Mexico vươn lên thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 3 của Việt Nam
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Mexico từ vị trí thứ 4 năm 2021 đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam. Ảnh tư liệu: TTXVN
Trong 7 tháng năm 2022 xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng trưởng 73%, đạt 73,5 triệu USD, chiếm 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Theo Vasep, sau khi tăng mạnh mẽ trong nửa đầu năm, từ tháng 7/2022, xuất khẩu cá tra sang một số thị trường chủ lực như Mỹ bắt đầu chững lại vì lượng tồn kho đang tăng lên, tiêu thụ cũng chậm lại, giá cá cũng có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra sang Mexico vẫn giữ được phong độ tăng trưởng cao trong tháng 7, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch đạt trên 11 triệu USD.
Video đang HOT
Về cơ cấu sản phẩm, cá tra phile đông lạnh xuất khẩu sang Mexico chiếm 94% giá trị với 69 triệu USD, sản phẩm cá tra cắt khúc chiếm 6%, đạt 4,4 triệu USD. Giá trung bình cá tra phile đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Mexico trong nửa đầu năm nay là 2,8 USD/kg, cao hơn 63,5% so với mức trung bình 1,71 USD/kg cùng kỳ năm 2021.
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và xúc tiến thương mại Vasep (Vasep Pro) cho biết, tính đến thời điểm này, lạm phát tại Mexico đang tăng cao kỷ lục trong 22 năm qua. Người tiêu dùng Mexico phải cân nhắc và giảm chi tiêu cho các sản ph ẩm thực phẩm giá cao. Với lợi thế về giá cạnh tranh, lại thêm thuận lợi thuế ưu đãi theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cá tra Việt Nam vẫn là sự lựa chọn ổn định của các nhà nhập khẩu thuỷ sản Mexico.
Trong bối cảnh đồng USD tăng giá so với nhiều đồng ngoại tệ khác là một thách thức cho các nhà xuất khẩu. Tại một số thị trường có đồng nội tệ mất giá, nhà nhập khẩu bị thiệt hại, nên sẽ cân đối kế hoạch nhập khẩu. Thậm chí, đã có tình trạng nhà nhập khẩu “mặc cả hạ giá” hoặc đề nghị nhà xuất khẩu Việt Nam giao hàng chậm lại, khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm chi phí lưu kho.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đối với thị trường Mexico, đồng USD tăng giá lại là một tin tốt vì Mexico là một trong số ít nước được nhận lượng kiều hối rất lớn từ Mỹ. Do vậy, tiêu dùng thực phẩm của thị trường này cũng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với các thị trường khác.
Trước những lợi thế đó, nhiều doanh nghiệp cá tra cũng chuyển hướng từ một số thị trường khác sang Mexico. Nửa đầu năm nay, đã có 30 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Mexico. Trong số đó, 3 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất là: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cá Việt Nam và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang. Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra tại Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Vĩnh Long cũng đang quan tâm đến Mexico và đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang thị trường này.
Với những tín hiệu khả quan trên, Vasep dự báo cả năm 2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mexico sẽ mang về khoảng 125 triệu USD, tăng 80% so với năm 2021.
Thêm một doanh nghiệp cá tra không bị áp thuế bán phá giá sang Mỹ
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa đưa ra thông báo về kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) với cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ ngày 1/8/2019 - 31/7/2020.
Kiểm tra, phân loại cá tra đông lạnh trước khi đóng gói để xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, Công ty Cổ phần Thủy sản NTSF (NTSF SEAFOODS) được hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Mỹ. Đây là động lực tiếp thêm sức cho NTSF SEAFOODS nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam nói chung sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Như vậy, hiện có 4 doanh nghiệp Việt Nam không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá là: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP), Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang (VDTG), Công ty cổ phần Nam Việt (NAVICO) và NTSF SEAFOODS.
Một số doanh nghiệp chịu mức thuế riêng gồm: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Cần Thơ (CASEAMEX) x 0,15 USD/kg, Công ty TNHH Thuỷ sản Biển Đông (BIEN DONG SEAFOOD) 0,19 USD/kg, ông ty TNHH sản xuất Thuỷ sản Green Farms 1,94 USD/kg, Công ty Cổ phần Hải sản Biển Đông (ESS) chịu mức thuế cao nhất lên đến 3,87 USD/kg. Mức thuế suất chung toàn quốc dành cho các doanh nghiệp còn lại vẫn là 2,39 USD/kg.
Theo Vasep, năm 2021, có trên 10 doanh nghiệp cá tra Việt Nam tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, Vĩnh Hoàn Corp, NTSF SEAFOODS và BIEN DONG SEAFOOD là 3 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này.
Tính đến hết tháng 2/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 94,57 triệu USD, tăng 119,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Mỹ trở lại thị trường số 1 của cá tra Việt Nam sau một thời gian vị trí này thuộc về thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20 - 22% Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20-22% so năm 2021. Ảnh minh họa Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tháng 1/2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thực sự hồi phục sau Covid-19 với tổng giá trị đạt 213,6 triệu USD, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá...