Mì Quảng Vân rần rần Đắk Lắk
Nhiều lần lên H.Krông Bông, “thủ phủ” dân Quảng Nam ở tỉnh Đắk Lắk, tự nhiên thèm món mì Quảng, “thổ địa” ở đây đèo tôi gần 10km từ thị trấn Krông Kmar đến thôn 8, xã Hòa Lễ, huyện này để đãi món mì Quảng Vân.
Tô mì Quảng Vân ở xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông
Với họ, mì Quảng Vân trở thành chỉ dẫn du lịch ẩm thực đáng tự hào của người Quảng di dân vào đây sau 1975. Có người còn dám khẳng định, đó là quán mì Quảng ngon nhất vùng Tây nguyên.
Ông dượng tôi tên Đoàn Minh chở tôi đi khám phá Tây nguyên và nhất quyết hai dượng cháu phải chạy lên thôn 8, xã Hòa Lễ làm tô mì rồi mới hành trình thiên lý. Trên đường, ông nói: “Dân ở đây ưng ăn mì Quảng thì họ chạy thẳng ra Hòa Lễ dù có xa 5 – 10 cây số. Dân không phải gốc Quảng và đồng bào dân tộc ít người cũng rần rần kéo đến ăn mì Quảng Vân. Có bữa họ bán 2 tạ mì đó”.
Video đang HOT
Vậy là tôi nhất quyết phải đến tận nơi xem tô mì Quảng Vân có gì. Đúng là không chỉ có người Quảng, mà dân có gốc gác ở nhiều tỉnh và đồng bào Ê đê, Tày, H’Mông, Mường… cũng đến kéo ghế chờ thưởng thức. Bảng giá linh hoạt từ 12.000 – 28.000 đồng một tô nên phù hợp túi tiền nhiều người.
Tô mì Quảng Vân thập cẩm gây ấn tượng ban đầu là không đậm nét mì Quảng. Nhưn thịt heo là nạc đùi thái mỏng, nước lèo rất trong thiếu hẳn sắc vàng quen thuộc của nghệ hoặc hạt điều. Nhưng, khi bắt đầu nếm muỗng nước lèo đầu tiên khi chưa thêm chanh, thêm mắm…, tôi nhận ra ngay “bản sắc” mặn mòi, đằm sâu, chân quê chính hiệu mì Quảng. Cắn thêm miếng nhưn thịt, tôm, gà thì vỗ đùi cái đét “thấm vị sâu như ri đúng y sì mì Quảng rồi”. Phần sợi mì “ghi điểm” rất cao: rất mềm, thơm và ngọt. Sợi mì tráng từ gạo mới nổi tiếng trồng ở cánh đồng xã Ea Trul trong huyện. Soi chút nữa thì thấy đậu phộng rất thơm và béo, bánh tráng gạo mới thơm giòn, cũng như chén tỏi ớt cay xè tăng thêm độ ngon. Ở đây thực khách có thể gọi mì gà, mì thịt heo, mì cá lóc, tôm rim hoặc tùy chọn theo khẩu vị.
Tìm hiểu thêm thì biết người phụ nữ khai sinh ra quán mì Quảng Vân là bà Trần Thị Hạnh. Năm 1985, cô gái tên Hạnh rời miền quê Điện Bàn (Quảng Nam) tới lập nghiệp tại vùng đất này. Lúc đầu, cô gái trẻ làm thuê làm mướn đủ nghề… Khi kiếm được chút vốn, cô quyết định mở quán mì Quảng vì đó là món ăn mà đi đâu cô cũng lưu luyến. Bây giờ cô Hạnh tuổi đã lục tuần, con cháu là người tiếp tục làm cho thương hiệu mì Quảng Vân ở Hòa Lễ lan xa.
Xôi măng Kon Tum
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món ăn thân thuộc với nhiều người dân Kon Tum.
Kon Tum không chỉ là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số mà còn địa chỉ ẩm thực với những món ăn vô cùng hấp dẫn, độc đáo. Cùng với bún đỏ cao nguyên, gỏi lá, cá gỏi kiến vàng, dế chiên... thì món xôi măng mang lại một dư vị rất lạ.
Sáng sớm mỗi ngày, trên một số tuyến phố ở Kon Tum người ta vẫn thấy các bà, các chị bày những thúng xôi dẻo thơm, nóng hổi, bên cạnh đó là nồi măng xào vàng ươm. Chỉ 7 đến 10 ngàn đồng là có thể được thưởng thức một gói xôi măng gói trong lá chuối xanh mướt đủ năng lượng cho một ngày làm việc.
Bên cạnh măng xào, người bán còn khéo léo chế biến thêm cá kho đậm đà. Những hạt xôi căng mọng, vàng ươm, kèm chút măng xào và chút cá kho mặn ăn kèm. Vào ngày rằm hay ngày ăn chay, cá kho được thay thế bằng đậu phụ ăn cũng rất tuyệt vời.
Cách làm xôi măng khá đơn giản, măng tươi sau khi được lấy trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn rồi luộc sơ qua, đổ ra rổ cho ráo nước xào săn với gia vị cho đậm đà. Vùng đất này có nhiều măng và măng ở đây có vị thơm ngon rất đặc biệt nên miếng măng ăn giòn, ngọt.
Gạo nếp đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu vàng nhạt, gạo ngâm khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín thành xôi. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng để có một món xôi dẻo thơm, đậm đà vừa miệng cũng còn tùy thuộc vào sự tinh tế của người chế biến. Xôi quá lửa cũng dễ bị nát hoặc măng xào chín quá cũng mất hương vị. Người Kon Tum thích ăn cay nên mỗi bát xôi còn có thêm một quả ớt, không cầu kỳ nhưng rất bắt mắt và hấp dẫn.
Cùng với xôi măng, thì nếu đến huyện Sa Thầy, Kon Tum, nơi sinh sống của dân tộc Rơ Mâm đừng quên thưởng thức món cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Thường người Rơ Mâm dùng kiến vàng và trứng để nấu canh, trộn gỏi, xào với thịt... nhưng giữ được hương vị thơm ngon nguyên chất nhất chính là cá gỏi kiến vàng.
Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Lấy muối hạt, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo bột gạo rang vàng ươm, dậy lên mùi thơm. Lấy lá sung cuốn kiến, cá lại vừa miếng, vị ngọt của cá suối, vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị thật tuyệt vời.
Nếu buổi sáng thưởng thức xôi măng thì chiều về, trong tiết se lạnh của đất trời cao nguyên, nhấm nháp chén rượu ghè thơm lừng, ngọt lịm với miếng gỏi kiến vàng chắc không còn gì thú vị hơn.
Gỏi lá Kon Tum: Món ngon ăn một lần là say Vào Tây Nguyên nhất định phải đến Kon Tum, đã tới Kon Tum nhất định phải ăn gỏi lá, chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa tới Kon Tum. Người Kontum ăn gỏi lá quanh năm, nhưng có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô, món gỏi lá chỉ có khoảng 30-40 loại lá rừng. Tuy nhiên,...