Mexico phát minh khẩu trang diệt SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tự trị quốc gia Mexico ( UNAM) tuyên bố phát minh ra chiếc khẩu trang có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Nhóm nghiên cứu phát minh ra khẩu trang diệt SARS-CoV-2 tại UNAM, Mexico – Ảnh: TWITTER
Theo Hãng tin Reuters, chiếc khẩu trang có 3 lớp, bao gồm các lớp nano bạc và đồng có thể vô hiệu hóa SARS-CoV-2.
UNAM đặt tên cho chiếc khẩu trang là SakCu. Sak có nghĩa là bạc trong ngữ hệ Maya và Cu là ký hiệu hóa học của đồng.
Các nhà nghiên cứu lấy các giọt bắn chứa virus từ những bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Juarez ở Mexico để thử nghiệm.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy nếu nồng độ virus cao, 80% virus sẽ biến mất trong khoảng 8 giờ. Nếu nồng độ virus thấp, không có RNA nào của virus được phát hiện trong vòng 2 giờ.
Theo báo cáo của UNAM, khi tiếp xúc với lớp nano bạc và đồng, màng của virus SARS-CoV-2 bị vỡ và RNA của nó bị hỏng.
Vì vậy, ngay cả khi khẩu trang SakCu bị vứt bỏ không đúng cách thì cũng không có vấn đề gì, vì nó không gây ô nhiễm như khẩu trang thông thường khi bỏ đi.
SakCu có thể tái sử dụng và rửa được khoảng 10 lần mà không mất tính chất diệt khuẩn.
UNAM cho biết họ có thể sản xuất 200 chiếc khẩu trang như vậy mỗi ngày.
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu vật liệu của UNAM đứng đầu và chưa được đánh giá ngang hàng.
WHO: Gần 1,3 tỉ người trên thế giới bị cao huyết áp
Ngày 24-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết gần 1,3 tỉ người trên thế giới bị cao huyết áp - bệnh lý được xem như "kẻ giết người thầm lặng", thường do béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận.
Nhân viên y tế đo huyết áp cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Mexico - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin Reuters, nghiên cứu chung của WHO và ĐH Hoàng gia London (Anh) - đăng trên tạp chí The Lancet - cho biết cao huyết áp có thể dễ dàng được chẩn đoán nhờ theo dõi huyết áp, và điều trị bằng các loại thuốc rẻ tiền.
Tuy nhiên, nửa số người bị cao huyết áp không phát hiện tình trạng bệnh của bản thân để điều trị kịp thời.
Trong khi tỉ lệ người bị cao huyết áp ít thay đổi trong 30 năm qua, số ca cao huyết áp đã chuyển từ những nước giàu - đã kiểm soát được bệnh lý này - sang những nước có thu nhập thấp hơn.
"Nhiều khu vực ở hạ Sahara châu Phi, nhiều khu vực ở Nam Á, một số đảo quốc ở Thái Bình Dương vẫn chưa có các phương pháp điều trị cần thiết", ông Majid Ezzati - giáo sư về sức khỏe môi trường toàn cầu tại ĐH Hoàng gia London - cho biết.
Theo WHO, trong năm 2019, khoảng 17,9 triệu người đã chết do các bệnh về tim mạch, trong đó cao huyết áp là nguyên nhân chính.
"Chúng ta biết có các phương pháp điều trị rẻ, chi phí thuốc thấp. Song cần phải đưa chi phí điều trị và thuốc men vào chương trình bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) để bệnh nhân không phải trả chi phí này, nó phải do hệ thống bảo hiểm thanh toán", bà Bente Mikkelsen - giám đốc bộ phận các bệnh không lây nhiễm của WHO - cho biết.
Theo bà Mikkelsen, ngoài yếu tố di truyền còn có "những yếu tố nguy cơ cao huyết áp có thể thay đổi được" liên quan đến lối sống, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc lá và uống rượu, bệnh tiểu đường không kiểm soát và thừa cân.
Ngoài ra, bà Mikkelsen cho biết béo phì là "cơn sóng thần của các yếu tố nguy cơ cao huyết áp".
Cơn ghen của tên tội phạm bị bạn 'cắm sừng' Nghi ngờ bị "cắm sừng", Graham King, một trùm buôn ma tuý khét tiếng ở bang Arizona đã giết chết tình địch rồi phân xác ở các thùng rác khắp thành phố để phi tang. Ngày 8/6/1992, một công nhân vệ sinh ở thành phố Phoenix, bang Arizona phát hiện trong thùng rác một chiếc cưa, và đoạn chân người trong túi nylon...