Microsoft van nài hacker mũ trắng xâm nhập vào hệ thống điện toán đám mây Azure
Dù được treo thưởng hậu hĩnh nhưng số lượng hacker mũ trắng thử xâm nhập và phát hiện lỗ hổng vẫn chưa đạt yêu cầu của Microsoft.
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện toán đám mây, Microsoft đang tìm cách thu hút sự quan tâm của các hacker mũ trắng và các chuyên gia bảo mật, những người thường giúp các hãng công nghệ phát hiện ra lỗ hổng bảo mật.
Microsoft hiện tại đang muốn các chuyên gia bảo mật hack thường xuyên hơn vào Azure. Thậm chí, Microsoft còn sẵn sàng chi ra các khoản thưởng hậu hĩnh nếu các nhà nghiên cứu tìm ra lỗ hổng. Gã khổng lồ phần mềm cũng đề xuất miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp các hacker mũ trắng “chọc ngoáy” gây thiệt hại cho khách hàng sử dụng Azure.
Microsoft không khuyến khích các cuộc tấn công ác ý nhưng họ muốn các nhà nghiên cứu dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm tòi lỗ hổng bảo mật của dịch vụ đám mây Azure. Điều này sẽ giúp Microsoft tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong việc tìm kiếm và vá các lỗ hổng.
Hiện tại, rất nhiều hacker mũ trắng đang tham gia tìm lỗi cho các sản phẩm cũ của Microsoft như Windows, Offices và trình duyệt web. Tuy nhiên, theo Kymberlee Price, người giám sát các chương trình cộng đồng thuộc Trung tâm Phản ứng Bảo mật Microsoft, hiện tại chưa có nhiều nhà nghiên cứu bảo mật tham gia tìm lỗi trên Azure.
Microsoft đang cung cấp nhiều khoản thưởng hậu hĩnh cùng các đặc quyền khác nhưng vẫn chưa thu hút được số lượng nhà nghiên cứu mà chúng tôi mong muốn, Price nói.
Video đang HOT
Đây là một vấn đề đáng lo ngại khi mảng đám mây ngày càng trở nên quan trọng, mang lại phần lớn doanh thu cho Microsoft. Sự chuyển đổi sang điện toán đám mây đang thay đổi tình hình an ninh mạng, mang đến cả những cơ hội mới và thách thức mới. Một trong những rủi ro lớn nhất đó là Microsoft đang điều hành dịch vụ điện toán đám mây cho các khách hàng thuê lại, điều này đồng nghĩa với việc gã khổng lồ phần mềm có nghĩa vụ phải bảo vệ họ.
Microsoft đang lên kế hoạch ra mắt cái gọi là tuyên bố Safe Harbor, giúp các nhà phát triển thoải mái lục lọi và báo cáo lỗ hổng mà không lo gặp rắc rối pháp lý. “Chúng tôi luôn thực hiện điều này nhưng chưa bao giờ chính thức nói rõ ra. Điều quan trọng là cần có một chính sách chính thức đảm bảo các nhà nghiên cứu có thể thoải mái đi sâu vào các hệ thống điện toán đám mây mà không lo bị gặp vấn đề pháp lý nếu vô tình đánh sập một dịch vụ hoặc làm gián đoạn quyền truy cập vào dữ liệu của khách hàng”, bà Price nói thêm.
Trong lần đầu làm việc tại Microsoft vào những năm 2000, Price là một trong số các kỹ sư bảo mật tiên phong cộng tác với các nhà nghiên cứu bảo mật, các hacker mũ trắng thay vì coi họ là đối thủ. Cô rời đi vào năm 2009 và quay lại Microsoft khoảng 2 năm trước.
Theo Mark Russinovich, Giám đốc công nghệ Azure, hiện tại tin tặc vẫn nhắm mục tiêu vào các mạng lưới doanh nghiệp thường xuyên hơn so với mạng điện toán đám mây nhưng mọi thứ đang thay đổi. Mức độ tinh vi của tin tặc và sự quan tâm tới mạng điện toán đám mây sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của điện toán đám mây, Russinovich nói thêm.
Trong khi đó, Steve Dispensa, tổng giám đốc phụ trách bảo mật điện toán đám mây và AI tại Microsoft, cho rằng việc chia sẻ dữ liệu bảo mật giữa các ông lớn cũng sẽ giúp ngăn chặn tin tặc hiệu quả hơn. Microsoft muốn chia sẻ thông tin bảo mật với mọi người, miễn là không ảnh hưởng tới dữ liệu riêng tư của khách hàng, Dispensa nói.
“Thật dại dột nếu luôn cho rằng chúng ta thông minh hơn tin tặc, chúng luôn nắm được các điểm yếu trước khi chúng ta nhận ra để sửa sai”, Dispensa chia sẻ. “Chúng tôi sẽ công bố các dữ liệu bảo mật để tất cả học hỏi lẫn nhau, thủy triều lên sẽ nâng mọi con thuyền lên theo”.
