoảng loạn chạy lên bờ, lo lắng bởi thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu. Ảnh: Thạch Thảo
- 4h sáng 8/9, bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Tây Bắc Bộ; sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng thấp và tan dần.
- 11h ngày 8/9, Trung tâm dự báo KTTV quốc gia phát tin cuối về áp thấp nhiệt đới.
Đặc điểm của cơn bão số 3
- Là cơn bão có cường độ tăng nhanh (trong 24 giờ cường độ bão tăng 8 cấp) và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào phía Đông của đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão.
- Là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông.
- Mức độ giảm cấp trên đường đi không theo quy luật thông thường. Thông thường khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào Vịnh Bắc Bộ, các cơn bão thường yếu đi nhanh, nhưng với bão số 3 Yagi cường độ không giảm nhanh. Khi áp sát bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, bão vẫn giữ cường độ cấp 12-13.
- Thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (12 giờ).
Nhiều người dân đỗ ô tô trên hè phố hoặc ở sân các khu đô thị đã phải chịu hậu quả khi hàng chục chiếc "xế hộp" bị cây đổ đè bẹp trong đêm qua. Hình ảnh tại chung cư Nam Đô, phố Trương Định, quận Hoàng Mai. Ảnh: Lê Anh Dũng
Trong ngày 8/9, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ được triển khai tới các khu vực có cây xanh bị đổ để cắt tỉa, dọn dẹp, giải cứu ô tô bị đè bẹp trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Đình Hiếu.
Số liệu quan trắc được:
- Tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; đảo Cô Tô cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) cấp 10, giật cấp 13; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 14; Phù Liễn (Hải Phòng) cấp 11, giật cấp 14; Ba Lạt (Thái Bình) cấp 9, giật cấp 12; Văn Lý (Nam Định) cấp 7, giật cấp 8; Hải Dương cấp 12, giật cấp 13; Lục Ngạn (Bắc Giang) cấp 9, giật cấp 11; Hưng Yên cấp 8, giật cấp 11; Bắc Giang cấp 7, giật cấp 9; Bắc Ninh cấp 7, giật cấp 10; Hà Nội cấp 6, giật cấp 8.
- Từ đêm 6/9 đến sáng sớm 8/9, khu vực Bắc Bộ có mưa phổ biến 70-200mm, cục bộ một số nơi có mưa rất to trên 300mm như: Phủ Dực (Thái Bình) 441mm, Vân Mai (Hoà Bình) 440mm,Vàng Danh (Quảng Ninh) 380mm, Xuân Thủy (Nam Định) 357mm, Ngọc Chiến (Sơn La) 406mm, Làng Nhi (Yên Bái) 324mm.
Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, khi còn ở khu vực Bắc Biển Đông bão số 3 có cường độ rất mạnh, cấu trúc hệ thống đối xứng, hoàn lưu bão rộng được duy trì và phát triển trong môi trường rất thuận lợi (nhiệt độ bề mặt nước biển rất cao, trên 31 độ C; hội tụ ẩm mực thấp rất lớn) - là những điều kiện để bão duy trì cường độ mạnh.
Vì vậy, từ thời điểm trước 48 giờ khi bão số 3 đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) các cơ quan dự báo của quốc tế và Việt Nam đều có chung nhận định bão sẽ không giảm nhiều về cường độ khi đi vào Vịnh Bắc Bộ cũng như khi tiến sát đất liền Việt Nam.
Các cơ quan dự báo của quốc tế đều có chung nhận định rằng bão sẽ duy trì cường độ rất mạnh khi di chuyển trên Vịnh Bắc Bộ (cấp 13-14) và khi đổ bộ vào đất liền Việt Nam (cấp 12, trên cấp 12).
Một nhà hàng ẩm thực ở khu du lịch Hạ Long (Quảng Ninh) sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại cây cột quảng cáo phía trước cửa. Ảnh: Thạch Thảo
Dự báo của Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia về cường độ cũng như hướng di chuyển của bão số 3 sát với hướng di chuyển và cường độ thực tế của bão trên Vịnh Bắc Bộ cũng như khi đi vào đất liền, và có sự tương đồng với dự báo của các cơ quan dự báo quốc tế.
Ngoài ra, trung tâm này có 2 lần thảo luận với Trung tâm Dự báo bão khu vực của Nhật Bản; 2 cuộc thảo luận với cơ quan Khí tượng Trung Quốc trong đợt dự báo bão số 3 để chia sẻ thông tin dự báo, kinh nghiệm chuyên gia và số liệu quan trắc bão.
Tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất thời gian sắp tới
Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia dự báo, từ 8-9/9, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực các đồng bằng, trung du và vùng núi phía Bắc, với lượng mưa trung bình 24h có thể lên tới 100-150mm, có nơi có thể trên 200mm.
Nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương, trong đó đặc biệt cần lưu ý:
- Các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3. Lũ trên sông Ngòi Thia (Yên Bái), sông Bôi (Hòa Bình), Hoàng Long (Ninh Bình) lên trên mức báo động 3; hạ lưu sông Lục Nam lên mức báo động 2.
- Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.
- Nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các tỉnh: Quảng Ninh (12 huyện/thị xã), Lạng Sơn (11 huyện), Bắc Kạn (6 huyện), Thái Nguyên (9 huyện), Bắc Giang (8 huyện), Vĩnh Phúc (5 huyện), Hòa Bình (11 huyện), Phú Thọ (9 huyện), Tuyên Quang (6 huyện), Yên Bái (9 huyện), Sơn La (8 huyện), Lai Châu (3 huyện), Lào Cai (4 huyện), Thanh Hóa (10 huyện).
Bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Bắc vẫn mưa to nhiều nơi Bão số 3 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng vẫn gây ra mưa to đến rất to nhiều nơi ở miền Bắc, có nơi lượng mưa lên tới 350mm. Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Lúc 4h ngày 8/9, vị...