Mì Quảng “sợi nhớ, sợi thương”
“Về Quảng Nam mà chưa ăn mì Quảng coi như chưa về”… Câu nói vui của cô chủ quán mì Quảng tốt bụng mà tôi ghé ăn trong những ngày “lang bạt” ở Quảng Nam ngẫm lại thấy đúng thật.
Từ lâu mì Quảng đã được xem là đặc sản của vùng đất nơi đây. Không hiểu điều gì đã khiến cho món xì xụp này trở thành nét riêng biệt đến thế.
Mì Quảng gà ngon khó cưỡng – Ảnh: Mây Trinh
Ngay từ tên gọi đã nói lên xuất xứ, món mì Quảng dân dã này hiện hữu một cách tự nhiên trong đời sống hằng ngày của người dân Quảng Nam.
Sợi mì Quảng làm bằng bột gạo chứ không phải là bột mì như suy nghĩ của nhiều người thoạt đầu mới nghe tên. Có nhiều loại mì Quảng khác nhau dựa vào loại nguyên liệu nấu kèm: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua,…
Ăn mì Quảng không thể thiếu rau sống. Mà rau sống để ăn cùng mì Quảng cũng phải được chuẩn bị cầu kì không kém.
Nếu như với những món ăn bình thường khác chỉ cần một dĩa rau với ít cọng bạc hà, xà lách để ăn kèm thì rau sống cho món ăn này cần tới 9 loại: bắp chuối, rau muống chẻ, giá, cải cay…
Sợi mì vừa mềm, vừa dai ngon không chê vào đâu được – Ảnh: Mây Trinh
Video đang HOT
Có lẽ vì thế mà mì Quảng ăn không bị ngán hay cảm giác khô dù ít nước dùng. Một dĩa rau sống đủ loại, tươi non góp phần không nhỏ làm nên vị ngon cho bát mì.
Ai đó đã từng nói mì Quảng trước hết là món ăn no, sau mới đến món ăn chơi. Đơn giản vì mì Quảng vốn không phải là món ăn vặt.
Nhìn bát mì Quảng với những sợi mì vàng ươm xen lẫn tôm, trứng, thịt gà và lạc rang đang bốc khói nghi ngút khiến thực khách không khỏi thòm thèm. Thêm mấy chiếc bánh tráng nướng giòn nữa thì tuyệt phải biết. Ăn rồi vẫn muốn ăn thêm bát nữa.
Mì Quảng – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nếu như Hà Nội có phở thì người Quảng Nam tự hào nói rằng Quảng Nam có mì Quảng. Dân dã đấy, đơn giản đấy nhưng mà đi xa nhớ mãi không thôi.
Có lẽ một trong những lí do khiến nhiều khách khi về vẫn còn lưu luyến quay trở lại Quảng Nam chính là nhờ món mì với những “sợi nhớ, sợi thương” này.
Theo ihay
Món ngon từ rạm
Thời buổi thịt cá ê hề, hương vị béo, thơm, giòn, ngọt nhưng đậm chất ruộng đồng sông nước của các món ngon từ rạm lại mang đến cho người ăn cảm giác thú vị và lạ miệng.
Rạm sống
Tháng 3 âm lịch là mùa rạm tìm bạn tình. Những ngày này rạm kết thành bè, đen nhánh, nổi bồng bềnh trên các cửa sông xứ Quảng. Người đi bắt rạm chỉ cần ngồi trên thuyền, dùng vợt vớt rạm bỏ vào giỏ. Chẳng mấy chốc đã có cả chục ký rạm mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập trang trải cho đời sống gia đình.
Rạm thoạt nhìn giống cua đồng nhưng mai xù xì chứ không bóng láng như mai cua. Thịt rạm vào mùa sinh sản chắc, béo, thơm, giàu canxi, giá cả lại phải chăng (khoảng 40.000 đồng/ký) nên rất được các bà nội trợ ưa chuộng chọn mua về chế biến thành nhiều món ngon dân dã.
Để có những món ăn ngon từ rạm, trước hết phải chọn những con rạm còn sống. Rạm mua về nhà vẫn còn bò lạo xạo trong rổ, bà nội trợ phải đổ rạm ra thau, xóc nước và rửa nhiều lần cho sạch, để ráo rồi khéo léo tách mai và yếm nhưng vẫn giữ được gạch và trứng của rạm.
Rạm lăn bột chiên giòn chấm tương ớt là món ăn chơi được nhiều người ưa thích. Vị béo, thơm, giòn của rạm hòa cùng vị ấm nóng của tương ớt là món đưa cay tuyệt vời để mọi người cùng nhâm nhi, thưởng thức sau ngày dài vất vả mưu sinh.
Rạm rang lá lốt vừa đơn giản trong cách chế biến vừa đạt được độ giòn, béo, thơm và dậy mùi nhất nên là món ăn xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm của các gia đình.
Ướp rạm với nước mắm, hạt nêm, mì chính, hành, tiêu, tỏi mười lăm phút. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ. Phi thơm dầu phộng rồi cho rạm vào đảo đều, để lửa nhỏ. Khi thấy rạm chuyển sang màu vàng, tỏa hương thơm quyến rũ thì cho lá lốt vào, đảo đều rồi tắt bếp. Món này ăn với cơm nóng rất tuyệt, vừa ngon vừa đậm đà.
Canh rạm bí đao
Rạm rang lá lốt cũng có thể ăn kèm với bánh tráng nướng. Thịt rạm béo, thơm, giòn hòa cùng hương thơm thanh mát của lá lốt và vị giòn tan của bánh tráng mang đến cho mọi người cảm giác rất ngon và thú vị.
Những ngày giao mùa, tiết trời trở nên oi bức, ngột ngạt. Bữa cơm gia đình ở quê lại có thêm món canh rạm nấu bí đao ngọt ngào, thanh mát, giải nhiệt.
Rạm ướp gia vị rồi um chín, thêm nước dùng, cho bí đao xắt lát vào nấu sôi. Múc canh ra tô, thêm tiêu bột, hành lá lên trên vậy là có tô canh thơm ngon, thanh mát, rất ngon và lạ miệng để mọi người cùng thưởng thức.
Bạn cũng có thể nấu canh rạm với dưa bở, rau mồng tơi hay rau ngót cũng rất ngon và ngọt nước.
Theo Amthuc
Đặc sản bánh "cao sằng" Cao sằng cũng có nhân. Thịt lợn vai băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn. Hành củ xắt nhuyễn, phi thơm rồi cho thịt vào xào. Xào cho thịt săn lại, thơm nức mùi hành mỡ là được. Khâu hấp bánh thì cầu kỳ hơn một chút, bởi bánh phải hấp làm ba lần. Gạo để làm bánh cao sằng thường được các...