Theo GenK
Microsoft kêu gọi tìm lỗi đám mây Azure
Trong mục tiêu tăng cường hoạt động bảo mật đám mây, Microsoft đang tìm cách thu hút các hacker mũ trắng bằng hệ thống phần thưởng và các đảm bảo về mặt pháp lý.
Microsoft hy vọng có thể tìm kiếm và sửa lỗi trên đám mây ngày càng nhiều hơn - Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, công ty không khuyến khích các cuộc tấn công độc hại và mong muốn các nhà nghiên cứu bảo mật dành nhiều thời gian hơn để tìm ra các lỗ hổng cho dịch vụ đám mây hàng đầu của mình để Microsoft có thể tìm hiểu và sửa chúng.
Kymberlee Price, người giám sát các chương trình cộng đồng trong trung tâm phản hồi bảo mật (Security Response Center) của Microsoft cho biết "nhiều hacker mũ trắng đã thực hiện điều này cho các sản phẩm cũ như Windows, Office và trình duyệt nhưng chưa đủ trên Azure. Microsoft hiện cung cấp các khoản săn lỗi nhận thưởng cho Azure, nhưng hiện tại không nhận được nhiều hoạt động như mong muốn".
Chính vì vậy, Microsoft đang lên kế hoạch thay đổi điều đó, bao gồm tuyên bố công ty sẽ không có các hành động pháp lý chống lại các nhà nghiên cứu và tạo ra một hệ thống phần thưởng cho người tìm lỗi thành công.
Đây là một vấn đề Microsoft cần phải quan tâm khi đặt cược lớn vào các dịch vụ đám mây để tăng trưởng doanh thu. Sự chuyển đổi sang điện toán đám mây đang thay đổi an ninh mạng, mang đến những cơ hội và thách thức mới. Một trong những rủi ro lớn nhất là Microsoft hiện điều hành các dịch vụ cho khách hàng trên nền tảng đám mây của mình, điều đó đồng nghĩa công ty đang đi đúng đường để bảo vệ sự an toàn cho khách hàng của họ.
Microsoft đang lên kế hoạch phát hành một tuyên bố Safe Harbor, trong đó cho các nhà nghiên cứu quyền hợp pháp để báo cáo lỗ hổng. Price nhấn mạnh "chúng tôi đã luôn luôn làm điều đó nhưng chúng tôi không bao giờ chính thức nói rõ về nó. Điều quan trọng là phải công bố một chính sách chính thức để các nhà nghiên cứu làm việc nhiều hơn trên các hệ thống đám mây nơi họ có thể lo lắng rằng mình sẽ vô tình đánh sập một dịch vụ ngoại tuyến hoặc truy cập dữ liệu của khách hàng và gặp rắc rối".
Trong thời gian làm việc tại Microsoft vào những năm 2000, Price là một trong những kỹ sư bảo mật tiên phong trong nỗ lực cộng tác với các nhà nghiên cứu bảo mật thay vì xem họ là đối thủ. Cô đã rời Microsoft vào năm 2009 và trở lại cách đây hai năm.
Hiện tại, những kẻ tấn công vẫn nhắm mục tiêu vào các hệ thống mạng được đặt tại các văn phòng hơn đám mây nhưng điều đó đã thay đổi. Mark Russinovich, giám đốc công nghệ của Azure cho biết mức độ tinh vi của những kẻ tấn công và sự quan tâm đám mây sẽ tiếp tục tăng cao khi nền tảng đám mây tiếp tục phát triển như vũ bão hiện nay.
Bảo mật đám mây đòi hỏi các công cụ và kỹ thuật mới nhưng nó cũng cho phép các công ty như Microsoft theo dõi và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ để tìm các tác nhân độc hại và quét mạng của hàng trăm ngàn khách hàng để có thể thấy các cuộc tấn công.
Russinovich đã nói về việc bảo vệ nền tảng đám mây tại một hội nghị học thuật ở Microsoft với sự tham dự của hàng trăm nhân sự Microsoft và kỹ sư bảo mật từ Amazon Web Services, Google, Nike... Sự kiện này phát triển từ một nhóm hoạt động bao gồm Ram Shankar Siva Kumar, người giám sát một nhóm kỹ sư áp dụng học máy vào an ninh mạng và các đồng nghiệp tại AWS và Google.
Steve Dispensa, giám đốc mảng bảo mật đám mây và trí tuệ nhân tạo của Microsoft, hy vọng rằng việc chia sẻ dữ liệu, công cụ và kỹ thuật công khai sẽ giúp mọi người chống lại những kẻ tấn công tốt hơn.
Theo thanh niên
Hệ thống đăng nhập của Microsoft có lỗi cho phép hacker chiếm quyền kiểm soát bất cứ tài khoản Office nào Một loạt lỗi trong hệ thống đăng nhập của Microsoft mà khi kết hợp lại với nhau có thể tạo ra phương thức tấn công hoàn chỉnh cho phép hacker quyền truy cập vào tài khoản Microsoft của bất cứ ai nếu lừa được họ nhấp vào một liên kết. Sahad Nk, môt chuyên gia săn lôi tai Ân Đô, đa phat hiên...