Mía… thuốc phiện xuất hiện ở Việt Nam
Khoảng 16h ngày 13/9, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Lai Châu đã bắt quả tang đối tượng Tẩn A San vận chuyển bán trái phép chất ma túy.
Thuốc phiện được cất giấu tinh vi trong khúc mía khoét ruột
Đối tượng Tẩn A San (35 tuổi, trú tại xã Tả Phìn, Sìn Hồ, Lai Châu) bị bắt vì vận chuyển bán trái phép chất ma túy. Tang vật thu được là nửa cân thuốc phiện.
Tại cơ quan điều tra, San khai nhận đã mua số thuốc phiện trên của một người ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, đối tượng đang trên đường vận chuyển đến bãi vàng Minh Lương, tỉnh Lào Cai tiêu thụ thì bị lực lượng công an phát hiện và bắt giữ. Được biết, Tẩn A San cũng là một con nghiện.
Video đang HOT
Đối tượng Tẩn A San tại cơ quan công an
Thượng tá Vũ Xuân Việt – Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lai Châu cho biết “Đối tượng đã ngụy trang thuốc phiện trong các khúc mía được khoét ruột. Đây là một thủ đoạn mới của bọn tội phạm ma túy”.
Hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra xác minh, làm rõ.
Theo Xahoi
Trộm thẻ tín dụng của sếp, tiêu gần 300 triệu đồng
Thấy vị chánh văn phòng để quên túi xách, Hà lục ví trộm thẻ ghi nợ thanh toán của ngân hàng, mang đi mua điện thoại và đồ trang sức giá trị lớn.
Cuối tháng 9, Đội phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng CSĐT tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an Hà Nội đã bắt giữ Trần Thị Yến (40 tuổi, nhân viên Ban dịch vụ truyền thông của một tòa soạn) và Lê Thị Thu Hà (40 tuổi, quận Đống Đa) về tội Trộm cắp tài sản.
Theo khai nhận, trưa 19/9, Yến và một số người trong cơ quan phát hiện túi xách để quên ở khu vực lễ tân. Yến mở kiểm tra, biết chiếc túi là của chánh văn phòng tòa soạn.
Yến, Hà tại cơ quan điều tra. Ảnh: ANTG
Trong lúc kiểm tra ví, phát hiện một thẻ tín dụng của ngân hàng Techcombank, Yến lấy trộm. Biết loại thẻ này chỉ dùng mua hàng, không rút được tiền mặt, Yến gọi điện thoại Hà kể việc trộm cắp thẻ và bàn nhau đi mua hàng.
Yến đưa thẻ cho Hà rồi "chỉ đạo" mua điện thoại di động loại xịn giá dưới 10 triệu đồng để không phải xuất trình chứng minh nhân dân. Mọi việc trót lọt, thấy việc mua hàng điện tử sẽ khó quy đổi ra tiền mặt, Hà bàn với Yến mua vàng trang sức, sau đó đem đi cầm cố. Yến cung cấp mẫu chữ ký của vị chánh văn phòng cơ quan mình.
Trong 2 ngày 21 và 22/9, Hà đã 4 lần sử dụng thẻ tín dụng mua lượng lớn trang sức vàng, kim cương với tổng trị giá gần 300 triệu đồng. Số trang sức này được Hà chuyển cho Yến mang đi cầm cố tại các cửa hàng lấy tiền mặt ăn chia.
Làm việc với cơ quan điều tra, chủ thẻ cho hay sau khi lấy lại chiếc túi, thấy tiền và giấy tờ vẫn còn nên sơ suất không kiểm tra thẻ tín dụng. Đến ngày 22/9, nhận được điện thoại của Techcombank hỏi có giao dịch mua bán gì bằng thẻ ghi nợ hay không, chị mới biết bị mất thẻ có hạn mức thanh toán 300 triệu đồng mới nhận cuối tháng 8.
Cơ quan Công an kiểm tra các thiết bị trong vụ làm giả thẻ tín dụng. Ảnh: ANTG
Trước đó, ngày 1/9, Đội Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp C50 Bộ Công an đã triệt phá đường dây sản xuất thẻ tín dụng lớn do Đinh Văn Long (ở phố Đỗ Hành) cầm đầu... Chỉ trong một thời gian ngắn, Long và đồng bọn đã sử dụng thẻ giả mua hàng điện tử, điện thoại di động đắt tiền rồi bán, cầm đồ lấy tiền mặt, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Lời khai của Hà và Long cho thấy việc thanh toán mua hàng bằng thẻ tín dụng tại một số cửa hàng khá dễ, thậm chí Hà mua vàng trang sức có giá trị nhưng cũng chỉ cần quẹt thẻ, ký giả là xong mà không cần phải xuất trình chứng minh thư.
Trung tá Cao Văn Lộc, Đội trưởng Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đánh giá, việc sử dụng thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thiếu kiểm soát từ đơn vị chấp nhận thẻ cộng với công nghệ lạc hậu, tính bảo mật thấp đang tạo ra lỗ hổng, có nguy cơ gây thiệt hại cho chủ thẻ lẫn ngân hàng phát hành.
Khi thanh toán tiền mua hàng hóa, hiện nay nhiều đơn vị chấp nhận thẻ chỉ yêu cầu bên mua hàng đưa thẻ tín dụng rồi nhập số tiền, quẹt thẻ qua máy, in chứng từ yêu cầu bên mua hàng ký xác nhận và không cần biết chủ thẻ là ai. Về phía ngân hàng phát hành thẻ cũng dễ dãi không có biện pháp xử lý gì các đơn vị này. Đây là một trong những kẽ hở mà tội phạm lợi dụng để đánh cắp thông tin, làm thẻ giả, trộm cắp thẻ để rút tiền hoặc mua hàng hóa...
Theo VNE
Hà Nội: Nhận tiền "chạy" việc, bị bắt vào nhà nghỉ để siết nợ Nhận hơn 400 triệu đồng để "chạy" việc nhưng không được, chị Hà bị các đối tượng lừa đến 1 nhà nghỉ, bắt chị viết giấy vay nợ rồi gọi điện cho người nhà mang tiền đến trả mới được về. Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - CATP Hà Nội vừa điều tra, làm rõ vụ bắt giữ người trái pháp luật....