Mía ướp hương bưởi tinh tế như tâm hồn người Hà Nội
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An… Người Hà Nội tinh tế nên không thể thờ ơ với những thay đổi của đất trời, không thể không níu giữ hương bưởi nồng nàn.
Hương bưởi cứ phảng phất trong những căn nhà của người Hà Nội quấn quýt, vương vấn không rời. Người Tràng An còn khám phá ra một món ăn riêng của mình, một món ăn bình dân mà thật thanh nhã, toát lên nét thanh lịch của con người nơi đây: mía ướp hương bưởi.
Ảnh: my.opera.com
Bọn trẻ chúng ta có lẽ chỉ biết đến mía ướp hương bưởi khi được đọc tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn “Đôi mắt”. Trong đó, nhân vật Hoàng dù đang phải cùng gia đình đi sơ tán nhưng vẫn không thể bỏ được thói quen tinh tế của người Hà Nội, đó là món mía ướp hoa bưởi. Chỉ đọc thôi mà chúng ta đã như cảm nhận được vị ngọt thơm của nó rồi.
Như để gom hết hương sắc cho mùa hè, hòa cùng bầu trời trong xanh và chói chang nắng vàng, hoa bưởi nở bung trắng trời tạo nên những gam màu đẹp cho bức tranh thiên nhiên rực rỡ. Cũng màu trắng muốt như hoa ban của núi rừng Tây Bắc, nhưng hoa bưởi còn có cả sự ngọc ngà, thanh khiết và tinh tế của Hà Nội. Cái nắng nóng của mùa hè như càng làm cho hương bưởi nồng nàn hơn, còn khi cơn mưa rào qua đi, hương bưởi lại thoang thoảng, dịu nhẹ.
Video đang HOT
Người Hà Nội như muốn lưu giữ lại những hương vị của thiên nhiên, đất trời. Vì thế, mía ướp hương bưởi cũng góp phần tạo nên sự phong phú trong ẩm thực nơi đây. Tuy dân dã là vậy nhưng người Hà Nội lại chẳng “dễ tính” chút nào trong việc lựa chọn mía và hoa bưởi. Để có được những món mía ướp hoàn hảo thì ngoài việc chọn mía và hái hoa bưởi cũng đòi hỏi sự kỹ càng.
Việc chọn mía đòi hỏi rất nhiều thời gian. Phải là những tấm mía giữa cây mới ngọt và mịn nước. Nếu chọn phần ngọn hay phần gốc thì mía sẽ bị chua và cứng. Người tiện mía phải thật dẻo tay để khi bẻ ra, từng khúc từng khúc cứ mịn màng, đều tăm tắp. Những khúc mía sau khi tiện có màu vàng óng như mật ong trông thật bắt mắt. Chỉ nhìn thôi đã thấy ngọt lịm nơi đầu lưỡi rồi.
Ảnh: quehuongoi.vn
Hoa bưởi được chọn phải là những bông có đài to, tươi tắn và vừa chớm nở, có như vậy thì hương hoa mới nồng nàn và mới đủ để thấm vào những khúc mía mọng nước kia nhiều hơn.
Khi hái hoa, người Hà Thành cũng thể hiện được sự khéo léo của mình. Lúc hái người ta cũng phải rất kĩ lưỡng khi chọn đúng thời điểm. Nếu hái lúc vừa sáng sớm thì hoa chưa tỏa ngát hương. Còn nếu để tầm trưa mới hái thì hương hoa bưởi đã gửi theo những cơn gió mà bay đi. Vì vậy, người dân nơi đây chọn đúng tầm nắng mới lên, những cánh hoa bưởi chúm chím hé nở, ngào ngạt hương thơm nồng đượm nhất.
Ngày trước, người Tràng An thường dùng những chiếc túi bóng trắng trong và xếp những khúc mía đã được tiện đều tay, họ bỏ những cánh hoa bưởi trắng muốt còn e ấp vào đó và buộc kín lại như để cho hương bưởi đừng bay đi. Ngày đó, chưa sử dụng tủ lạnh phổ biến như bây giờ, người ta chọn những nơi thật mát mẻ, vẩy nước giếng sâu mát lạnh ra ngoài vỏ túi ni lông để hương bưởi có thể ngấm sâu vào những thớ mía. Sau một giờ là đã có một đĩa mía ướp hương bưởi ngát hương. Với vị ngọt thanh thanh tự nhiên của mía hòa quyện với hương nồng nàn hoa bưởi đã tạo nên một mùi hương khó phai trong lòng những người Hà Nội xưa.
Ngày nay, nhịp sống hiện đại đã tạo nên một quỹ thời gian chật hẹp cho mỗi người. Vì vậy mà người dân Hà Nội chẳng mấy ai còn giữ được thói quen ướp mía bằng hoa bưởi nữa bởi hoa bưởi thì khó kiếm và việc chế biến mía từ khâu chọn tới róc, tiện mía cũng khá cầu kỳ.
