Mexico: Quyền bình đẳng của nữ giới trong quân đội
Sau 6 năm nghiên cứu, ngày 28/9, Hạ viện Mexico đã nhất trí thông qua dự luật cải cách chính trị, trong đó có điều khoản cho phép phụ nữ nước này đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy ở tất cả các cấp trong quân đội, kể cả chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Cuộc diễu binh của quân đội Mexico. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia Bắc Mỹ này Quốc hội thông qua điều luật quy định bình đẳng giới trong các lực lượng vũ trang, theo đó nam giới và nữ giới có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau và điều này được ghi nhận trong Hiến pháp, luật Quốc phòng và các văn bản dưới luật liên quan.
Video đang HOT
Phát biểu với giới báo sau khi bỏ phiếu thông qua dự luật, nữ nghị sỹ Lorena Corona cho rằng văn kiện cải cách vừa được thông qua trở thành luật không chỉ khẳng định quyền chính đáng của người phụ nữ trên văn bản, giấy tờ, mà thực sự là một hành động tôn vinh người phụ nữ và xã hội dân chủ tại Mexico.
Với tổng số 112 triệu dân, trong đó gần 51% là nữ giới, tại Mexico hiện có 10.565 phụ nữ đang phục vụ trong quân ngũ thuộc đủ các quân binh chủng./.
Theo TTXVN
Nghị quyết lịch sử của LHQ ủng hộ quyền của người đồng tính
Hội đồng Nhân quyền LHQ đã chấp thuận một nghị quyết lịch sử có mục đích cho những người đồng tính được hưởng quyền bình đẳng với những người tính dục khác phái.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hoan nghênh nghị quyết lịch của LHQ.
Nghị quyết trên được thông qua với một đa số mỏng manh và trước sự phản đối mạnh mẽ của các nước châu Phi và Ảrập.
Kết quả cuối cùng là 23 phiếu ủng hộ việc chấm dứt phân biệt đối xử với những người tính dục đồng giới, lưỡng giới, và chuyển giới. Có 19 phiếu chống và 3 phiếu trắng.
Chính phủ Obama là một ủng hộ viên kiên trì cho nghị quyết này. Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Eileen Chamberlain Donahoe, nói rằng Mỹ vô cùng phấn khởi trước kết quả của nghị quyết đơn giản nhưng có tính lịch sử này.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng lên tiếng hoan nghênh nghị quyết lịch sử trên.
"Chúng ta đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng mỗi con người phải được bảo vệ như nhau trước hành vi bạo lực và phân biệt đối xử. Hôm nay, chúng ta đã làm nên lịch sử trong cuộc tranh đấu cho sự công bằng căn bản và bình đẳng", bà Clinton nói.
Nhưng không phải tất cả mọi nước đều hài lòng và phấn khởi trước kết quả này. Các nước Ảrập và châu Phi kiên quyết phản đối nghị quyết trên.
Đại sứ Pakistan, ông Zamir Akram, phát biểu rằng tổ chức của ông rất lo ngại khi Hội đồng Nhân quyền đã thảo luận về những ý niệm gây nhiều tranh cãi về định hướng tính dục.
Ông Ositadina Anaedu, Đại diện của Nigeria, đã phát biểu thay cho nhiều nước châu Phi, đặc biệt gay gắt chỉ trích Nam Phi - nước bảo trợ chính cho nghị quyết này. Ông nói các nước châu Phi phản đối chủ nghĩa chủng tộc và phân biệt đối xử, nhưng trích thuật lời Tổng thống Nigeria nói rằng, các quyền của cá nhân và của quốc gia không phải là vấn đề để quốc tế quan tâm.
Theo Dân Trí
Ngày phụ nữ cởi trần ở Mỹ Hàng năm cứ đến ngày 26/8, phụ nữ Mỹ ở một số thành phố sẽ để ngực trần còn nam giới thì ủng hộ chị em bằng cách mặc quần áo chip. Phụ nữ cởi trần ở các thành phố: Seattle, New York, Chicago, Miami, Los Angeles, Denver, Honolulu, San Francisco and Austin, Texas Go Topless là một tổ chức chuyên đấu tranh...