Microsoft cung cấp những công cụ bảo mật nào cho Windows?
Giới thiệu các công cụ bảo mật mà bạn có thể bạn chưa biết từ Microsoft
Có thể bạn không biết là ngoài Microsoft Security Essentials hay Windows Defender trên Windows 8, thì Microsoft còn phát hành một số các công cụ miễn phí có chức năng bảo mật và chống virus cho Windows.
Một số chúng được sử dụng rất nhiều bởi các chuyên gia về công nghệ hay quản trị hệ thống. Vậy chúng là những phần mềm nào?
Windows Defender Offline
Là phiên bản Offline của phần mềm bảo mật Windows Defender. Các tính năng và khả năng tiêu diệt mã độc đều được thừa hưởng từ chính Windows Defender. Vì thế Windows Defender Offline có thể hoạt động trên nền hệ thống, bảo vệ và ngăn chặn bất cứ hành vi xâm nhập nào từ bên ngoài như USB,DVD hay các tập tin nguy hiểm.
Enhanced Mitigation Experience Toolkit
Video đang HOT
Còn được biết đến với tên gọi EMET, Enhanced Mitigation Experience Toolkit bao gồm các công cụ nhỏ giúp người dùng nhanh chóng cố định và ngăn chặn việc khai thác các lỗ hỏng an ninh đang bị các phần mềm độc hại khai thác trên Windows. Khi đó, bạn có thể tiến hành tải các bản cập nhật từ Microsoft hay chính từ nhà cung cấp phần mềm đang bị khai thác để tiến hành khắc phục lỗ hỏng.
Microsoft Safety Scanner
Là công cụ diệt virus đơn giản, miễn phí và không cần cài đặt đến từ Microsoft. Đây là một phiên bản anh em của Microsoft Security Essentials được dùng trong những trường hợp cấp cứu trong thời gian ngắn. Một trong những ưu điểm của công cụ này chính là bạn chỉ cần tải về và “diệt”, không cần phải cài đặt hoặc đăng kí rườm rà như các phần mềm khác.
Vì đây là phần mềm “portable”, sử dụng không cần cài đặt nên Microsoft Safety Scanner không có chức năng bảo vệ máy tính thời gian thực như các phần mềm diệt virus khác. Do đó bạn chỉ có thể dùng phần mềm này khi nghi ngờ máy tính bị nhiễm virus, và tốt nhất là sử dụng thêm 1 phần mềm bảo vệ nữa để giữ an toàn cho toàn bộ hệ thống.
Microsoft Baseline Security Analyzer
Phần mềm này được các chuyên gia về công nghệ sử dụng rất nhiều. Tính năng chính của Microsoft Baseline Security Analyzer dò quét các lỗ hổng hệ thống thiếu an toàn trên Windows, đồng thời phát hiện những sản phẩm nào của hãng phần mềm này chưa được cập nhật các bản vá lỗi.
Malicious Software Removal Tool
Công cụ này có chức năng giúp người dùng Windows phát hiện và loại bỏ các phần mềm độc hại đang được cài đặt trên Windows. Microsoft đưa ra phiên bản cập nhật công cụ này vào ngày thứ 3 của tuần thứ 2 mỗi tháng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo mật, và bạn có thể tìm thấy nó trong Windows Update.
Portqry
Về cơ bản, Portqry là một tiện ích nhỏ giúp người dùng kiểm tra và khắc phục sự cố liên quan đến kết nối TCP/IP. Nó hoạt động dựa vào các dòng lệnh hệ thống, vì thế đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về dòng lệnh trên Windows.
URLScan Tool
Công cụ này được sử dụng rất nhiều bởi các quản trị viên website và hệ thống. Bằng cách quét và kiểm tra các URL mà người dùng thành viên có thể duyệt qua để kiểm tra tính an toàn của liên kết, nhầm tránh các vấn đề an ninh có thể xảy ra khi người dùng truy cập vào các đường dẫn “nguy hiểm”.
Theo PLXH
Chiều lòng khách hàng, Microsoft tăng thời hạn bán máy tính cài sẵn Windows 7
Microsoft vừa tăng thời hạn bán các máy tính được đối tác OEM của họ cài sẵn Windows 7 Professional ít nhất là tới ngày 14/2 năm sau.
Dù rất muốn khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng doanh nghiệp, nhanh chóng chuyển sang phiên bản Windows mới nhất - Windows 8, thế nhưng có vẻ như Microsoft nhận ra rằng đó chỉ là mong muốn của riêng họ. Windows 7 vẫn là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay. Đó là lí do mà mới đây, gã khổng lồ phần mềm vừa quyết định tăng thời hạn bán các máy tính được đối tác OEM của họ cài sẵn Windows 7 Professional ít nhất là tới ngày 14/2 năm sau. Thông tin này được chính Microsoft khẳng định trên website của mình.
Hồi tháng Mười năm ngoái, Microsoft từng tuyên bố rằng sẽ chấm dứt bán bản quyền Windows 7 cho các OEM vào cuối tháng Mười năm nay. Tuy nhiên sau đó Microsoft cho biết thông tin này là một sự nhầm lẫn, và hãng đưa ra thời hạn mới như nói trên.
Một điểm đáng lưu ý là các phiên bản Windows 7 cho người dùng phổ thông, gồm Home Basic, Home Premium, và Ultimate vẫn sẽ không còn được cài sẵn trên các PC của nhà sản xuất kể từ 31/10 năm nay. Còn đối với phiên bản Professional, Microsoft không cung cấp thời gian cụ thể, mà chỉ nói rằng sẽ đưa ra thông báo ít nhất trước 1 năm trước khi bản Pro bị ngừng bán cho các OEM. Rõ ràng, việc hoãn vô thời hạn phiên bản Windows 7 Professional này là nhằm trấn an các khách hàng doanh nghiệp. Rất nhiều công ty, tổ chức hiện vẫn đang trong tiến trình chuyển sang Windows 7, và nếu Microsoft tỏ động thái không thiết tha hỗ trợ HĐH này, thì rất có thể họ sẽ bị "mất khách".
Theo PLXH/Arstechnica
Windows 8 vượt mốc 200 triệu bản quyền nhưng vẫn kém xa Windows 7 Windows 7 vượt mốc 240 triệu bản quyền trong vòng 12 tháng kể từ khi có mặt trên thị trường, còn Windows 8 chỉ đạt mốc 200 triệu bản quyền sau hơn 15 tháng bán ra. Hồi tháng Năm năm ngoái, Microsoft tuyên bố rằng HĐH Windows 8 của họ đã đạt được cột mốc 100 triệu bản quyền bán ra. Ngày hôm...