MH370: Hải quân TQ lộ “điểm yếu chết người”
Hải quân Trung Quốc phải căng mình ra hết cỡ mới đảm bảo hậu cần được cho đội tàu tìm kiếm MH370, bộc lộ những điểm yếu trong chiến lược vươn ra biển sâu của nước này.
Khi chiếc tàu hậu cần Qiandaohu của hải quân Trung Quốc rời cảng Albany của Úc để tiếp dầu cho đội tàu chiến đang tham gia chiến dịch tìm kiếm MH370, nó đã làm bộc lộ “điểm yếu chết người” trong chiến lược hải quân của Bắc Kinh, đó là việc thiếu các căn cứ hậu cần xa bờ và quân cảng đồng minh.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự trong khu vực, việc Trung Quốc huy động 18 tàu chiến và tàu tuần duyên cỡ nhỏ cùng tàu phá băng Tuyết Long tham gia tìm kiếm MH370 đã khiến hệ thống hậu cần của hải quân nước này phải căng mình ra hết cỡ mới có thể đáp ứng được nhu cầu về nhiên liệu và các loại nhu yếu phẩm khác.
Đội tàu chiến của Trung Quốc tham gia tìm kiếm MH370
Các nhà hoạch định chiến lược của hải quân Trung Quốc biết rõ rằng họ phải khắc phục được điểm yếu chết người này nếu muốn hoàn thành mong muốn trở thành một lực lượng hải quân biển sâu vào năm 2050, đặc biệt là khi các cửa ngõ tiến vào khu vực Đông Nam Á và xa hơn là vô cùng cần thiết trong những thời kỳ căng thẳng.
Trong giai đoạn hiện nay, tham vọng của quân đội Trung Quốc là soán ngôi thống trị của hải quân Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và có thể bảo vệ các lợi ích chiến lược của họ trên Ấn Độ Dương và cả ở Trung Đông.
Ông Ian Storey, một chuyên gia an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết: “Khi sự hiện diện và bành trướng quân sự của Trung Quốc tăng lên, họ sẽ muốn có nhiều quân cảng đồng minh trong khu vực giống như những gì người Mỹ đang làm.”
Ông này nói tiếp: “Tôi thật sự ngạc nhiên khi không thấy dấu hiệu nào chứng tỏ họ muốn bắt đầu thảo luận về việc được tiếp cận lâu dài với các căn cứ trên biển xa. Hiện nay, nếu tàu Trung Quốc ghé vào một cảng xa bờ nào đó ở nước ngoài, đó đơn thuần chỉ là những chuyến tàu thương mại chứ không phải tàu chiến. Đó quả thực là một lỗ hổng rõ ràng.”
Tàu chiến Trung Quốc ghé thăm hữu nghị một quân cảng của Nga ở Vladivostok
Video đang HOT
Trái lại, hải quân Mỹ đã xây dựng một hệ thống căn cứ rộng lớn trong khu vực như ở Nhật Bản, đảo Guam và đảo Diego Garcia dưới hình thức liên minh an ninh và quân sự chính thức cũng như ký kết các thỏa thuận về tiếp cận và sửa chữa tàu chiến với các quốc gia đồng minh, trong đó có những cảng chiến lược ở Singapore và Malaysia.
Mặc dù Trung Quốc đang ra sức củng cố hệ thống công sự trên những hòn đảo mà họ chiếm đóng trái phép trên Biển Đông, căn cứ hải quân lớn nhất và xa nhất của họ về phía nam lại nằm ở đảo Hải Nam, cách nơi đội tàu chiến Trung Quốc tham gia tìm kiếm MH370 khoảng 3000 hải lý.
Các tùy viên quân sự cho rằng thỏa thuận cho phép tàu chiến ra vào cảng nước ngoài khá dễ dàng đạt được trong thời bình và trong các chiến dịch cứu trợ nhân đạo – chẳng hạn như chiến dịch tìm kiếm MH370 hay các đợt tuần tra chống cướp biển – thế nhưng trong thời kỳ căng thẳng hay xung đột thì đó lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Một chuyên gia phân tích ở Bắc Kinh nhận định: “Nếu có căng thẳng thật sự và nguy cơ nổ ra xung đột giữa Trung Quốc với một đồng minh của Mỹ ở Đông Á, thật khó hình dung việc tàu chiến của Trung Quốc được phép vào cảng của Úc để tiếp nhiên liệu.”
