Microsoft hạ tiêu chuẩn cấu hình thiết bị Windows Phone 7
Một vài yêu cầu cấu hình phần cứng trước đây như đòi hỏi điện thoại phải có camera đã được Microsoft loại bỏ ra khỏi Windows Phone 7 (WP7).
Bước tiến này sẽ giúp làm tăng số lượng điện thoại di động chạy phiên bản Mango của hệ điều hành di động Windows Phone 7 của Microsoft. Trong phiên đầu tiên của hệ điều hành này, Microsoft đòi hỏi hơi cao với các điện thoại chạy WP7, nhưng các điều kiện giờ đây dường như đang được nới lỏng.
Các tiêu chuẩn cao có thể gây khó cho một số nhà sản xuất điện thoại, do vậy sẽ thu hẹp lượng người dùng có khả năng trải nghiệm nền tảng mới. Nếu một công ty tự sản xuất phần cứng kiểu như Apple thì đi một nhẽ, nhưng đằng này chỉ cung cấp phần mềm, như Microsoft với WP7 hay Google với Android, thì chắc chắn là có vấn đề.
Khi Windows Phone 7 mới được giới thiệu, rõ ràng Microsoft đã phát đi thông điệp yêu cầu cao hơn với các nhà sản xuất phần cứng so với hệ điều hành di động Windows Mobile trước đây của hãng. Một số nhà quan sát tán thành điều đó, vì cho rằng như vậy sẽ cho phép WP7 loại bỏ bớt tình trạng hỗn độn như đang diễn ra với Android kể từ khi hệ điều hành của Google xuất hiện.
Như có thể thấy, khi có cả loạt các nhà sản xuất phần cứng cạnh tranh nhau chia sẻ thị phần trên cùng một nền tảng hệ điều hành, họ sẽ cần tạo ra những sự khác biệt cho thiết bị của mình so với các đối thủ. Điều đó thường có nghĩa là sẽ có những tinh chỉnh với một số chương trình, có thể dẫn đến gây lỗi cho các ứng dụng, pin bị “ngốn” nhanh, và nói chung là làm giảm giá trị trải nghiệm của người tiêu dùng với điện thoại.
Video đang HOT
Tại sao Microsoft giảm yêu cầu đòi hỏi điện thoại WP7 phải có camera ở mặt trước? Điều dễ thấy là nó cho phép các nhà cung cấp sản xuất điện thoại di động phù hợp hơn cho môi trường chính phủ và các công ty quan tâm nhiều tới an ninh.
Hơn nữa, việc này còn cho phép các nhà cung cấp sản xuất ra các điện thoại thông minh giá rẻ. Điều đó chắc chắn sẽ hấp dẫn cho các đối tác phần cứng của Microsoft, nhất là những hãng đang nhắm đẩy smartphone vào các thị trường mới nổi quan tâm nhiều tới giá thấp.
Đây chính là mối quan tâm của tất cả các nhà sản xuất điện thoại thông minh đang muốn bán sản phẩm của họ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Apple, và đó là lí do tại sao các nhà quan sát nhận định rằng Apple đang chuẩn bị tung ra một model iPhone giá rẻ.
Tuy nhiên, có vẻ như chiến lược của Apple không phải là hạ cấp tiêu chuẩn phần cứng, mà là cung cấp các model cũ với giá giảm. Chiến lược này đảm bảo sự toàn vẹn của nhãn hàng mà không làm chúng mất giá. Đó là một chiến lược mà Microsoft nên cân nhắc trước khi thương hiệu WP7 có thể trở nên bị lu mờ vì những chiếc điện thoại di động tầm thường không cung cấp được những trải nghiệm mà công ty muốn người dùng WP7 phải có.
Theo ICTnew
Vũ khí bí mật của Android: Smartphone giá rẻ
Nhượng hẳn thị trường cao cấp cho Apple, Google tập trung chiến lược phát triển vào thị trường phân khúc giá rẻ.
