Mexico – nước đầu tiên cho phép dùng vắc xin phòng sốt xuất huyết
Mexico đã trở thành nước đầu tiên cho phép sử dụng vắc xin phòng sốt xuất huyết.
Cơ quan an toàn y tế liên bang của Mexico ngày 9.12 cho biết loại vắc xin này đã được thử nghiệm trên 29.000 người trên toàn thế giới. Nhà sản xuất đã chứng minh độ an toàn và hiệu quả của phương thuốc nhưng không nêu rõ tên loại thuốc, theo AP ngày 9.12.
Trong khi đó, tập đoàn Sanofi Pasteur (trụ sở tại Lyon, Pháp) cho biết vắc xin có tên Dengvaxia. Sanofi là hãng sản xuất loại vắc xin trên.
Mexico cho hay loại vắc xin này nhằm phục vụ cho những người độ tuổi từ 9 – 45 tại những vùng có dịch.
Có 400 triệu người mắc sốt xuất huyết mỗi năm – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Sanofi đã đề nghị 20 nước tại châu Á và Mỹ Latinh sử dụng loại vắc xin này nhưng Mexico là nước đầu tiên bật đèn xanh.
Mức giá của Dengvaxia chưa được ấn định nhưng ông Olivier Charmeil, trưởng đơn vị vắc xin của tập đoàn, cho biết loại vắc xin này có thể mang lại 1 tỉ USD lợi nhuận mỗi năm cho Sanofi, theo AFP.
Giới chức y tế Mexico đánh giá Dengvaxia có thể phòng bệnh cho 8.000 người và ngăn 104 ca tử vong vì sốt xuất huyết mỗi năm. Hội đồng vắc xin quốc gia Mexico sẽ họp bàn để quyết định liệu có cấp miễn phí cho người dân hay không.
Các nhà khoa học từ lâu đã gặp khó trong việc tìm ra loại vắc xin có thể đối phó với cả 4 chủng sốt xuất huyết. Qua thử nghiệm lâm sáng đối với 40.000 người tại 15 nước, Dengvaxia có thể ngừa bệnh cho 2/3 (65,6%) trường hợp từ 9 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ đạt 93% đối với những trường hợp sốt xuất huyết nặng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 400 triệu người mắc sốt xuất huyết mỗi năm.
Sốt xuất huyết từng được coi là bệnh dịch của vùng nhiệt đới và chỉ hoành hành tại 9 nước. Nhưng vì quá trình toàn cầu hoá, biến đổi khí hậu và việc di chuyển bằng đường hàng không đã mang bệnh dịch này lan ra đến hơn 100 nước.
Trường hợp mắc bệnh tăng đến 30 lần trong 50 năm qua và hơn nửa dân số thế giới đang có nguy cơ mắc sốt xuất huyết, theo WHO.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bật mí công nghệ lọc khí kèm diệt muỗi
Thiết bị diệt muỗi này giúp ngăn các mối đe dọa từ loài côn trùng nguy hiểm gây sốt rét, sốt xuất huyết bệnh chikungunya thường xảy ra ở các nước Đông Nam Á.
Thiết bị diệt muỗi này giúp ngăn các mối đe dọa từ loài côn trùng nguy hiểm gây sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh chikungunya thường xảy ra ở các nước Đông Nam Á.
Dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng vào mùa mưa. Ngoài các biện pháp phòng chống, diệt muỗi thông thường, các hộ gia đình cũng chú trọng tới nhiều thiết bị diệt muỗi. Trên thị trường hiện có thiết bị 3 trong 1 vừa tạo ion, lọc khí, đồng thời giúp người dùng có thể bắt, diệt muỗi hiệu quả mà không cần dùng hóa chất, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường sống. Vậy thiết bị này được thiết kế thế nào, ứng dụng công nghệ gì để có được những công dụng nêu trên?
Theo Công ty Sharp Việt Nam, đơn vị sản xuất cung cấp máy lọc không khí và diệt muỗi, chức năng bắt muỗi của thiết bị được xây dựng theo 5 bước: Thiết bị sẽ thu hút muỗi với đèn UV, dẫn dụ muỗi bay vào các khe hẹp và đen trên thân máy. Sau đó máy bắt muỗi bằng dòng khí thổi rất mạnh với góc nghiêng 20 độ, hút muỗi vào bên trong và giữ lại bằng tấm keo. Tấm keo đặc biệt với 3 lớp dính sẽ giữ muỗi lại bên trong máy. Tấm keo này có thời hạn sử dụng một tháng và được thay thế một cách dễ dàng. Cơ chế bắt muỗi của máy hoàn toàn không có sự hiện diện của các chất hoá học, một trong những mối lo ngại khi sử dụng ở các gia đình có trẻ nhỏ.
Máy sử dụng công nghệ diệt khuẩn plasmacluster ion (PCI) có khả năng loại bỏ virus, vi khuẩn và các chất gây dị ứng. Ngoài ra, ở chế độ giúp tăng khả năng lọc khí và mùi hôi của máy, các plasmacluster ion sẽ được phát tán tối đa trong 10 phút đầu tiên. Sau 50 phút tiếp theo, các cấp độ phát tán PCI sẽ được hoạt động luân phiên giữa cấp độ cao và thấp để giảm độ ồn khi hoạt động. Bộ lọc HEPA cao cấp, có khả năng giữ các phân tử bụi có kích thước nhỏ từ 0.3 mirco mét giúp tăng cường chức năng lọc. Đặc biệt, công nghệ ưu việt này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác như ngành giao thông vận tải (phương tiện vận chuyển công cộng, xe ô tô), khách sạn, nhà máy...
Thiết bị này còn giúp ngăn ngừa các mối đe dọa từ loài côn trùng nguy hiểm gây sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh chikungunya thường xảy ra ở các nước Đông Nam Á. Để minh chứng cho tính bắt muỗi hiệu quả, 15 cuộc thí nghiệm đã được tiến hành tại các ngôi nhà được mô phỏng theo không gian sống của vùng Đông Nam Á. Kết quả cho thấy rằng, tỷ lệ muỗi bị bắt đạt hiệu quả cao lên tới 91% đối với muỗi vằn Culex, 73% đối với muỗi vằn Aedes và 72% đối với ruồi.
Q.Hương
Theo_Kiến Thức
Tiêm chủng cho trẻ làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo đưa vắc-xin Hib vào danh sách các loại vắc-xin cần tiêm chủng cho trẻ nhỏ và tiêm nhắc lại tổng cộng bốn liều trước khi trẻ đạt 15 tháng tuổi. Một nhóm các nhà khoa học đến từ đại học California - San Francisco (UCSF) - Hoa Kỳ gần đây đã...