Mexico: Lạm phát lên cao nhất trong 21 năm, Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất mạnh
Sức ép lạm phát cao có thể khiến Ngân hàng Trung ương Mexico (Banxico) “nối gót” quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed), mạnh tay tăng lãi suất với biên độ lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008.
Người dân tại một khu chợ ở Mexico City, Mexico. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia Mexico ngày 23/6 cho biết tỷ lệ lạm phát của nước này đã tăng lên 7,88% trong nửa đầu tháng 6/2022, mức cao nhất ghi nhận trong cùng kỳ kể từ năm 2001, bất chấp nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ và Ngân hàng Trung ương Mexico (Banxico).
Tất cả các mặt hàng trong giỏ hàng cơ bản đều tăng giá. Trong đó, Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia nhận định lạm phát tăng cao trong nửa đầu tháng 6/2022 chủ yếu là do chỉ số giá cơ bản, bao gồm các mặt hàng có độ biến động thấp hơn, và cũng là chỉ số nền tảng để Banxico hoạch định chính sách tiền tệ. Theo số liệu mới nhất, chỉ số này hiện ở mức 7,47%, cao nhất kể từ tháng 12/2000. Trong đó, nhóm thực phẩm và đồ uống đã tăng tới 11,7%. Trong khi đó, chỉ số các mặt hàng khác, trong đó có năng lượng, tăng 9,13%. Giá nhiên liệu đã chạm đỉnh trong hơn 1 thập kỷ, ghi nhận mức tăng 5,8%.
Những số liệu lạm phát mới nhất đã vượt quá dự báo của các nhà phân tích. Khảo sát mới nhất của ngân hàng Citibanamex ước tính lạm phát chỉ tăng 7,7% trong nửa đầu tháng Sáu.
Sức ép lạm phát cao khiến Banxico phải liên tục siết chặt chính sách tiền tệ. Giữa tháng Năm vừa qua, Ngân hàng Trung ương đã tăng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản, lên 7%. Thông cáo do Banxico đưa ra sau quyết định tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp lý giải rằng lạm phát toàn cầu vẫn tiếp tục gia tăng dưới áp lực của tắc nghẽn nguồn cung, nhu cầu phục hồi và giá thực phẩm, năng lượng leo thang.
Video đang HOT
Các nhà phân tích tài chính dự báo tới đây Banxico sẽ nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, từ 7% lên 7,75%, “nối gót” quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Nếu dự báo trở thành hiện thực, đây sẽ là lần nâng lãi suất “mạnh tay” nhất tại nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008.
Song song với đó, vào đầu tháng 5/2022 Chính phủ Mexico cũng đã công bố kế hoạch chống lạm phát, bao gồm trợ cấp xăng giúp giá mặt hàng này không tăng phi mã, mặc dù Cục Quản lý Thuế ước tính biện pháp này có thể tiêu tốn tới 20 tỷ USD ngân sách quốc gia. Ngoài ra, chính phủ đã đàm phán với các nhà cung cấp thực phẩm lớn để ổn định giá 24 sản phẩm trong giỏ hàng cơ bản.
Tuy nhiên, bà Gabriela Siller, giám đốc bộ phận Nghiên cứu kinh tế của tổ chức tài chính Banco Base, nhận định dữ liệu lạm phát mới nhất cho thấy các biện pháp của chính phủ vẫn chưa phát huy tác dụng mong muốn. Bà Siller cảnh báo mặc dù đà tăng giá năng lượng có chậm lại, nhưng vẫn tồn tại nguy cơ giá xăng dầu tăng vọt trong thời gian tới.
Về phần mình, giám đốc của Moody’s Analytics Alfredo Coutio lo ngại rằng chương trình kiềm chế lạm phát khó có thể kéo dài, và chỉ có tác dụng “hãm phanh” tạm thời. Ông Coutio cảnh báo kế hoạch này đang “tích tụ rất nhiều áp lực” và có thể bị hủy bỏ nếu cạn kiệt nguồn lực.
Chỉ 6 tháng đầu năm, ít nhất 45 nước phải tăng lãi suất đối phó lạm phát
Hàng loạt ngân hàng trung ương ở Mỹ, Anh, Ấn Độ và các quốc gia khác đã có những quyết định nâng lãi suất lịch sử trong nỗ lực kiềm chế tình trạng lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Đồng tiền giấy mệnh giá 100 USD ở Washington DC. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ New York Times, ngày 15/6, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm % - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Chỉ vài giờ sau động thái của FED, một loạt nước khác như Brazil, Saudi Arabia, Thụy Sĩ và Anh cũng thông báo thay đổi lãi suất.