"Miếng bánh" thị trường Mỹ lâu nay vẫn được chia ra nhiều phần cho Android, iOS hay Windows Phone 7...Thế nhưng vị thế độc tôn vẫn hoàn toàn nằm trong tầm tay của Android. Không những vậy, hệ điều hành của Google đang không ngừng phát triển mạnh mẽ hơn.
Đối với người sử dụng muốn sở hữu smartphone, giá cả luôn có một rào cản thường trực. Google đã sử dụng điều này làm vũ khí chiến lược cho mình trong cuộc chiến smartphone.
Hãng nghiên cứu thị trường In-Stat khẳng định rằng thời điểm năm 2015 sẽ có 339 triệu chiếc smartphone Android giá rẻ được sử dụng trên toàn thế giới. Mức giá rẻ được mặc định ở thị trường Mỹ là dưới 150 USD (tương đương hơn 3 triệu đồng). Thời điểm hiện tại, phần lớn các smartphone được bán với giá từ 199 USD (~ 4 triệu đồng) đi kèm hợp đồng 2 năm với nhà mạng.
Hãng này cũng lập luận nếu người tiêu dùng muốn sở hữu smartphone trong tầm tiền tương đối, họ chỉ có một sự lựa chọn : smartphone sử dụng hệ điều hành Android.
Trưởng bộ phận nghiên cứu của In-Stat, Allen Nogee giải thích rằng : "Phân khúc thiết bị giá rẻ chạy Android sẽ gây ra hiện tượng phân mảnh cho nền tảng hệ điều hành này. Hầu hết smartphone giá rẻ sử dụng hệ điều hành Android 2.2 hoặc 2.3. Các phiên bản này đòi hỏi phần cứng thiết bị đáp ứng tốc độ xử lý và bộ nhớ khá khiêm tốn. Phiên bản Ice Cream Sandwich (Android 4.0) vừa ra đời đòi hỏi cấu hình phần cứng tương thích khá cao nên các smartphone sử dụng ICS sẽ kém hấp dẫn hơn so với máy giá rẻ."
Tuy nhiên, lập luận này cũng áp dụng được với các nền tảng di động khác, điển hình như iPhone 3GS. Smartphone từng đình đám 1 thời giờ chỉ còn có thể bán ra theo kiểu "cho không" kèm bản hợp đồng 2 năm với nhà mạng. Nếu chấp nhận lưu lượng bộ nhớ 8 GB và không quan tâm đến tính năng mới Siri, người sử dụng cũng có thể sở hữu iPhone 4 chỉ với giá 99 USD (~ 2 triệu đồng) kèm hợp đồng.
Thị trường phân khúc giá rẻ là một thị trường rất màu mỡ và các nhà sản xuất cũng không bỏ qua cơ hội đầu tư tiềm năng này. Với chi phí rẻ hơn 10 USD cho một chip lõi đơn EDGE có tốc độ xử lý 600 MHz để sản xuất smartphone, hãng In-Stat đã nêu ra những nhà sản xuất sẽ tranh giành "miếng bánh" này: Huawei, MicroMax, Motorola, Samsung, Spice và ZTE.
Đà phát triển của smartphone giá rẻ sẽ không dừng lại trong một vài năm tới. Đặc biệt, với chi phí sản xuất chỉ 196 USD (~ 4 triệu đồng) cho mỗi chiếc iPhone 4S, giá các sản phẩm smartphone chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều trong tương lai không xa.
Theo ICTnew
Microsoft tung quảng cáo sản phẩm thân thiện với gia đình Microsoft tham vọng xây dựng một hệ sinh thái quanh cả điện thoại, PC và máy chơi game. 2 đoạn quảng cáo mới của gã khổng lồ phần mềm giải thích cách các sản phẩm khác nhau của mình có thể kết hợp như thế nào. Trong đoạn quảng cáo đầu tiên, một ông bố khiêu vũ trước máy Kinect trong khi cô...