Mexico bán chuyên cơ cựu tổng thống để triển khai thỏa thuận với Mỹ
Mexico sẽ dùng tiền thu được từ việc bán chuyên cơ của cựu tổng thống và chính quyền tiền nhiệm để triển khai thỏa thuận kiểm soát nhập cư mới được ký kết với Mỹ hồi tuần trước.
Người di cư trèo qua hàng rào ngăn cách biên giới Mỹ-Mexico gần cửa khẩu El Chaparral ở Tijuana, bang Baja California, Mexico, ngày 25/11/2018. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chính quyền của Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador sẽ dùng tiền thu được từ việc bán chuyên cơ của cựu tổng thống và chính quyền tiền nhiệm để triển khai thỏa thuận kiểm soát nhập cư mới được ký kết với Mỹ hồi tuần trước.
Phát biểu tại họp báo thường kỳ ngày 12/6, Tổng thống Obrador cho biết theo đánh giá của Mỹ, máy bay Boeing 787 Dreamliner sẽ có giá khởi điểm là 150 triệu USD.
Video đang HOT
Ông tự tin khẳng định kế hoạch thanh lý này sẽ đem lại nguồn ngân sách đáng kể.
Ngày 7/6, Mỹ và Mexico đã đạt được thỏa thuận về di cư, qua đó Mexico tránh được việc bị Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất sang nước láng giềng này.
Theo thỏa thuận, Mexico sẽ triển khai Lực lượng Vệ binh quốc gia tới khu vực biên giới phía Nam giáp Guatemala để ngăn chặn dòng người di cư Trung Mỹ, cũng như tiếp nhận những người di cư chờ xin tị nạn vào Mỹ.
Ngoài ra, Mexico cũng sẽ triển khai một chương trình tạo việc làm và bảo vệ quyền con người đối với những người di cư trong quá trình đợi xét duyệt đơn xin tị nạn tại Mỹ.
Đổi lại, phía Mỹ cam kết ủng hộ Kế hoạch Phát triển tổng thể đối với khu vực phía Nam Mexico và các nước thuộc tam giác phía Bắc Trung Mỹ, gồm Guatemala, El Salvador và Honduras.
Sau khi đạt được thỏa thuận, Tổng thống Trump đã đình chỉ vô thời hạn kế hoạch áp thuế bổ sung nhằm vào hàng hóa Mexico./.
Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnam )
Tổng thống Mỹ phủ quyết dự luật ngăn tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ quyết dự luật ngăn chặn tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm bảo vệ quan điểm cho rằng mở cửa biên giới sẽ làm tăng tỷ lệ tội phạm, ma túy và buôn lậu.
Bức tường ngăn cách biên giới Mỹ-Mexico nhìn từ Tijuana, bang Baja California, Mexico, ngày 14/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ quyết dự luật ngăn chặn tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia được Thượng viện Mỹ thông qua ngày 14/3.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump dùng quyền phủ quyết của mình kể từ khi trở thành ông chủ Nhà Trắng nhằm bảo vệ quan điểm cho rằng mở cửa biên giới sẽ làm tăng tỷ lệ tội phạm, ma túy và buôn lậu vào quốc gia này.
Phát biểu trước phóng viên báo chí tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Trump khẳng định: "Hôm nay, tôi phủ quyết dự luật này. Quốc hội có quyền tự do thông qua nghị quyết này và tôi có nhiệm vụ phủ quyết nó." Tổng thống Trump cũng cho rằng đây là nghị quyết "nguy hiểm" và "thiếu thận trọn."
Theo kế hoạch, dự luật này sẽ được gửi lại Quốc hội Mỹ và để đảo ngược được quyền phủ quyết của Tổng thống Trump, Quốc hội cần đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ và dự kiến sẽ có đủ lá phiếu cần thiết từ các nghị sỹ đảng Cộng hòa trong quốc hội. Tuy nhiên, Tổng thống Trump bày tỏ tin tưởng rằng quyền phủ quyết của ông sẽ không bị đảo ngược.
Trước đó, với 59 phiếu thuận và 41 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chấm dứt tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do Tổng thống Trump ban bố liên quan đến vấn đề an ninh biên giới.
Còn trong tháng trước, Tổng thống Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để cho phép ông có được ngân sách xây dựng bức tường biên giới phía Nam qua các nguồn tài chính mà không cần phải có sự đồng ý của Quốc hội, như ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ dành cho các dự án xây dựng quân sự.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia này đã gây ra một cuộc tranh luận trong các nghị sỹ đảng Cộng hòa về việc họ có nên thay đổi Đạo luật khẩn cấp quốc gia hay không.
Mặc dù đa số các thành viên đảng Cộng hòa vẫn ủng hộ Tổng thống Trump về vấn đề an ninh biên giới, song họ cũng lo ngại rằng các Tổng thống tới từ đảng Dân chủ trong tương lai có thể sử dụng quyền giống như Tổng thống Trump để buộc thông qua các vấn đề khác như biến đổi khí hậu hoặc kiểm soát súng đạn./.
Theo Đặng Huyền (TTXVN/Vietnam )
Mỹ tìm kiếm các biện pháp mới để ngăn chặn người di cư Trung Mỹ Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu chiến lược địa chính trị Mỹ Latinh (CELAG), trong bối cảnh làn sóng người di cư từ các nước Trung Mỹ tăng mạnh, chính quyền Mỹ có thể sẽ tìm kiếm các biện pháp mới để ngăn chặn người di cư, hạn chế đơn xin tị nạn và tăng cường triển khai quan đội tới...