Microsoft phát triển hệ thống GPS giúp tiết kiệm 99,96% năng lượng trên smartphone
Microsoft Research hiện đang nghiên cứu một công nghệ sử dụng tín hiệu GPS dựa trên điện toán đám mây với khả năng tiết kiệm năng lượng một cách tối ưu. Nguyên lý hoạt động của hệ thống GPS mới là đưa những thành phần số liệu tính toán “cồng kềnh” lên “đám mây” xử lý. Dự án này mang tên Cloud-Offloaded GPS ( CO-GPS) với nền tảng ý tưởng gọi là CLEO. Các phát hiện của nhóm nghiên cứu được công bố gần đây tại Hội nghị ACM lần thứ 10 về “Hệ thống cảm biến được nối mạng” cho biết, hiện các ăng-ten GPS trong điện thoại tiêu thụ rất nhiều năng lượng và chỉ có thể hoạt động liên tục trong khoảng 6 giờ. Nhóm nghiên cứu khẳng định bằng cách sử dụng hệ thống CO-GPS và CLEO, các thiết bị di động có thể thu nhận tín hiệu GPS liên tục trong 1,5 năm chỉ với hai viên pin loại AA.
Thông thường, để điện thoại của người dùng nhận thông tin định vị sẽ cần phải làm việc trong 30 giây hoặc lâu hơn để nhận các thông tin cần thiết từ các vệ tinh. Ngoài ra còn có rất nhiều công việc xử lý tín hiệu nặng cần được thực hiện để kết nối và theo dõi các vệ tinh khi chúng di chuyển. Các nhà nghiên cứu thấy rằng bằng cách tải các thao tác xử lý nặng lên đám mây, hệ thống CO-GPS sẽ thu thập những dữ liệu quan trọng nhất trong vài mili giây. Đồng thời, kết quả là năng lượng tiêu thụ cho thiết bị di động giảm đi tới 99,96%.
Dự án này cũng mở ra một loạt các dịch vụ mới dựa trên khai thác hệ thống GPS như: xây dựng một cơ sở dữ liệu về mức độ ô nhiễm tiếng ồn trong thành phố, hoặc nhận được các chỉ dẫn đường đi hay kết quả tìm kiếm dựa trên những tuyến đường, hướng lái xe quen thuộc.
Video đang HOT
Theo Genk
Oracle cung cấp dịch vụ "đám mây" mới của mình để cạnh tranh với Amazon
Thêm một tay chơi có hạng tham dự vào thị trường.
CEO của Oracle - Larry Ellison vừa công dịch vụ điện toán đám mây(ĐTDM) mới nhất của mình dành cho doanh nghiệp, cạnh tranh với dịch vụ ĐTDM của Amazon.
Theo thuật ngữ trong ngành, Larry gọi dịch vụ mới này của mình là "infrastructure as a service" hoặc "hardware as a service". Oracle có thể cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Có thể kể đến như:
Software-as-a-service (Doanh nghiệp trả một mức phí hàng tháng để sử dụng ứng dụng qua internet). Platform-as-a-service (Doanh nghiệp trả tiền để các nhà cung cấp thứ 3 host ứng dụng của họ, thường là những ứng dụng tự tạo theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp) và cuối cùng là Infrastructure-as-a-service(IaaS) (doanh nghiệp thuê tất cả phần cứng , tự mình set-up, và có thể host bất kỳ ứng dụng gì mà mình muốn).
Oracle cung cấp 2 phiên bản của IaaS. Một là "Public Cloud" tương tự như những gì mà Amazon, Rackspace, HP hiện đang cung cấp. Phiên bản thứ 2 là "Private Cloud". Dịch vụ này cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động riêng cho một doanh nghiệp nào đó, trong khi Oracle vẫn nắm quyền sở hữu phần cứng và có trách nhiệm vận hàng hoạt động của bộ máy.
Larry nói:"Chúng tôi vẫn sở hữu, chúng tôi vẫn nâng cấp và vận hành. Bạn chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng".
Trên thực tế, Oracle không phải là công ty duy nhất cung cấp dịch vụ Private Cloud trên thị trường hiện nay. Trước đó còn có HP, IBM, EMC và một số tay chơi lớn khác đã và đang cung cấp dịch vụ tương tự này.
Theo Oracle, lợi thế của hãng là không sử dụng phần mềm và phần cứng giống như ở dịch vụ Problic Cloud - giải pháp mà các hãng khác đang làm hiện nay. Oracle dùng các loại máy chủ Exalogic và Exadata đề dành riêng cho các khách hàng sử dụng dịch vụ Private Cloud. Những phần cứng này sẽ được xây dựng đặc biệt để tương thích tốt hơn với phần mềm và cơ sở dữ liệu của Oracle.
Theo Genk
HP công bố dịch vụ đám mây phiên bản beta HP Cloud Services sẽ cung cấp cho người dùng cả khả năng tính toán lẫn lưu trữ trên cơ sở đáp ứng tùy theo nhu cầu. Để chiếm chỗ đứng trong thị trường điện toán đám mây đang ngày càng tăng trưởng, Hewlett-Packard (HP) đã tung ra phiên bản beta của dịch vụ IaaS (Infrastructure as a Service - Cơ sở hạ tầng...