Methadone được dùng để điều trị cho người nghiện heroin
Dược phẩm này được thí điểm ở Việt Nam từ năm 2008, đến nay đã điều trị cho gần 1.5000 người nghiện heroin.
Sau giai đoạn thí điểm từ 2008 đến 2010, Chính phủ đã chỉ đạo mở rộng chương trình để đạt mục tiêu 80.000 người được điều trị vào năm 2015. Để có được quyết định này, Chính phủ đã dựa vào các minh chứng về hiệu quả điều trị Methadone hơn 40 năm trên thế giới, và đặc biệt là kết quả của chương trình Methadone thí điểm trên gần 1.000 bệnh nhân tại TP Hải Phòng và TP HCM.
Bệnh nhân xếp hàng chờ uống Methadone tại phòng khám Lê Chân – Hải Phòng.
Nghiện là bệnh mãn tính, tái diễn của não bộ do sử dụng ma túy nhiều lần, kéo dài, gây nên sự thay đổi trên não bộ, làm thay đổi chất lượng hoặc giảm về số lượng các thụ cảm thể, thay đổi việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh trung gian. Do đó, nếu không có sự bổ sung ma túy sẽ gây nên trạng thái cai (hay còn gọi là đói ma túy). Đồng thời, tác dụng của ma túy giảm theo thời gian nếu dùng cùng một liều như cũ, từ đó khiến người nghiện phải tăng liều, trở nên lệ thuộc vào chất ma túy.
Người nghiện không những lệ thuộc về thể chất mà còn chịu tác động lệ thuộc về tâm lý. Khi nghiện, họ buộc phải sử dụng ma túy bất chấp mọi tác hại. Điều này giải thích vì sao người nghiện không kiểm soát được hành vi của mình, tìm đủ mọi cách để có tiền mua ma túy và từ đó rất dễ dẫn đến hành vi phạm tội. Nó cũng giúp thay đổi quan điểm tiếp cận vấn đề từ “nghiện là một tệ nạn xã hội” sang “nghiện là một vấn đề y tế công cộng”, từ đó thay vì bắt tù giam, cách ly khỏi cộng đồng, người nghiện được điều trị cắt cơn giải độc, tương tự như bệnh tiểu đường hay bệnh cao huyết áp.
Video đang HOT
Phương pháp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được nghiên cứu và phát triển bởi bác sĩ Vincent Dole và Marie Nyswander ở TP New York (Mỹ) vào giữa những năm 1960. Sau 40 năm, phương thức điều trị duy trì bằng Methadone chứng minh tính ưu việt với tình trạng bệnh nghiện.
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tỷ lệ sử dụng heroin giảm dần theo thời gian, xuống ở mức 28,9% và sử dụng với tần suất ít hơn nhiều sau 4 năm điều trị. Tại Việt Nam, nghiên cứu trên 965 bệnh nhân năm 2009-2011 của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ người sử dụng heroin giảm chỉ còn 27,5% ở tháng thứ 3 trong điều trị và sau đó xuống mức 15,9% ở tháng thứ 24 (2 năm).
Methadone cũng giúp giảm lây truyền các bệnh qua đường máu như HIV và viêm gan B, viêm gan C do được dùng qua đường uống. Người bệnh được tiếp cận các dịch vụ bơm kim tiêm sạch, khuyến khích không tiêm chích chung nhờ tham gia điều trị
Hong Kong có độ bao phủ Methadone lớn và triển khai sớm nên tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy là dưới 0,5%, bằng với tỷ lệ nhiễm HIV ở Việt Nam trong nhóm phụ nữ mang thai và cộng đồng hiện nay.
Methadone giúp cải thiện sức khỏe và trạng thái cơ thể và giảm tử vong do quá liều heroin. Được sử dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, người nghiện sử dụng Methadone để điều trị có thể loại bỏ được các nguy cơ sử dụng bừa bãi dẫn đến quá liều, sốc thuốc. Đồng thời, Methadone có tác dụng nhẹ, kéo dài, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe giúp người nghiện có thể sinh hoạt, làm việc, thậm chí lái xe bình thường.
Nó còn giúp làm giảm các hành vi phạm tội nhờ không gây ra cảm giác “đói thuốc” và giảm thèm nhớ heroin, từ đó người nghiện không còn tìm mọi cách, kể cả phạm tội để có tiền mua thuốc.
Chất này cũng giúp cải thiện chức năng gia đình và tình trạng kinh tế của bệnh nhân và gia đình họ. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 36% khi bắt đầu điều trị xuống còn 24% sau 24 tháng điều trị tại Việt Nam và Methadone là giải pháp chi phí hiệu quả.
Một USD đầu tư cho Methadone đem lại hiệu quả cao nhất so với các chương trình can thiệp khác, hiệu quả gấp 9 lần so với số tiền đầu tư. Tại Mỹ, chi phí điều trị Methadone ngoại trú cho một bệnh nhân một năm là 3.500 USD so với 19.650 USD cho một người điều trị biện pháp cai nghiện nội trú (rẻ hơn 5,6 lần).
Tính đến tháng 10, Việt Nam đã có gần 15.000 người được điều trị tại 74 cơ sở trên 27 tỉnh, thành phố, vẫn còn 65.000 người chưa được điều trị Methadone theo mục tiêu mở rộng của Chính phủ. Để đạt được mục tiêu này, cần có chính sách quyết liệt và cụ thể hoá bằng đầu tư về tài chính cho chương trình Methadone, loại bỏ những rào cản về pháp lý, hành chính, kỳ thị phân biệt đối xử, để người nghiện được lựa chọn tự nguyện, tiếp cận và duy trì trong điều trị Methadone.
Theo VNE
Đưa Methadone "nội" vào điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện
Ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã sản xuất thành công thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
Thuốc được bào chế dạng dung dịch uống do Công ty CP dược phẩm Trung ương VIDIPHA sản xuất. Thuốc vừa được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp số đăng ký lưu hành. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất được Methadone trong số 5 đơn vị trong nước đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc này.
Cũng theo ông Mạnh, thuốc Methadone được sản xuất để phục vụ công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế giai đoạn 2013-2015 tại ViệtNam.
Nguyên liệu sản xuất thuốc được nhập từ nước ngoài. So với thuốc nhập khẩu hiện nay giá của Methadone "nội" rẻ hơn khoảng 30%. Thuốc không được lưu hành trên thị trường mà sẽ được Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, TP thực hiện đấu thầu mua thuốc.
Hiện nhu cầu điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone rất lớn, tuy nhiên, theo ông Mạnh, cả nước mới có 72 cơ sở, tại 27 tỉnh, TP đang điều trị cho gần 15.000 trường hợp. Theo lộ trình đến cuối năm 2015 sẽ có khoảng 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng Methadone.
Theo VNE
Việt Nam sản xuất thành công methadone Ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết, tính đến thời điểm này, cả nước đã có khoảng gần 15.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng methadone, đạt hiệu quả điều trị cao. Đặc biệt, ngoài nguồn thuốc viện trợ từ các tổ chức quốc tế, Bộ Y tế đã cấp phép...