Microsoft khuyên người dùng khi bị tấn công đòi tiền chuộc: Đừng dại đưa tiền cho hacker!
Các cuộc tấn công đòi tiền chuộc ( ransomware) đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhưng điều đáng tiếc là ngày càng có nhiều nạn nhân đồng ý trả tiền cho hacker để lấy lại quyền truy cập tài liệu hoặc máy tính.
Một cuộc tấn công đòi tiền chuộc thường bắt đầu khi hacker tấn công máy tính của người dùng và mã hóa các file, thư mục quan trọng của bạn. Thậm chí quyền truy cập vào hệ thống của người dùng cũng bị khóa. Nạn nhân thường bị yêu cầu phải trả tiền chuộc để hacker giải mã và trả lại quyền truy cập thiết bị cho họ.
Mặc dù vậy không có điều gì đảm bảo hacker sẽ giữ đúng cam kết với nạn nhân. Thậm chí nhiều khi hacker còn đòi thêm tiền để đổi lấy các file riêng tư. Tuy nhiên ngày càng có nhiều công ty và các nạn nhân đồng ý trả tiền cho các haker để lấy lại quyền truy cập.
Mới đây nhất là vụ việc xảy ra ở bệnh viện lớn nhất tiểu bang New Jersey có tên Hackensack Meridian Health. Bệnh viện này sau khi bị hacker tấn công đã đồng ý trả tiền cho hacker để lấy lại quyền kiểm soát hệ thống.
Trước đó vào tháng 10/2019, công ty LifeLabs của Canada đã đồng ý trả tiền chuộc để đổi lấy dữ liệu của 15 triệu khách hàng bị đánh cắp.
Video đang HOT
Đứng trên quan điểm là một gã khổng lồ công nghệ lớn và rất quan tâm đến vấn đề bảo mật, Microsoft khuyên các tổ chức, cá nhân rằng, họ không nên làm điều đó.
Ola Peters, chuyên gia tư vấn an ninh mạng cao cấp thuộc nhóm phản ứng nhanh của Microsoft (Detection and Response Team – DART) chia sẻ:
“Chúng tôi không bao giờ khuyến khích một nạn nhân trả tiền chuộc bằng bất cứ hình thức nào. Trả tiền chuộc vừa khiến bạn mất tiền, vừa gây nguy hiểm mà còn tạo điều kiện cho hacker tiếp tục lộng hành. Nói tóm lại hành động đưa tiền cho hacker chẳng khác nào nuôi dưỡng những kẻ tấn công. Điều quan trọng nhất cần lưu ý là việc trả tiền cho hacker để đổi lấy quyền truy cập dữ liệu không đảm bảo dữ liệu đã được mã hóa của bạn có thể khôi phục”.
Peter cũng dẫn giải chi tiết cách các công ty có thể chuẩn bị trong trường hợp bị tấn công đòi tiền chuộc. Trong đó giải pháp tiên quyết và quan trọng nhất là tạo các bản sao lưu hệ thống và file quan trọng.
Ông nhấn mạnh, tạo bản sao lưu là chiến lược quan trọng nhất trong bất cứ kế hoạch bảo mật thông tin nào, đặc biệt là ransomware.
Một số phương pháp khác được Peter nhắc đến còn có tạo bộ lọc email đáng nghi, vá lỗ hổng hệ thống thường xuyên, sử dụng phần mềm chống virus và danh sách đen.
Theo GenK
Hacker Việt Nam tấn công hệ thống của BMW, Hyundai
Nhóm hacker này đã thâm nhập vào mạng của nhiều chi nhánh BMW trong gần 1 năm nay.
Nhóm hacker Việt Nam APT32 đã tấn công vào mạng lưới của hai hãng xe BMW và Hyundai, các báo Đức Bayerischer Rundfunk và Taggesschau cho biết.
Sau khi biết bị tấn công, BMW có vẻ vẫn mở cửa hậu để theo dõi hành tung của nhóm hacker
Theo các bài báo từ Đức, nhóm hacker này đã sử dụng công cụ có tên Cobalt Strike để thâm nhập máy tính, tạo cửa hậu nhằm truy cập mạng nội bộ của các chi nhánh BMW. BMW đã phát hiện vụ tấn công này nhưng vẫn duy trì cửa hậu để theo dõi hành tung của hacker, trước khi đóng hẳn lỗ hổng vào cuối tháng 11.
Các báo Đức cũng cho biết nhóm hacker đã tấn công được mạng lưới của Hyundai, nhưng không công bố chi tiết vụ tấn công này.
Cả BMW và Hyundai đều không đưa ra bình luận gì về các thông tin trên.
Theo các báo Đức, nhóm hacker APT32 tấn công nhắm vào các công ty trong ngành xe hơi. Nhóm này hoạt động từ 2014, và chuyên tấn công những công ty nước ngoài tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Từ năm 2017, nhóm chuyển hướng sang các công ty xe hơi.
APT32 được cho là liên quan đến vụ tấn công vào chi nhánh Toyota ở Australia, sau đó là Toyota ở Nhật và Việt Nam. Hành vi tấn công của nhóm này có thể liên quan đến ăn cắp sở hữu trí tuệ.
Theo Zing
Càng gần hạn cuối, thiết bị Windows 7 càng bị hacker truy lùng ráo riết Windows 7 sẽ "về hưu" chỉ sau vài tháng nữa, khi Microsoft phát hành các bản cập nhật cuối cùng dành cho hệ điều hành này vào ngày 14/1/2020. Càng đến gần hạn đó, nguy cơ bảo mật càng trở nên rõ rệt hơn với một nền tảng cũ. Windows 7 sẽ "hết hạn sử dụng" vào 14/1/2020 Theo trang Softpedia News, hãng...