MH17 bị bắn rơi: Vì sao Hà Lan từ chối dữ liệu điều tra mới?
Việc Hà Lan từ chối chấp nhận dữ liệu điều tra mới từ Đức về vụ bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia xác nhận quan điểm của Nga trong cuộc điều tra do Đội điều tra chung tiến hành, đại diện sứ quán Nga ở The Hague nói với Sputnik.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17.
Trước đó, nhà điều tra tư nhân người Đức Joseph Resch nói với Sputnik cho biết ông đang cố gắng chuyển cho phía Hà Lan các tài liệu mới về vụ MH17 bị bắn hạ vào tháng 7/2014 trên bầu trời Donbass, mà đã không được tính tới trong các tuyên bố mới nhất của SSG vào tháng 6, nhưng đã bị phía Hà Lan từ chối vì lý do tiết lộ bằng chứng với sự có mặt của truyền thông quốc tế.
Resch giải thích ông khăng khăng đòi công khai việc chuyển những lời khai trước đó chưa ai biết và các bằng chứng khác, vì ông lo sợ cho tính mạng của mình sau nhiều lần liên tục bị đe dọa do liên quan đến cuộc điều tra. Ông cũng đã công bố trên trang web của công ty thám tử Wifka một bức thư ngỏ gửi đến SSG và công tố viên người Hà Lan Fred Westerbeke.
“Quan điểm rõ ràng của chúng tôi liên quan đến sự công bằng, độc lập và chuyên nghiệp của cuộc điều tra được Đội điều tra chung thực hiện dưới sự lãnh đạo của Văn phòng Công tố viên Hà Lan. Không có bất kỳ thay đổi nào ở đây”, Sputnik dẫn lời nhà ngoại giao Nga.
Video đang HOT
Ông lưu ý tình huống với Resch “một lần nữa khẳng định tính hợp lệ của các kết luận do phía Nga đưa ra”.
Trước đó hồi giữa tháng 7, Đại sứ Nga tại Hà Lan, Alexander Shulgin, nói với Sputnik “không có sự tương tác thực sự (giữa Hà Lan và Nga trong vụ tai nạn máy bay Boeing Mh17 của Malaysia gần Donnetsk) và lỗi không phải do phía Nga. Đồng thời, ông nhấn mạnh tòa án trong vụ tai nạn máy bay “nên hoạt động độc lập và không thiên vị, hãy tính đến tất cả các tình huống và khả năng xảy ra, chứ không chỉ theo hồ sơ vụ án mà công tố chuyển sang”.
Máy bay Boeing số hiệu MH17 của Malaysia, bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, đã bị bắn rơi vào ngày 17/7/ 2014 gần Donetsk. Trên khoang có 298 người, tất cả đều thiệt mạng. Kiev đổ lỗi cho lực lượng dân quân, tuyên bố họ không có phương tiện cho phép bắn hạ máy bay ở độ cao đó.
Theo Danviet
Điện Kremlin tiết lộ Putin thảo luận về vụ MH17 tại G20
Điện Kremlin ngày 3/7 xác nhận rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận ngắn gọn với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte về vụ máy bay MH17 bị bắn rơi ở Ukraine bên lề hội nghị G20 ở Nhật Bản mới đây.
Hiện trường vụ MH17 bị bắn rơi.
"Tôi có thể xác nhận cuộc trò chuyện này, đó là một cuộc trò chuyện rất ngắn khi (cả hai nhà lãnh đạo) đang di chuyển. Ngoài Thủ tướng Hà Lan, ông Putin đã có những cuộc trò chuyện như vậy với hầu hết tất cả những nhà lãnh đạo tham gia hội nghị thượng đỉnh. Thật vậy, quan điểm của tổng thống và của phía Nga đã được đưa ra", phát ngôn viên của Điện Kremlin, Dmitry Peskov nói với các phóng viên.
Theo ông Peskov, khó có thể chấp nhận được một cuộc điều tra, được thực hiện mà không có sự tham gia của Liên bang Nga.
Trước đó, vào ngày 1/7, truyền thông Hà Lan đưa tin ông Rutte đã thảo luận với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản về vụ tai nạn MH17 ở Ukraine năm 2014.
Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi xuống phía đông Ukraine vào ngày 17/7/2014, trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở đây. Tất cả 298 hành khách trên máy bay, chủ yếu là công dân Hà Lan và Malaysia, đã chết trong vụ tai nạn.
Gần như ngay lập tức sau vụ việc, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch này mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Những cáo buộc này đã được Washington và Brussels sử dụng như một cái cớ để đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow, trong khi Nga liên tục bác bỏ các cáo buộc.
Một nhóm điều tra chung (JIT) do Hà Lan dẫn đầu, được thành lập ngay sau vụ tai nạn, đã mời Ukraine, Bỉ và Úc tham gia cuộc điều tra, nhưng loại trừ Nga.
Năm 2018, JIT tuyên bố rằng chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa Buk, được cho là xuất phát từ Lữ đoàn tên lửa phòng không số 53 của quân đội Nga, trích dẫn "thông tin mật" do chính quyền Hà Lan và Mỹ cung cấp.
Nhóm nghiên cứu cũng được cho là đã sử dụng hình ảnh từ các mạng xã hội để chứng minh cho tuyên bố trên.
Để làm rõ cáo buộc trên, Moscow đã tiến hành điều tra riêng cho thấy tên lửa Buk tấn công chuyến bay MH17 được chế tạo tại Nhà máy Dolgoprudny ở khu vực Moscow năm 1986, được giao cho một đơn vị quân đội ở Ukraine và vẫn ở đó sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Tuy nhiên, bằng chứng này đã bị bỏ qua hoàn toàn bởi các nhà điều tra do Hà Lan dẫn đầu.
Trong "phát hiện mới nhất", JIT đã cáo buộc 3 công dân Nga và một người Ukraine là nghi phạm trong vụ MH17 và tuyên bố rằng phiên tòa xét xử vụ án sẽ bắt đầu ở Hà Lan vào tháng 3/2020. Một lần nữa, Moscow lại không chấp nhận cáo buộc. Theo Tổng thống Vladimir Putin, Nga chỉ có thể công nhận kết quả của cuộc điều tra nếu được phép tham gia vào điều tra.
Theo Danviet
Nga tuyên bố kẻ thực sự bắn rơi máy bay MH17 phải bị trừng trị thích đáng Bộ Ngoại giao Nga phản bác lại kết luận của Nhóm điều tra chung (SSG) về thảm họa máy bay MH17 của Malaysia, đồng thời tuyên bố, sẽ tiếp tục hỗ trợ điều tra để xác minh sự thật về tai nạn chuyến bay 17, và những thủ phạm thực sự của vụ việc này sẽ bị trừng trị thích đáng. Hiện trường...