Mexico lập kỳ tích về hồi sinh loài cá đặc hữu đã tuyệt chủng
Cá tequila, tên khoa học là zoogoneticus tequila, là loài động vật đặc hữu ở bang Jalisco thuộc miền Tây Mexico, quê hương của rượu tequila nổi tiếng thế giới.
Hồi năm 2003, loài cá này được xem là đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên, tuy nhiên nỗ lực các nhà khoa học và người dân địa phương đã giúp đưa loài động vật trên trở lại môi trường thiên nhiên.
Các nhà khoa học đã giúp đưa loài Cá tequila trở lại môi trường thiên nhiên. Ảnh: AP
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, việc đưa các loài động vật đã tuyệt chủng trở lại môi trường tự nhiên là một quá trình phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian, tuy nhiên mới đây Vườn thú Chester thuộc Anh cho biết đã thành công trong nỗ lực tái tạo quần thể cá tequila. Thông báo của vườn thú này cho biết Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã công nhận công trình trên là nghiên cứu điển hình về tái tạo thành công. Về phần mình, các nhà khoa học thuộc Đại học San Nicolás de Hidalgo (UMSNH) ở bang Michoacan và Vườn thú Chester, những người đã trực tiếp tham gia vào “sứ mệnh giải cứu” này, cho biết đây là nỗ lực đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh với mục đích hồi sinh quần thể một loài cá diệt khuẩn.
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn 2 thập kỷ tại Teuchitlán, một ngôi làng nhỏ ở gần núi lửa Tequila thuộc bang Jalisco. Một nhóm sinh viên, trong đó có Omar Domínguez, bắt đầu lo lắng về nguy cơ cá tequila biến mất khỏi sông Teuchitlán, nơi chỉ có duy nhất loài cá nhỏ này sinh sống do tình trạng ô nhiễm, hoạt động của con người và các loài ngoại lai. Năm 1998, một nhóm các nhà bảo tồn của Vườn thú Chester đã đến Mexico để hỗ trợ thành lập phòng thí nghiệm bảo tồn các loài cá bản địa, mang theo vài chục cặp cá tequila còn tồn tại trong môi trường nhân tạo nhờ các nhà sưu tầm.
Video đang HOT
Từ năm 2014, các nhà khoa học thuộc UMSNH đã nỗ lực nhân giống 40 cặp cá ban đầu lên đến 10.000 cá thể. Đến năm 2017, họ bắt đầu thử nghiệm đưa cá tequila trở lại sông Teuchitlán, chấp nhận “đánh cược” rủi ro rất lớn là cá nuôi có thể không sinh tồn được trong môi trường tự nhiên. Sau rất nhiều thử nghiệm, cùng với hỗ trợ của Vườn thú Chester và một số tổ chức quốc tế, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp mô phỏng môi trường sống tự nhiên của cá tequila, từ đó giúp các cá thể của loài cá này được nuôi trong bể nhân tạo, làm quen với điều kiện thực trước khi được thả ra sông. Chỉ sau 6 tháng, đã có 55% số lượng cá thể cá tequila được sinh ra trong môi trường tự nhiên và đến cuối năm 2021, đàn cá đã tự nhân rộng sang một khu vực khác trên sông.
Theo ông Domínguez, nhà nghiên cứu của UMSNH, điều kiện sống trên sông Teuchitlán đã được cải thiện từ khi dự án nói trên bắt đầu, bằng chứng là nước sông trong hơn, các loài ngoại lai giảm bớt và gia súc không còn tiếp cận một số địa điểm trên sông. Đó là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học nhằm nâng cao nhận thức của người dân về giá trị sinh học cũng như lợi ích y tế của cá tequila, “thiên địch” của các loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Hiện cá tequila đã được IUCN xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Theo báo cáo năm 2020 của IUCN và tổ chức ABQ BioPark của Mỹ, hơn 1/3 trong số 536 loài cá nước ngọt ở Mexico đang đứng trước nguy cơ này.