Ông này nói tiếp: “Trung Quốc biết rằng sự không đảm bảo trong việc tiếp cận với các cảng xa là điều mà họ sẽ phải tìm cách giải quyết. Khi hải quân của họ lớn mạnh, đó sẽ là một tình thế khó xử về mặt chiến lược.”
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tại quân cảng ở Guam
Zha Daojiong, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh cho rằng cuộc tìm kiếm MH370 là một hoàn cảnh “khác thường” và các chiến lược gia Trung Quốc biết rằng họ sẽ không thể dựa vào các cảng của đồng minh Mỹ để tiếp tế hậu cần nếu căng thẳng chiến lược nổ ra.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường các chuyến thăm của tàu chiến tới các cảng ở châu Á, Trung Đông và Địa Trung Hải, song họ vẫn chưa đạt được thỏa thuận lâu dài nào để đảm bảo việc ra vào cho tàu chiến của họ tại các cảng này.
Giáo sư Zha khẳng định: “Đến một lúc nào đó, Trung Quốc sẽ phải vạch ra lộ trình để có được sự đảm bảo này một cách chắc chắn. Tuy nhiên các cuộc thương lượng để đạt được điều đó chứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm, thế nên nó sẽ không thể diễn ra trong thời điểm hiện nay.”
Ngoài ra, việc triển khai các cụm tàu sân bay chiến đấu quy mô lớn trong tương lai sẽ càng làm cho các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đau đầu hơn về vấn đề hậu cần. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng phải mất vài thập kỷ nữa, Trung Quốc mới có thể đọ được với Mỹ về năng lực tàu sân bay.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc mới chỉ để huấn luyện và nghiên cứu khoa học
Nhiều chuyên gia phân tích cũng nhận định rằng Trung Quốc phải mất ít nhất 10 năm nữa mới có thể kiểm soát được các tuyến đường hàng hải chủ chốt, và trong giai đoạn hiện nay họ vẫn phải dựa vào Mỹ để bảo vệ các trọng điểm trên tuyến đường vận chuyển dầu chiến lược trên biển, chẳng hạn như ở eo biển Hormuz ở Vùng Vịnh.
Còn trên Biển Đông, có vẻ như Trung Quốc không có nhiều lựa chọn. Ông Richard Bitzinger, một chuyên gia phân tích quân sự tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore cho rằng những hòn đảo và rặng san hô mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại vùng biển này không đủ lớn để xây dựng các tổ hợp căn cứ hải quân xa bờ.
Ông này nhận định: “Ngoài các căn cứ hải quân lớn trên đảo Hải Nam, tàu chiến Trung Quốc không thể tiếp cận được với bất cứ một cảng nào khác ở Đông Nam Á xét về lâu dài. Những cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông với các quốc gia láng giềng càng làm cho điều đó trở nên khó khăn hơn.”
Ông Bitzinger giải thích: “Hải quân Mỹ đã hiện diện ở khu vực này khoảng 100 năm, và họ thường xuyên duy trì một mạng lưới căn cứ hải quân chiến lược trong khu vực. Còn Trung Quốc mới bắt đầu làm thế trong 15 năm trở lại đây, thế nên họ không thể bắt kịp Mỹ trong ngày một ngày hai.”
Theo Khampha
Hai tàu cá Quảng Ngãi bị đánh, cướp ở Hoàng Sa
Trở về từ ngư trường Hoàng Sa, hai tàu cá cập cảng Lý Sơn mang trên thân tàu nhiều vết tích bị đập phá, mất tài sản và ngư dân hứng chịu những cú đánh đập từ phía tàu Trung Quốc.
Bộ đội biên phòng lấy lời khai các ngư dân và xác minh vụ việc
Qua xác định, hai tàu cá gặp nạn gồm tàu cá QNg 96787-TS do ngư dân Võ Minh Vương (38 tuổi, ngụ xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu với 15 lao động và tàu cá QNg 90153-TS do ngư dân Mai Văn Cường (40 tuổi, ngụ xã An Vĩnh) làm thuyền trưởng, trên tàu có 14 lao động.
Vẫn còn thẫn thờ sau vụ viêc xảy ra ở Hoàng Sa, thuyền trưởng Mai Văn Cường kể lại: "Khoảng 9h00 ngày 6/7, trong lúc các anh em đang tham gia khai thác hải sản tại tọa độ 16 độ 24' kinh độ Bắc và 112 độ 06' kinh độ Đông, bất ngờ phát hiện tàu kiểm ngư mang số hiệu 306 xuất hiện đang tiến lại gần. Chúng tôi nhanh chóng nổ máy chạy xa. Lúc này hệ thống máy nổ lại bị trục trặc nên chạy được vài hải lý thì tàu tắt máy. Khi chúng tôi bất lực giữa biển khơi thì tàu kiểm ngư của Trung Quốc đuổi kịp và người bên đó nhảy lên tàu".
