Microsoft tuyên bố đầu tư vào công ty ứng dụng gọi xe Grab
Tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft ngày 8/10 tuyên bố sẽ đầu tư một khoản không được tiết lộ vào công ty ứng dụng gọi xe Grab. Khoản đầu tư này là một phần trong thỏa thuận đối tác chiến lược giữa hai bên – tin từ CNBC cho hay.
Ngoài việc rót vốn, Microsoft và Grab – công ty có trụ sở ở Singapore – sẽ cộng tác trong các dự án công nghệ thuộc các lĩnh vực như dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Grag cũng sẽ sử dụng một số sản phẩm của Microsoft, bao gồm dịch vụ điện toán đám mây Azure.
“Chúng tôi hứng thú với các công ty đến từ Đông Nam Á”, bà Peggy Johnson, Phó chủ tịch điều hành của Microsoft, nói với CNBC. “Thật thú vị khi chứng kiến những gì họ đã làm được với công nghệ, cách mà họ ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề cho khách hàng”.
Cả Microsoft và Grab đều từ chối tiết lộ về giá trị khoản đầu tư. Tuy nhiên, tờ Financial Times nói rằng Microsoft rót cho Grab 200 triệu USD.
Từ đầu năm đến nay, Grab đã huy động được 2 tỷ USD từ hãng xe Toyota và các nhà đầu tư tổ chức khác như SoftBank và Didi Chuxing. Tổng số vốn mà Grab huy động được tính đến ngày 2/8/2018 đã đạt 6 tỷ USD, định giá công ty ở mức 11 tỷ USD – theo dữ liệu từ CB Insights.
Hôm thứ Sáu tuần trước, hãng Reuters đưa tin rằng tập đoàn SoftBank của Nhật Bản đang chuẩn bị rót thêm 500 triệu USD vào Grab.
Video đang HOT
Chủ tịch Ming Maa của Grab từ chối bình luận về các cuộc thảo luận rót vốn đang diễn ra, nhưng nói với CNBC rằng công ty có thể huy động được 3 tỷ USD trong năm nay. Theo ông Ma, Grab sẽ sử dụng số vốn đầu tư từ Microsoft để cải thiện sự an toàn và trải nghiệm cho người dùng.
Theo thỏa thuận, Grab sẽ hợp tác với Microsoft để phát triển những phương thức mới cho việc kiểm chứng hành khách và tài xế bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Ngoài ra, hành khách cũng có thể đặt cuốc xe trực tiếp thông qua ứng dụng Microsoft Outlook.
Microsoft hiện đang xem AI là một trong những ưu tiên phát triển chính. Hãng từng tuyên bố muốn đưa AI vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống.
Nguồn: Vneconomy
Sôi động thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ, vừa mừng vừa lo
Thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ với sự xuất hiện của một số hãng mới và đang rất sôi động, hứa hẹn một cuộc cạnh tranh gay gắt.
Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều ứng dụng gọi xe công nghệ. Có thể kể đến sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của Go - Việt hay như mới nhất là sự gia nhập của ứng dụng Go - Ixe từ ngày 12/9, cộng với những Grab, Vato, Aber, Mai Linh Bike...
Theo ông Nguyễn Chí Luận, Tổng Giám đốc Go - Ixe Việt Nam, để có thể gia nhập cuộc chơi, Go - Ixe đã chuẩn bị kỹ càng trong 2 năm và có trải qua thực tế tại một số địa phương như: Bắc Giang, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cần Thơ... Go - Ixe có nhiều tính năng khác nhau, phù hợp với địa lý và tâm lý khách hàng như có mức tính giá khác nhau ở từng địa phương, kết nối được tất cả các phương tiện vận tải với nhau, tài xế được đào tạo, qua sát hạch nên tạo được sự an toàn cho hành khách. Theo ông Luận, đây là phần mềm nằm trong chương trình quốc gia về khởi nghiệp, sử dụng công nghệ thuần Việt, do người Việt Nam khởi xướng nhằm hưởng ứng chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
"Những em sinh viên đang học trong nhà trường khi rảnh có thể bật app để chạy. Hoặc những em mới ra trường chưa có việc làm và đặc biệt là quân nhân xuất ngũ chưa có việc làm thì về phía ngân hàng chúng tôi liên kết có thể cho vay đến 85% để khởi nghiệp", ông Luận nói.