Dựa theo dữ liệu của FactSet, tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại, ít nhất 45 quốc gia đã nâng lãi suất và dự kiến động thái này sẽ tiếp diễn trong tương lai gần.
Lãi suất cao hơn đươc cho là một công cụ mạnh mẽ để chống lại tình trạng giá cả tăng cao. Lãi suất cao khiến chi phí đi vay trở nên đắt đỏ hơn, tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, do đó dẫn đến đình trệ trong hoạt động kinh tế. Điều này sau cùng sẽ làm chậm sự gia tăng lạm phát - mục tiêu mà các ngân hàng trung ương hướng tới.
Đây là một hành động cân bằng tinh tế, gây sức ép lên các nhà hoạch định chính sách để kiềm chế lạm phát mà không khiến tăng trưởng bị sụt giảm. Trong khi đó, các nhà kinh tế và nhà đầu tư lại coi việc tăng lãi suất ngân hàng trung ương là thách thức ngày một khó khăn.
"Áp lực lạm phát dai dẳng và kỳ vọng xấu đi đang buộc các ngân hàng trung ương phải quyết liệt hơn. Khi các điều kiện tài chính xấu đi và tâm lý suy giảm, nền kinh tế thực có thể xuất hiện", các nhà kinh tế tại công ty điều hành dịch vụ tài chính Anh Barclays nhận định.
Fed dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã phát tín hiệu rằng họ sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 lần đầu tiên sau 11 năm. Ngân hàng Trung ương Canada cũng có thể thông báo một mức tăng lãi suất lớn vào tháng tới, sau khi đã tăng lãi suất cách đây hai tuần. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới cũng đã công bố những động thái tương tự.
Tuy nhiên, duy nhất một nền kinh tế không nằm trong xu thế là Nga. Ngân hàng trung ương của nước này tăng lãi suất trên 20% ngay sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Trong những tháng sau đó, Nga đã thực hiện bốn đợt cắt giảm để hạ lãi suất xuống mức như trước khi giao tranh.
Động thái tăng lãi suất của các nước thế giới là một sự khác biệt rất lớn so với cách tiếp cận chính sách sau một cuộc khủng hoảng tài chính.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, các nhà kinh tế học nghĩ rằng thế giới có thể vẫn mãi mắc kẹt với cái vòng luẩn quẩn - lãi suất thấp, lạm phát thấp và tăng trưởng thấp. Nhiều quốc gia thời điểm đó đã bắt đầu giảm lãi suất.
Tuy nhiên, sau đại dịch, các gói kích thích của chính phủ nhằm đối phó với kinh tế suy thoái đã thúc đẩy nhu cầu. Chuỗi cung ứng đã bị xáo trộn bởi các nhà máy ngừng hoạt động, việc vận chuyển gặp khó khăn và tình trạng thiếu lao động. Kết hợp lại, những yếu tố đó đã tạo ra sức ép lên giá cả.
Cho đến nay, lạm phát không có dấu hiệu giảm bớt. Trong một báo cáo công bố tuần trước, giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng trở lại khi giá khí đốt tăng và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tăng giá mạnh hơn. Cuộc chiến ở Ukraine có thể tiếp tục đẩy giá hàng hóa lên cao, trong khi nỗ lực kiềm chế dịch bệnh ở Trung Quốc và cuộc đình công của công nhân ở Hàn Quốc có nguy cơ làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu nền kinh tế toàn cầu có thể chịu được một chu kỳ tăng lãi suất không giống như bất kỳ chu kỳ tăng lãi suất nào trong lịch sử hay không. Các nhà kinh tế không đặt nhiều kỳ vọng.
David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đánh giá: "Cuộc chiến ở Ukraine, tình trạng phong tỏa ở Trung Quốc, gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ lạm phát đình trệ đang ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đối với nhiều quốc gia, kết cục suy thoái sẽ khó tránh khỏi".
FED không loại trừ khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái Ngày 22/6, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhận định mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn đang vững mạnh, song một loạt đợt tăng lãi suất mạnh nhằm hạ nhiệt lạm phát vẫn có thể dẫn đến suy thoái. Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ ngày 14/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN Phát...