Microsoft kiện Chính phủ Mỹ theo dõi email người dùng
Gã khổng lồ phần mềm vừa đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ để giành quyền được thông tin đến khách hàng khi Chính phủ theo dõi email người dùng.
Reuters cho biết, đơn kiện được gửi vào ngày thứ năm (14/4) tại tòa án Seattle. Microsoft cho rằng, Chính phủ đang vi phạm Hiến pháp Mỹ, khi ngăn chặn họ thông tin đến hàng nghìn khách hàng về yêu cầu của nhà chức trách theo dõi email và tài liệu của người dùng.
Đơn kiện cáo buộc các hành động của Chính phủ đi ngược lại Điều sửa đổi thứ 4 của Hiến pháp, trong đó quy định quyền được biết của công dân và tổ chức khi chính quyền theo dõi hoặc tịch thu tài sản của họ, cùng với đó vi phạm quyền tự do ngôn luận của Microsoft theo điều sửa đổi thứ 1.
Sau Apple, Microsoft kiện Chính phủ Mỹ xoay quanh vấn đề bảo mật.
Bộ Tư pháp đang xem xét đơn kiện, theo phát ngôn viên Emily Pierce.
Sử dụng Đạo luật Bảo mật thông tin điện tử (ECPA), chính quyền Mỹ đang tăng cường chỉ đạo các cuộc điều tra doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu trên các kho “đám mây”, theo Microsoft.
Bộ luật 30 năm tuổi này đã từ lâu được chú ý bởi các công ty công nghệ và những người nhạy cảm với bảo mật, bởi họ cho rằng nó được viết ra trước thời kỳ Internet và do đó đã quá lỗi thời.
Microsoft nói trong đơn kiện, chính quyền “đã lợi dụng sự thay đổi để mở các cuộc điều tra bí mật”.
Video đang HOT
Reuters nhận định, vụ kiện này một lần nữa đặt lại câu hỏi liệu các công ty tư nhân nên hỗ trợ việc theo dõi của Chính phủ đến mức nào?
Bằng đơn kiện, Microsoft đã khẳng định vị trí của mình trong cuộc chiến. Trước đó, Apple thể hiện sự cứng rắn với vụ kiện xoay quanh mở khóa chiếc iPhone 5C.
Microsoft đã lên tiếng ủng hộ khi Apple kiện chính phủ Mỹ, và họ hy vọng nhận được điều tương tự. Ảnh: TrustedReview.
“Chúng tôi đã đứng cùng phe với Apple lần trước, và hy vọng các công ty khác sẽ cùng đứng lên với chúng tôi lần này”, Giám đốc Pháp lý của Microsoft Brad Smith nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Một chuyên gia bảo mật lại nghi ngờ động lực và thời điểm kiện tụng của Microsoft. Đơn kiện này “100% được thúc đẩy vì lý do kinh doanh” và được căn thời gian để trùng khớp với xu hướng người dùng quan tâm đến bảo mật gần đây, sau vụ kiện của Apple, theo lời D.J. Rosenthal, cựu nhân viên an ninh mạng của Nhà Trắng dưới thời Obama.
Liệu có động lực nào khác đứng sạu vụ kiện bảo mật này?
Khi Windows và các sản phẩm phần mềm khác của Microsoft đang mất đần lợi thế trong thị trường thiên về di động và xoay quanh Internet, các hoạt động dựa trên cloud của họ ngày càng quan trọng. Bản thân CEO Satya Nadella cũng mô tả nỗ lực của Microsoft là: “Ưu tiên di động, ưu tiên cloud”.
Các khách hàng không ngừng thắc mắc về yêu cầu theo dõi của Chính phủ, theo Smith, dấu hiệu cho thấy vấn đề có thể gây hại đến thành công của dịch vụ cloud từ Microsoft.
Trong những lời phàn nàn của mình, Microsoft nói rằng trong 18 tháng qua họ đã nhận được 5.624 yêu cầu dựa trên ECPA, 2.576 trong số đó có lệnh không cho phép Microsoft tiết lộ đến khách hàng. Phần lớn các yêu cầu này dành cho khách hàng cá nhân, và không có hạn kết thúc.