Thuyền trưởng Mai Văn Cường đang cuốn lại dây neo bị chặt đứt
"Hành động đầu tiên từ quân kiểm ngư phía Trung Quốc là cầm dùi cui đánh đập vào người chúng tôi, bắt đưa tay ra sau gáy và ngồi xuống. Khi khống chế toàn bộ anh em trên tàu, bọn chúng ngang nhiên đập phá cửa kính, chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, lục soát lấy đi toàn bộ máy định vị, máy dò, hệ thống I-com cùng 3 tấn cá rồi vội vã bỏ đi", thuyền trưởng Mai Văn Cường cho biết thêm.
Cũng bị cướp tài sản, 15 lao động trên tàu cá của ngư dân Võ Minh Vương vẫn hoảng sợ khi kể lại sự việc xảy ra sáng ngày 6/7 ở vùng biển Hoàng Sa. Khi tàu cá QNg 96787-TS đang đánh bắt hải sản và neo tàu tại vị trí 16 độ 47' kinh độ Đông - 112 độ 14' kinh độ Bắc, lúc này xuất hiện tàu hải giám sơn màu trắng cũng mang số hiệu 306.
Thuyền trường Võ Minh Vương chỉ các cửa kính bị đập vỡ nát
Thuyền trưởng Võ Minh Vương thuật lại: "Như mọi lần trước, tàu của Trung Quốc chỉ tới xua đuổi nên tôi cho tàu chạy về hướng đất liền. Thế nhưng, tàu của Trung Quốc lại tăng tốc rượt đuổi theo, chỉ vài phút sau họ đuổi kịp và khống chế chúng tôi. Bọn họ cho lính nhảy lên tàu cá, tay cầm theo súng để khống chế, một vài người dùng dùi cui đánh đập tới tấp vào ngư dân, dùng búa rìu chặt phá toàn bộ 6 bành dây hơi, 2 bành dây neo, đập nát cửa kính ca bin tàu, lục soát lấy đi toàn bộ hệ thông Icom, máy dò, định vị, 2 thuyền thúng và trên 3 ngàn lít dầu cùng nhiều vật dụng khác rồi bỏ đi".
Qua xác nhận thông tin, ông Lê Khuân - Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh - cho biết: "Khoảng 15h00 ngày 8/7, thuyền trưởng Võ Minh Vương liên lạc với tôi qua điện thoại vì bị tịch lấy mất máy I-com, khoảng cách liên lạc cách đảo Lý Sơn gần 60 hải lý, đây là vị trí mới có sóng điện thoại. Ngay sau khi nhận thông tin, tôi đã trực tiếp liên hệ và thông báo với các ngành chức năng của huyện và xã, cùng lực lượng biên phòng đón ở cảng để xác minh thiệt hại".
Vừa cập cảng, lực lượng biên phòng huyện Lý Sơn có mặt và thẩm định thiệt hại, thương tích do bị đánh của hai tàu cá trên. Trung tá Nguyễn Văn Thanh - Đồn phó Đồn Biên phòng huyện Lý Sơn - khẳng định: "Qua xác minh bước đầu, toàn bộ tài sản bị lấy, thiệt hại do đập phá và vết thương trên người ngư dân là có thật. Hiện chúng tôi đang hoàn thành thủ tục và báo cáo đến các cấp kịp thời hỗ trợ 2 tàu cá ở Lý Sơn".
Theo ước tính thiệt hại ban đầu, tàu cá QNg 96786-TS của ngư dân Võ Minh Vương bị thiệt hại khoảng 400 triệu đồng, tàu cá QNg 90153-TS của ngư dân Mai Văn Cường tổn thất khoảng 200 triệu đồng.
Theo Dantri
Ông lão nghèo thành sát nhân chỉ vì muốn... nhà vệ sinh sạch Thảm án rúng động dư luận tại phường Tân Biên (Biên Hòa, Đồng Nai) làm hai người chết, một người bị thương vào trưa 30/6 có nguyên nhân thuộc loại "lãng xẹt" bậc nhất thế thế gian: Hai nạn nhân đi vệ sinh bừa bãi. Hung thủ là một ông già 65 tuổi, cũng là người chịu trách nhiệm về vấn đề giữ...