Cá mập trắng lớn có vết cắn khổng lồ trên cơ thể gây tranh cãi
Một thợ lặn đã chụp được vết cắn khổng lồ trên cơ thể của con cá mập trắng lớn gây ra cuộc tranh luận về thủ phạm trong đại dương.
Jalil Najafov, 40 tuổi, đang lặn ở Isla Guadalupe, Mexico, thì phát hiện ra con cá mập dài khoảng 4,5 mét có một vết cắn lớn trên cơ thể.
Jalil Najafov chia sẻ hình ảnh anh chụp được lên trang Instagram cá nhân, anh không ngờ rằng bức ảnh nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Nó làm dấy lên cuộc tranh luận về thủ phạm đã gây ra vết cắn cỡ lớn như vậy.
Phát hiện cá mập trắng lớn có vết cắn khổng lồ trên cơ thể
Cá mập trắng là một trong những loài sinh vật có kích thước lớn nhất trong đại dương. Không có nhiều đối thủ tầm cỡ trong phạm vi sống. Do vậy, thủ phạm gây ra vết cắn lớn trên cơ thể cá mập trắng khiến nhiều người tò mò.
Jalil Najafov, nhà bảo tồn cá mập, nhà làm phim đã liên hệ với các chuyên gia về cá mập để tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây ra vết thương tích.
Người đàn ông đến từ Azerbaijan cho biết: "Tôi thực sự ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy điều gì như thế trong đời. Vết cắn rất lớn trên cơ thể một con cá mập to khổng lồ, tôi đã làm việc về cá mập trong nhiều năm nhưng chưa từng thấy vết sẹo lớn như vậy".
Nguyên nhân gây ra vết cắn trên cơ thể cá mập đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Một số ý kiến cho rằng đó là kết quả của hành động gây hấn do đối thủ gây ra nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là vết sẹo giao phối.
Jalil Najafov chụp bức ảnh cá mập trắng lớn trong một chuyến đi lặn biển
Hiện vẫn chưa có kết quả chính thức từ các chuyên gia về nguyên nhân. Tuy nhiên, Tiến sĩ Tristan Guttridge chuyên nghiên cứu về cá mập trắng đã loại trừ nguyên nhân đó là vết sẹo giao phối.
Mark Meekan, từ Viện Khoa học Biển Australia cho rằng cá mập trắng lớn có thể gây thương tích cho nhau mà không cần đến bất kỳ loài nào khác. Những con cá mập trắng sẽ tranh giành lẫn nhau, thậm chí ăn thịt lẫn nhau. Theo ông, không chỉ cá mập trắng mà còn cả những con cá mập khác cũng tấn công lẫn nhau vậy.
Trong bộ phim tài liệu do Mark Meekan thực hiện cho thấy hình ảnh ghê rợn về xác một con cá mập trắng lớn dài khoảng 3,6 mét gần như bị xẻ đôi do hai vết cắn lớn, cắt gần hết phần giữa cơ thể cá mập. Mark Meekan cho biết: "Đây là một con cá mập khổng lồ. Nó dài 3,6 mét nhưng hãy nhìn vào kích thước của vết cắn trên cơ thể của nó, vết cắn rất lớn và thủ phạm hẳn là một đối tượng nguy hiểm."
Người đàn ông quyết định đông lạnh vợ 50 năm để chờ vợ 'hồi sinh', mới được 4 năm mà câu chuyện đã có cái kết không ngờ Người chồng này đã đưa ra quyết định đông lạnh thi thể vợ sau khi cô qua đời vì ung thư ở -196C, hình ảnh hiện tại của anh khiến nhiều người ngỡ ngàng. Vào ngày 8/5/2017, một phụ nữ 49 tuổi tên là Triển Văn Liên đã qua đời vì bệnh ung thư phổi. Cô đã có một quyết định quan trọng...