Microsoft lưu trữ mã nguồn trong hang Bắc Cực để đề phòng ngày tận thế
Phía bắc Na Uy có một hang động bí mật cất trữ hạt giống các loài thực vật quan trọng nhất đối với con người, đề phòng trong trường hợp chiến tranh hạt nhân hoặc vũ khí sinh học phá hủy tất cả các loại cây trồng tự nhiên.
Hình minh họa
Microsoft, công ty đã mua lại GitHub với giá 7,5 tỷ đô la vào năm 2018, đang chuẩn bị cả hai công ty cho ngày tận thế bằng cách khóa các bản sao của mã nguồn gốc các dự án được lưu trữ trên thư viện mã nguồn GitHub.
Arctic World Archive ( Thế giới Lưu trữ Bắc Cực), như tên gọi, được giấu trong một mỏ than cũ ở Svalbard, một quần đảo giữa lục địa Na Uy và Bắc Cực. Đây là một trong những khu vực Cực bắc có người sinh sống và chỉ có khoảng 2.000 người sống ở đó.
Dữ liệu được lưu trữ trên màng film chuyên dụng siêu bền, được phủ trong bột oxit sắt để tăng thêm độ bền. Theo công ty sản xuất, Piql, các cuộn phim sẽ tồn tại đến 750 năm trong điều kiện bình thường. Có khả năng chúng thậm chí còn có thể còn nguyên vẹn trong 2.000 năm nếu được lưu trữ trong một hang động lạnh, khô và ít oxy.
Video đang HOT
GitHub dự định trở thành người thuê lớn nhất của hang động này. Họ sẽ để lại đó 200 đĩa dữ liệu, mỗi đĩa chứa 120 gigabyte mã phần mềm nguồn mở.
Ví dụ, cuộn đầu tiên chứa cả mã của hệ điều hành Linux và Android, cộng với 6.000 ứng dụng nguồn mở quan trọng khác.
Theo trang web của Piql, dữ liệu được lưu trữ ngoại tuyến, nơi tin tặc không thể can thiệp vào. Đây cũng là nơi “chống thảm họa” và ” một trong những nơi an toàn nhất về mặt địa chính trị trên thế giới.” Các khách hàng ở đây ngoài Github còn có tài liệu lưu trữ của Vatican, hồ sơ đăng ký đất đai Brazil, phim Ý và công thức “Nước sốt đặc biệt” của McDonald.
Câu chuyện này giống như một chiêu trò PR – hoặc có thể đó thực sự là chiêu PR, nhưng dù là trường hợp nào thì chúng ta cũng thấy thông điệp Microsoft đang khen ngợi mã nguồn mở thế nào. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi thực sự mã nguồn mở đứng sau hầu hết sự phát triển phần mềm ngày nay.
Theo VN Review
Loài khủng long 70 triệu tuổi kì lạ thay răng nhanh như cá mập
Không mấy người biết rằng một trong những loài cuối cùng trên hành tinh có điểm chung với một trong những sinh vật đáng sợ nhất hiện nay đó là cá mập.
Các nhà nghiên cứu đã xem loài Majungasaurus là loài săn mồi đỉnh cao trong hệ sinh thái của nó và thấy rằng chúng tái tạo răng nhanh hơn từ 2 đến 13 lần so với các loài khủng long ăn thịt khác. Chúng mọc răng mới khoảng hai tháng một lần.
Hoá thạch của loài khủng long Majungasaurus.
"Điều này có nghĩa là chúng bị mòn răng nhanh chóng, có thể là do chúng đang gặm xương. Có bằng chứng độc lập cho điều này dưới dạng các vết trầy xước khớp với khoảng cách và kích thước răng của chúng trên nhiều loại xương", tác giả chính của nghiên cứu, Michael D'Emic, một trợ lý giáo sư sinh học tại Đại học Adelphi, cho biết trong một tuyên bố.
Mặc dù răng của chúng giống như dao găm, Majungasaurus không có hàm răng chắc khỏe, tương tự như cá mập hay khủng long ăn cỏ, khiến chúng tái sinh với tốc độ nhanh như vậy, D'Emic nói thêm.
Các nhà nghiên cứu khám phá ra những điều này bằng cách sử dụng CT scan trên hàm nguyên vẹn để hình dung những chiếc răng chưa mọc mọc sâu bên trong xương. Chúng được so sánh với hai loài khủng long ăn thịt khác là Allosaurus và Ceratosaurus để cho chúng ta một ý tưởng lớn hơn về mô hình mọc răng.
Majungasaurus crenatissimus là một trong những loài khủng long đáng sợ phát triển chậm nhất thuộc loại này được ghi nhận.
"Dự án này đề cập đến một khía cạnh khác trong vấn đề sinh học Majungasaurus và khủng long săn mồi nói chung", đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư Đại học Ohio, Patrick O'Connor, nói.
Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng thực hiện một số khám phá đáng chú ý về khủng long ăn thịt bao gồm cả việc tìm kiếm loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất thế giới, được gọi là Gnathovorax cabreirai, ở Brazil.
"Kẻ săn mồi đỉnh cao" sống cách đây 230 triệu năm khi Nam Mỹ vẫn còn là một phần của siêu lục địa Pangea. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long hoàn chỉnh và được bảo quản tốt, bao gồm cả răng và móng vuốt có khả năng khiến sinh vật này trở thành một "cỗ máy giết chóc" thực sự.
Trước đó các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Tyrannosaurus rex, loài săn mồi đáng sợ nhất từng xuất hiện trên Trái đất có một hộp sọ cứng cho phép nó không phá vỡ xương của chính mình bằng lực cắn của chính nó.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Fox News
2 ngôi chùa cổ vờn mây trên đỉnh núi tiên Trên đỉnh núi Phạm Tịnh thuộc dãy Vũ Lăng, Trung Quốc, 2 ngôi chùa nổi tiếng nằm cheo leo giữa mây trời. Để tới đây, du khách phải leo bộ qua 8.888 bậc đá. Ảnh: Maxim. Leo 8.888 bậc đá, bạn sẽ tới 2 ngôi chùa Phật giáo uy nghi, toạ lạc trên đỉnh Phạm Tịnh (Fanjingshan), đỉnh cao nhất dãy núi Vũ...