Gọi xe công nghệ hứa hẹn một cuộc cạnh tranh gay gắt.
Nhờ có sự tham gia sôi động này mà nhiều người dân thường xuyên di chuyển bằng xe ôm công nghệ có thêm sự lựa chọn. Vốn chỉ thường xuyên sử dụng Grab để di chuyển sau khi Uber rút đi, thời gian gần đây, chị Trần Bích Thanh, nhân viên văn phòng ở TPHCM chuyển sang dùng nhiều ứng dụng gọi xe khác, tùy từng thời điểm.
"Do đặc thù công việc nên mình thường xuyên đi bằng xe công nghệ. Trước kia mình hay đi grab do không có nhiều lựa chọn nhưng bây giờ thì có rất nhiều lựa chọn nên mình ủng hộ việc có nhiều hãng xe để khách hàng tiện lợi hơn trong di chuyển" - chị Thanh chia sẻ.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, việc có nhiều hãng tham gia thị trường xe ôm công nghệ có mặt tốt là sẽ có cạnh tranh nâng cao chất lượng phục vụ, người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp, tránh được các yếu tố độc quyền.
"Khi có nhiều người vào trong một thị trường như thế thì sẽ tạo ra sự canh tranh rất lớn. Cạnh tranh về xe đến đúng giờ, chất lượng, dịch vụ, di chuyển tốt...Đồng thời sẽ đẩy giá cả xuống. Vì thế về mặt lợi sẽ đem lại nhiều cái lợi cho thị trường, giúp rất nhiều cho người dân"- TS Hiếu cho biết.
Tuy nhiên, ông Hiếu cũng tỏ ra lo lắng trước sự phát triển không có "giới hạn" của loại hình này. Điều này rất có thể sẽ tạo ra sự hỗn loạn và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải có giải pháp quản lý hiệu quả. Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu đề nghị trong khi chờ các quy định mới của Nghị định 86 sửa đổi thì có thể thành lập Hiệp hội những người lái xe ôm công nghệ. Hiệp hội này có thể bảo vệ quyền lợi của tài xế khi xảy ra các sự cố, đồng thời đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi xảy ra các tranh chấp.
Về phía cơ quan quản lý, đã có sự lúng túng khi chưa có những quy định cụ thể từ phía Bộ Giao thông vận tải làm căn cứ để xử lý. Theo ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý Vận tải đường bộ, Sở Giao thông vận tải TPHCM, hiện nay khung pháp lý vẫn chưa rõ ràng bởi Bộ Giao thông vận tải mới cho một số đơn vị được thí điểm như Grab, V-Car, Mai Linh Car, Go- Car... Những đơn vị còn lại như Aber, Go Việt, Vato...chưa được Bộ chấp thuận thí điểm nhưng vẫn đang hoạt động.
Ông Hải cho biết thêm, tại TPHCM, loại hình hợp đồng điện tử cho các xe ô tô dưới 9 chỗ đang bão hòa ở con số khoảng 34.000 xe...Còn loại hình xe ôm công nghệ hiện chưa có quy định cụ thể và con số này đang phát triển từng ngày trong khi thành phố vẫn đang chờ quy định mới.
"Trong lúc chờ hành lang pháp lý thì Bộ GTVT cũng yêu cầu các phương tiện xe đó chạy đúng theo luật Giao thông đường bộ bởi hiện nay xuất hiện tình trạng mất an toàn. Còn quản lý thì sẽ có sau khi thí điểm đánh giá, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải sẽ tham mưu chính phủ ban hành Nghị định thì chúng ta sẽ có công cụ để đánh giá, kiểm soát" - ông Hải nói.
Rõ ràng, sự sôi động của thị trường xe ôm công nghệ đã và đang tạo ra rất nhiều sự thuận lợi cho khách hàng nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ không thể kiểm soát. Vì thế các ngành chức năng cần sớm có những quy định để quản lý./.
Nguồn: VOV
Đoàn Văn Hiểu Em làm tân CEO của Thế giới Di động Ngày 21/9, công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã chính thức công bố bổ nhiệm anh Đoàn Văn Hiểu Em vào vị trí CEO của một trong những công ty con của mình là công ty cổ phần Thế Giới Di Động, đơn vị đang vận hành hai chuỗi bán lẻ thegioididong.com và Điện máy Xanh. Ông Đoàn Văn...