Microsoft chỉ ra 4 yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
Ngày 7/1, Microsoft Việt Nam cùng các đối tác đã tổ chức hội thảo về chuyển đổi số “ Business For Better”. Sự kiện quy tụ hơn 500 chuyên gia, các lãnh đạo cao cấp thuộc nhiều lĩnh vực.
Theo một nghiên cứu của Microsoft và IDC thực hiện tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trước và sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, 74% lãnh đạo kinh doanh cho rằng đổi mới là điều bắt buộc và khả năng đổi mới đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất và khả năng chống chịu của doanh nghiệp.
98% các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi mới đều tin rằng đây là chìa khóa để nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường. Thực tế cho thấy họ là những doanh nghiệp đã trụ vững và phục hồi nhanh hơn các doanh nghiệp khác trước khủng hoảng.
ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ tại sự kiện.
Các doanh nghiệp này có khả năng phản ứng nhanh trước khủng hoảng, họ có một nền tảng công nghệ vững chắc để phục hồi và họ đã bắt đầu xây dựng lại chiến lược phát triển cho tương lai.
Video đang HOT
Khả năng phục hồi cụ thể là khả năng thích ứng nhanh chóng với các điều kiện thay đổi, đã trở thành nhân tố quyết định cho sự thành công trong môi trường hiện nay.
Các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao là những doanh nghiệp hội tụ đủ 4 yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi số, bao gồm tầm nhìn chiến lược, văn hóa, tiềm năng khác biệt và năng lực.
Theo IDC, đến năm 2025, dữ liệu toàn cầu sẽ đạt 175 zettabytes hay 175 triệu gigabytes. Với khối lượng dữ liệu như vậy, thách thức đặt ra với các tổ chức và doanh nghiệp không đơn thuần là trở thành một doanh nghiệp số, mà quan trọng hơn là khai thác dữ liệu số như thế nào để tạo ra giá trị cho tổ chức.
10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020
Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ mới đây đã công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020.
Đây là kết quả bình chọn của hơn 60 nhà báo chuyên khoa học công nghệ của gần 25 cơ quan truyền thông. Các sự kiện được bầu chọn theo 5 nhóm lĩnh vực.
Trong lĩnh vực cơ chế chính sách, sự kiện được bầu chọn là: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Chương trình nhằm mục tiêu kép, vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng bầu chọn các sự kiện: Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị tự sản xuất, ứng dụng Bluezone được triển khai rộng rãi và hoàn thành kè bảo vệ hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ mới.
Sự kiện Bộ Khoa học và Công nghệ nhận bàn giao bản thảo Bộ Quốc sử Việt Nam; những nghiên cứu thành công về virus SARS-CoV-2; phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền vùng chậu; PGS. TS. Đỗ Văn Mạnh nhận giải thưởng sáng tạo châu Á; các nhà khoa học Việt Nam tham gia thí nghiệm được công bố trên tạp chí Nature cũng được bầu chọn ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, tôn vinh các nhà khoa học và hợp tác quốc tế.
Danh sách 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020:
1.Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
2.Những nghiên cứu thành công về virus SARS-CoV-2: Nuôi cấy, phân lập virus SARS-Co-2 trong phòng thí nghiệm; Nghiên cứu, chế tạo bộ kít chẩn đoán virus SARS-CoV-2.
3.Xây dựng thành công công nghệ điều khiển bay và thu hồi khí cầu tầng bình lưu.
4.Bàn giao bản thảo bộ Quốc sử Việt Nam.
5.Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị tự sản xuất.
6.Ứng dụng Bluezone được triển khai rộng rãi.
7.Hoàn thành kè bảo vệ hồ Hoàn Kiếm công nghệ bê-tông cốt phi kim thành mỏng, khối rỗng liên kết module của tác giả Hoàng Đức Thảo, Tổng giám đốc Busadco.
8.Các nhà khoa học Việt Nam tham gia một thí nghiệm được công bố trên Nature.
9.Phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền vùng chậu.
10. PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh nhận Giải thưởng Sáng tạo châu Á 2020.
Bắt mạch những khó khăn khi chuyển đổi số của doanh nghiệp Nếu những rào cản này chưa được xử lý, số hóa doanh nghiệp chắc chắn sẽ diễn ra rất chậm và có thể không thành công. Kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động sau cuộc bùng phát đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF còn chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng kinh...