Metro bê bết, Bộ Giao thông Vận tải khẩn khoản đề nghị ứng vốn
Các dự án đường sắt đô thị (metro) hiện đều chậm tiến độ, đội vốn lớn, thậm chí nợ nhà thầu, khiến ại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phải gửi thư cho Thủ tướng, Bộ GTVT phải đề xuất tình huống ứng vốn để thanh toán trước trong khi chờ đợi. Dù thực tế bết bát như vậy song chuyên gia cho rằng, chưa ai bị xử lý kỷ luật gì.
Tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội chưa có ai hứa ngày về đích Ảnh: Phạm Thanh
Bê bết thực hiện dự án
Bộ GTVT vừa có báo cáo Thủ tướng về tình hình thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của ngành. Theo đó, hiện 2 dự án metro TPHCM (tuyến số 1 và 2) đang gặp vướng mắc về điều chỉnh vốn. Cụ thể, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), đến nay đã thi công đạt 56,9% khối lượng. Dự án chưa được ghi kế hoạch vốn năm 2018, hiện tại TPHCM đã tạm ứng từ ngân sách, thanh toán 1.000 tỷ đồng để thực hiện dự án.
Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Thủ tướng, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Chính phủ xin ý kiến về điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tuyến metro số 2 (Bến Thành-Tham Lương) có 9 gói thầu, hiện gói thầu CP1 (nhà văn phòng, khu depot) đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, các gói thầu còn lại đang chọn nhà thầu. Tuy nhiên, hiện các gói thầu còn lại chưa thể triển khai do đang vướng mắc về điều chỉnh dự án, nguồn vốn, cơ chế giải phóng mặt bằng… nên mới giải ngân được 842/1.471 tỷ đồng.
Với các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, theo Bộ GTVT, cũng có vướng mắc. Cụ thể, tuyến Cát Linh – Hà Đông, dù đã hoàn thành 96% khối lượng xây lắp, nhưng tổng thầu Trung Quốc rất chậm hoàn thiện thủ tục. Tuyến số 3 (Nhổn – Ga Hà Nội), theo kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2018 nhưng tới nay mới đạt 46% khối lượng và dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022. Thành phố Hà Nội cũng đang làm thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Với tuyến số 1 (Yên Viên-Ngọc Hồi), cũng phải điều chỉnh tiến độ và gặp khó về chi phí giải phóng mặt bằng. Tuyến số 2 (Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) đang phải điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng cũng khó khăn.
Video đang HOT
Từ phân tích trên, Bộ GTVT kiến nghị, Chính phủ xem xét bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA để giải phóng mặt bằng, thanh toán cho nhà thầu, chi trả hoàn thuế. Riêng với các dự án đường sắt đô thị điều chỉnh tổng mức đầu tư, hiện chưa bố trí kế hoạch vốn năm 2018, Bộ GTVT kiến nghị: “Thủ tướng chấp thuận giải quyết tạm ứng vốn để tiếp tục triển khai dự án, đảm bảo việc thanh toán cho các nhà thầu”.
Không thấy ai bị kỷ luật?
Trao đổi với PV, TS Nguyễn Hữu Đức (chuyên gia giao thông của tổ chức JICA – Nhật Bản) cho rằng, các dự án metro tại Hà Nội và TPHCM đội vốn và chậm tiến độ tới mức “quá đáng, không chấp nhận được”. Những dự án này đều rơi vào thế tiến hay lùi đều không xong. “Đề xuất ứng vốn triển khai các dự án metro dở dang chỉ là giải pháp tình huống của Bộ GTVT. Quan trọng là phải không tiếp diễn câu chuyện trên. Nếu vẫn cung cách quản lý như hiện nay, thực tế này sẽ còn tiếp diễn”, ông Đức nói.
Vị chuyên gia này cho rằng, các dự án metro chậm tiến độ, đội vốn là vi phạm cơ bản về đầu tư, vì đầu tư cần dứt điểm để sớm thu hồi vốn, tạo giá trị cho xã hội. Cùng đó, dự án kéo dài sẽ gặp khó khăn khi quyết toán sau này, nhiều dự án ODA rơi vào tình trạng như vậy (như tuyến BRT của Hà Nội). “Bao năm qua, câu chuyện trên vẫn triền miên, ai cũng biết, không ai chấp nhận, nhưng vẫn diễn ra. Dù đội vốn gấp nhiều lần, nhưng không thấy ai bị xử lý kỷ luật gì. Chỉ có đột phá trong cung cách quản lý mới thay đổi được và phải có người bị xử lý”, ông Đức nói.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, các dự án metro Hà Nội và TPHCM đều chậm tiến độ, đội vốn, phải điều chỉnh dự án như: Tuyến metro số 2 Hà Nội tăng vốn từ 19.555 tỷ đồng lên 51.750 tỷ đồng, sau khi cơ quan chức năng thẩm định, dự án đang được đề nghị điều chỉnh xuống còn 33.568 tỷ đồng; Dự án metro số 2 TPHCM dự kiến tăng vốn từ 26.116 tỷ đồng lên 47.603 tỷ đồng…
Theo Báo Tiền Phong
Được lòng 80% người khảo sát, tàu đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội trông thế nào?
Kết quả khảo sát hơn 1.000 người cho thấy hơn 80% người được hỏi đánh giá cao thiết kế tàu đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội và dự kiến tuyến này sẽ chính thức khai thác thương mại vào đầu năm 2021.
Theo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, hơn 1.000 người tham gia khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên và là những người đang sống làm việc gần 8 ga trên cao thuộc tuyến metro số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội với độ tuổi từ 18 đến 60, phân bổ đều theo giới tính.
Hơn 80% số người được khỏi đánh giá tàu có thiết kế đẹp và hơn 90% cho biết sẵn sàng sử dụng dịch vụ khi tàu đi vào vận hành chính thức.
Với chủ đề "Hành trình xanh", thiết kế tàu metro mang 3 màu chủ đạo là xanh lá mạ, hồng đỏ và ghi xám. Các màu này lấy cảm hứng từ cây lúa, quả thanh long - những nông sản đặc trưng của Việt Nam. Tàu được nhà sản xuất Alstom (Pháp) trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu như điều hòa không khí, thông gió, loa, đèn LED tự động điều chỉnh ánh sáng.
Phía bên trong, nội thất tàu có gam màu sáng, tay nắm được thiết kế dựa trên nghiên cứu hình thể để phù hợp với chiều cao và vóc dáng của người Việt. Hệ thống đèn LED ánh sáng trắng tạo cảm giác thoáng đãng, mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho hành khách khi ở trên tàu.
Sàn tàu thấp tiện lợi cho hành khách lên xuống, nhất là những người mang hành lý hoặc phải di chuyển bằng xe lăn. Trên tàu còn có khu vực ưu tiên dành riêng cho người khuyết tật, ghế cho người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em.
Tuyến metro số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đi qua các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm với chiều dài 12,5 km, qua 12 ga, trong đó có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Dự án đang đặt mua 10 đoàn tàu với 4 toa.
KH
Theo laodong.vn
Bị "trảm" vì thi công chậm vẫn được chỉ định thầu dự án cấp bách? Tháng 5/2018, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi (Công ty Cường Thịnh Thi) bị UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định "trảm" vì thi công chậm tiến độ ở một dự án trọng điểm, thế nhưng đến tháng 9, đơn vị này bất ngờ được chỉ định thầu một gói thầu cấp bách, có tầm quan...