Microsoft bắt tay McAfee tìm cách ‘tiêu diệt’ ransomware
Một số công ty công nghệ đã tập hợp lại với nhau để tập trung vào việc ngăn chặn các cuộc tấn công mã độc tống tiền, hay còn gọi là ransomware.
Nhiều cuộc tấn công ransomware gây ra hậu quả nghiêm trọng
Theo TechRadar , được đặt tên là Ransomware Task Force (RTF), hiệp hội gồm 19 công ty công nghệ, trong đó Microsoft, Viện Bảo mật và Công nghệ ( IST) và McAfee là những cái tên nổi tiếng. Nhóm sẽ khám phá các cách giảm thiểu đáng kể mối đe dọa do các cuộc tấn công ransomware gây ra, xác định các giải pháp công nghệ và phát triển một khuôn khổ chống virus tiêu chuẩn cho tất cả ngành công nghiệp tuân theo.
IST cho biết, các sự cố ransomware ngày càng gia tăng mà không được kiểm soát, tội phạm mạng phá hoại kinh tế ngày càng gây ra những hậu quả nguy hiểm. Mạng lưới của các bệnh viện, chính quyền thành phố và những tổ chức khác… đã bị kẻ gian tấn công để tìm kiếm các khoản thanh toán. Điều này buộc phải có những hành động, đó là lý do tại sao IST và liên minh các đối tác có kế hoạch khởi động RTF trong 2 đến 3 tháng.
Video đang HOT
Mặc dù ransomware có thể không phải là loại tấn công mạng gây thiệt hại về mặt tài chính nhất đối với các doanh nghiệp, nhưng nó chắc chắn đã trở nên nổi bật. Những nạn nhân như Foxconn, Kmart hay Equinix chỉ đại diện cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công ransomware cao cấp trong năm 2020.
Ngoài việc những kẻ tấn công giành được quyền truy cập vào những dữ liệu thường là thông tin nhạy cảm, các cuộc tấn công bằng ransomware có thể gây ra sự gián đoạn lớn, khiến các công ty bị ngắt kết nối hệ thống cốt lõi. Điều này không chỉ gây tổn hại đến tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến danh tiếng các doanh nghiệp.
Theo kế hoạch, trang web Ransomware Task Force dự kiến ra mắt vào tháng tới khi thông tin chi tiết về thành viên và lãnh đạo đầy đủ được công bố.
Microsoft: Tấn công đòi tiền chuộc tại Việt Nam đứng đầu khu vực
Mặc dù có giảm so với năm trước nhưng Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương về số vụ tấn công ransomware.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực, theo báo cáo Security Endpoint Threat Report 2019 của Microsoft trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Mặc dù có giảm nhưng số vụ tấn công ransomware tại Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực.
Theo báo cáo, dù đã giảm 26% so với năm trước nhưng tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng ransomware tại Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực, ở mức 0,17% năm 2019, cao gấp 3, 4 lần mức trung bình.
Tương tự, các cuộc tấn công bằng malware giảm 29% so với năm trước nhưng Việt Nam cũng nằm trong top 3 bị tấn công, ở mức 8,77%.
Theo báo cáo, Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục có tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng malware và ransomware cao hơn mức trung bình - lần lượt là 1,6 và 1,7 lần so với thế giới.
Bà Mary Jo Schrade, Giám đốc Bộ phận Tội phạm Công nghệ cao, Microsoft Châu Á, cho rằng tỷ lệ nhiễm malware cao có liên quan tới tỷ lệ vi phạm bản quyền và ý thức cá nhân về an toàn mạng - bao gồm việc vá và cập nhật phần mềm thường xuyên.
Microsoft đưa ra những kết quả này thông qua phân tích nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm 8.000 tỷ tín hiệu về các mối đe dọa được tiếp nhận và phân tích mỗi ngày, trong khoảng thời gian 12 tháng, từ tháng 1 đến tháng 12/2019.
Ngoài ra, Microsoft cũng cho biết tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử ở Việt Nam đạt mức 0,10% trong năm 2019, đứng thứ ba toàn khu vực. Dù đã giảm 71% so với năm 2018, tỷ lệ này vẫn cao gấp 2 lần mức trung bình trong khu vực và trên toàn cầu.
Trong các cuộc tấn công, tội phạm cài đặt mã độc lên máy tính nạn nhân, lợi dụng sức mạnh tính toán của máy tính của nạn nhân để khai thác tiền điện tử mà họ không hề hay biết.
Nhà sáng lập sàn giao dịch Bitcoin bị kết án 5 năm tù vì tội rửa tiền Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng Alexander Vinnick đã điều hành sàn giao dịch BTC-e như là một tấm bình phong cho các hoạt động rửa tiền. Cựu CEO của sàn giao dịch BTC-e đã bị tống giam 5 năm tù vì tội rửa tiền Công dân Nga Alexander Vinnick - sáng lập kiêm điều hành sàn giao dịch Bitcoin BTC-e (hiện đã...