Mì ngon 70 năm của Sài Gòn
Tôi đã được nghe rất nhiều giai thoại về xe mì Thiệu Ký trong con hẻm 66 Lê Đại Hành này. Nào là danh tiếng của chủ quán, ông Tư Ky, lừng lẫy đến mức con hẻm 66 này được người dân xung quanh gọi là “hẻm Tư Ky”.
Rồi bề dày lịch sử 70 năm của quán, trải qua bao nhiêu ngày tháng, biến cố lịch sử vẫn giữ nguyên một hương vị. Về cọng mì bí truyền, ăn cho đến gần hết tô vẫn dai mà không bị nở…
Xe mì Thiệu Ký trong con hẻm nhỏ 66 Lê Đại Hành
Những người kế nghiệp quán mì Thiệu Ký ngày nay gọi ông Tư Ky là ông ngoại. Những năm 30 của thế kỷ trước, ông Tư Ky đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai của mình với nghiệp mưu sinh là gánh mì nhỏ bán quanh khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hòa Hảo (quận 11 ngày nay).
Rồi gánh mì chuyển lên thành xe mì đẩy đi bán xung quanh khu vực có đông người Hoa sinh sống. Đến sau năm 1975 thì xe Thiệu Ký mới chính thức yên vị trong con hẻm nhỏ 66 Lê Đại Hành này.
Tô mì khô dầu hào “chính hiệu” Tư Ky
Video đang HOT
Hành trình sản sinh cọng mì và hủ tiếu của người Hoa là một chủ đề khá khá vị. Nếu như cọng hủ tiếu dai trong hủ tiếu Nam Vang là một biến thể thú vị từ những người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính.
Do không có nguyên liệu làm mì, họ đã dùng nguyên liệu tại chỗ là gạo để chế sợi thay cho mì (từ đầu thế kỷ trước 3 nước Đông Dương đã là một vựa gạo khổng lồ với sản lượng xuất khẩu lên đến 1.5 triệu tấn hàng năm).
Tuy cọng hủ tiếu được sản sinh ở những nước Đông Dương xưa (có thể từ thế kỷ 17 đến 18), thì sợi mì vẫn tồn tại song song trong cộng đồng Hoa kiều. Và tất nhiên mỗi quán mì đều có bí quyết chế biến sợi mì, xem như bản sắc của mình. Với quán Thiệu Ký cũng vậy.
Đã 70 năm qua, các thành viên trong gia đình ông Tư Ky vẫn giữ nguyên thói quen làm sợi mì riêng cho quán mình. Một quy trình khép kính từ 2h chiều kéo dài đến 5-6h tối. Sợi mì được làm theo một bí quyết chuyên biệt: bột mì trộn cùng trứng vịt và nước tro tàu, ủ một thời gian rồi mới mang đi cán và cắt sợi.
Sủi cảo ở đây khá chất lượng, to và đầy đặn nhân tôm
Cũng nhờ vậy mà món chủ lực ở Thiệu Ký – mì khô dầu hào – ngon một cách khó tả. Sợi mì dai, giòn một cách tự nhiên, và đặc biệt không bao giờ bị nở cho dù bạn ăn thật chậm.
Vị mì ngon hòa với một chút dầu hào và tốp mỡ, nêm thêm một chút giấm đỏ (vị chua mà người Việt thường chọn chanh để thay thế), gắp chung một đũa với miếng xá xíu mới là trọn vẹn một tô mì “chính hiệu” Tư Ky.
Bên cạnh món mì bí quyền qua bao nhiêu năm tháng, ở Thiệu Ký còn nhiều món ngon khác như hủ tiếu thập cẩm, bò kho, hoành thánh và sủi cảo.
Sủi cảo ở đây khá chất lượng, to và đầy đặn nhân tôm chứ không nhỏ để đáp ứng về mặt số lượng như các quán khác. Hủ tiếu thập cẩm ăn với lòng, sườn heo cũng là món nên thử.
Thời khắc đẹp nhất đế ăn ở Thiệu Ký có lẽ nằm trong khoảng từ 9 đến 10 giờ. Khi đó trời Sài Gòn vừa dịu nắng sáng, con hẻm nhỏ 66 Lê Đại Hành cũng đã vãn bớt thực khách…
Để tôi được cảm nhận trọn vẹn hương vị của thời gian, của những đam mê được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Như là một đặc ân dành cho người Sài Gòn vậy.
Theo SGAT
[Chế biến] - Mì Thái hải sản
Vị chua thanh và cay nhẹ quyện trong hương thơm của riềng và sả này sẽ làm buổi sáng của bạn không nhàm chán!
Nguyên liệu
Mì dai Fanaco 250gr; Cá thác lác viên 200grTôm, mực 100gr; Nấm rơm 100grCủ riềng, sả cây 50gr; Hành tây, hành lá 50grCà chua, tương ớt, đường, dầu, tỏiBột Tom Yum, tương ớt, bột ngọtNước mắm, nước dùng gàCách làm:
- 1/2 sả bằm nhuyễn, một nửa còn lại xắt khúc, đập dập. Tôm lột vỏ còn đuôi, chẻ lưng.
- Mực xắt miếng vừa ăn. Nấm rơm rửa sạch.
- Cà chua, hành tây xắt múi cam. Riềng, tỏi bằm nhuyễn.
- Mì luộc chín. Cho sả bằm, tỏi, riềng băm và chút dầu ăn, bột Tom Yum vào chảo xào lửa nhỏ cho thơm.
- Cho thêm hành tây, sả xắt khúc, ớt hiểm đập dập và tôm, mực, cá viên, nấm rơm vào xào đều.
- Cho tất cả vào nước dùng, đun sôi cho cà chua, tương ớt, nước mắm, đường, bột ngọt và màu điều vào.
- Cho nước cốt chanh vào. Ăn kèm vói rau muống, xà lách.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Bepgiadinh
[Chế biến] - Mì U đông rau Nhật Bản Sau những món ăn chính nhiều đạm, nhiều chất như sushi, bò nướng... người Nhật thường dùng một chút cơm hoặc mì vào cuối bữa ăn. Mì U đông rau với vị ngọt tự nhiên của các loại rau củ tươi kết hợp với sợi mì dai dai, mềm mát là món ăn được yêu thích. Nguyên liệuMì U đông 3bánh; Nước dùng...