Các công ty công nghệ, bao gồm cả Microsoft đã thắng kiện hai năm trước, cho phép tiết lộ và yêu cầu dữ liệu của Chính phủ. Vụ kiện này đi xa hơn, yêu cầu rằng họ không được tiết lộ bất kỳ yêu cầu dữ liệu nào của Chính phủ.
Các công ty tại Mỹ đang chịu ngày càng nhiều áp lực phải bảo vệ thông tin người dùng. Chiến dịch này được tạo đà bởi vụ rò rỉ thông tin Chính phủ từ Edward Snowden vào năm 2013, khiến Chính phủ Mỹ phải tăng cường theo dõi các thiết bị cá nhân đến mức khó tin.
Lê Phát
Theo Zing
129 USD để hack thành công tài khoản Gmail
Các diễn đàn hacker cung cấp nhiều dịch vụ thượng vàng hạ cám cho bất kỳ khách hàng nào trên thế giới.
Công ty bảo mật SecureWorks thuộc Dell vừa công bố bản báo cáo thị trường hacker ngầm, trong đó tiết lộ bảng giá dịch vụ hack vào tài khoản email, mạng xã hội, thẻ căn cước và hộ chiếu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Thông tin này được thu thập bởi hai nhà phân tích tình báo đến từ nhóm CISO INTEL của công ty, hai người này đã nằm vùng ở nhiều diễn đàn hacker ngầm trên Internet.
Theo báo cáo, giá để bẻ khóa các hòm thư điện tử như Gmail, Hotmail, Yahoo Mail tại Mỹ có giá 129 USD. Nếu hòm thư của công ty, tập đoàn thì có là từ 500 USD trở lên. Hòm thư điện tử tại Nga có giá từ 65 - 103 USD, của Ukraina là 129 USD. Nếu hack địa chỉ IP của máy tính phải trả thêm 90 USD.
Các mạng xã hội cũng có bảng giá riêng của mình, hack một tài khoản Facebook hay Twitter tại Hoa Kỳ có giá 129 USD. Một số mạng xã hội tại Nga như vk.ru hay ok.ru có giá lên đến 194 USD.
Một ngành kinh doanh ngầm đáp ứng đủ mọi yêu cầu cho khách hàng. Ảnh: Gohacking.
Nếu người dùng muốn có một nhận dạng giả mạo, tin tặc cũng có thể đáp ứng. 173 USD cho giấy phép lái xe giả tại Mỹ, Anh, Đức và Israel. Thẻ an sinh xã hội có giá từ 140 - 250 USD. Hộ chiếu của công dân Mỹ có giá 3.000 - 10.000 USD.
Điều ngạc nhiên là giá của thẻ tín dụng giả khá rẻ, thẻ Visa hoặc MasterCard vào khoảng 7 USD. Hạng thẻ Premium có thêm các dữ liệu cá nhân có giá 30 USD. Còn nếu muốn một chiếc thẻ American Express đẳng cấp giá cũng chỉ 30 USD.
Nguy hiểm hơn, tin tặc còn cung cấp các công cụ và dịch vụ tinh vi hơn. Ví dụ chương trình theo dõi từ xa (RAT), phần mềm Crypter (che dấu virus, RAT hoặc keylogger), dịch vụ dạy cách hack với các hướng dẫn cơ bản. Các cuộc tấn công DDoS có chi phí khá đắt đỏ, được tính theo giờ, ngày hoặc tuần.
Ngoài ra, tội phạm công nghệ cao còn bán cả thông tin tài khoản ngân hàng có sẵn tiền trong tài khoản. Với 40 USD, người dùng có thể sở hữu một tài khoản có 1.000 USD trong ngân hàng. Những tài khoản có từ 4.000 USD trở lên, chi phí từ 500 USD.
Trần Tiến
Theo Zing
Google, Microsoft, Yahoo 'chung tay' tăng cường bảo mật email Theo công bố của hãng bảo mật Trend Micro, các hãng công nghệ lớn như Google, Microsoft, Yahoo.. đã lên kế hoạch chuyển sang dùng chuẩn SMTP STS để giải quyết vấn đề chuẩn cũ kém bảo mật StartTLS trong dịch vụ thư điện tử. Google là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử muốn nâng cao hơn nữa...