Nhiều người vẫn muốn tìm được cảm giác ẩm thực xưa nhưng có lẽ người ta không có nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để làm món mía ướp hương bưởi thanh nhã nhưng không kém phần tinh tế này. Vì vậy mà khó có thể chinh phục được những người khó tính và có hơi chút cầu kì trong ẩm thực luôn khao khát tìm lại mùi hương mang theo cả nỗi nhớ về một thời xa xưa ấy. Những khúc mía ướp hoa bưởi ngát hương cũng không còn dễ tìm trên đường phố Hà Nội nay.
Theo PNO
Gỏi cá nhái
Cá nhái có nhiều ở vùng biển Phú Yên. Ngư dân săn bắt loại cá này ngoài khơi xa bằng cách câu hoặc đánh lưới. Loại cá có đặc điểm riêng với thân hình tròn to, dài như con chình biển, da trơn màu nâu đen, thịt trắng chắc, xương có màu xanh. Thịt cá nhái được xem là món đặc sản bởi nó thơm ngon, ít. Và chắc rằng không nhiều người được ăn, hảo hớn hơn nữa là món gỏi.
Gỏi cá nhái, đặc sản Phú Yên ít người biết đến, nhưng những ai đã từng có dịp thưởng thức đều thích thú khó quên.
Cá nhái sống ở vùng biển khơi, nước có độ mặn cao. Người làm món gỏi đòi hỏi chế biến công phu. Cá chọn làm gỏi phải là con cá tươi. Để được loại cá này chỉ có những người trực tiếp đi câu, người thường muốn ăn phải dặn những người đi biển trước, hoặc sáng sớm phải ra tận bờ biển chờ ngư dân vào rồi chọn mua con cá tươi ngay trên bãi cát, còn dính nước biển.
Thường một con cá nhái độ từ 1 - 2kg sẽ chế biến được cho 3 - 5 người ăn. Sau khi chọn cá đem về, phải giữ cá luôn luôn trong độ lạnh bằng cách ngâm đá lạnh. Con cá được cắt bỏ phần đầu và lòng (phần này nấu canh với bầu cực ngon), dùng dao bén cắt dọc theo từng đoạn rồi lọc bỏ da, xương, chọn phần thịt, thái nhỏ từng miếng vuông mỏng, ngâm vào trong nước muối có đá lạnh ướp. Đều đặn từng miếng nhỏ như vậy đến khi thái hết con cá chúng ta sẽ có một số lượng nhiều. Sau khi thái xong cá, xả và vắt khô nước muối rồi dùng một lượng nước chanh đã vắt sẵn ra chén đổ vào ngâm với cá độ 15 phút, đợi thịt cá chuyển sang màu trắng hẳn rồi dùng tay vắt thật khô, bỏ vào tủ lạnh.
Không thể thiếu khi ăn món này là các gia vị kèm theo. Cần phải có là các loại rau thơm như tía tô, húng, ngò gai, ngò thơm và nhất định phải có đậu phụng rang, hành tây xắt nhỏ, xoài băm, khế, bánh tráng nướng cùng một chén mắm nhỉ, ớt tỏi chanh đường...
Có nhiều cách ăn, tuỳ theo từng người. Hoặc trộn chung cả phần thịt cá đã ướp với các loại gia vị rau hành đậu phụng vào một cái dĩa lớn rồi khi ăn gắp ra từng dĩa nhỏ ăn dần; hoặc cứ để riêng phần cá một bên, phần rau một bên, khi ăn có thể gắp mỗi thứ từng ít bỏ vào chén kèm với tí chanh, ít bánh tráng nướng bóp nhỏ, chan tí nước mắm với rau thơm, kèm trái ớt hiểm rồi ăn một cách ngon lành. Ngon nhất là ăn món này với lai rai tí rượu ngon.
Những người bạn từ xa đến vùng biển Hòn Yến Phú Yên quê tôi, lúc đầu được mời món này có vẻ e ngại vì sợ thịt cá còn sống, tanh khó ăn. Thế nhưng khi ăn được vài miếng, nhất là khi cảm nhận được vị dai ngọt mềm của thịt cá với dư vị của rau thơm kèm nước mắm nhỉ làng Yến, kể cả những người khó tính nhất cũng phải ồ lên rằng: ngon, ngon quá. Vì thế không cần uống bia mà chỉ ít rượu ngâm sẵn, mọi người có thể ăn ngon lành, no bụng. Mấy hôm sau về đến nhà vẫn còn nhớ gọi điện thoại khen ngon một lần nữa và không quên nhắc rằng, khi nào có dịp trở lại nhất định mình sẽ chọn món này. Ăn món cá nhái mới biết rằng có nhiều món ngon ở biển mà ta chưa hề biết hết.
Theo SGTT
Cá hồng tẩm sấy khô Cá hồng là một trong những giống cá nước mặn khá quen thuộc với người dân miền biển Việt Nam. Chúng sống vùng gần đáy và gần khu vực nhiều đá, rặng đá ở đáy biển, nhiều nhất là từ Thừa Thiên - Huế đến Phan Thiết. Ảnh: Thanh Hảo Đặc biệt, cá hồng ở đầm Ô Loan ngon có tiếng. Ngư dân...