Meta mất nhân sự chủ chốt
Amin Zoufonoun từng là một trong những nhân sự chủ chốt, giúp Meta (trước đây là Facebook) mua lại Instagram, WhatsApp.
Amin Zoufonoun, phó chủ tịch mảng phát triển doanh nghiệp, một trong những nhân sự cấp cao của Meta, đóng vai trò chủ chốt trong thương vụ mua lại Instagram, WhatsApp và Oculus cho biết bản thân sẽ rời khỏi Meta sau gần 12 năm cống hiến.
Amin Zoufonoun thông báo rời Facebook qua bài đăng trên mạng xã hội công ty. Ảnh: Facebook.
Video đang HOT
Trong bài đăng trên mạng xã hội Facebook, ông chia sẻ việc được đứng đầu mảng phát triển chức năng doanh nghiệp tại Meta là cơ hội có một không hai.
“Việc thỏa thuận chiến lược công nghệ khá căng thẳng”, ông viết trong bài đăng của mình.
Chiến lược mua lại các công ty công nghệ đối thủ mà cựu nhân sự Meta tham gia phát triển đã giúp đưa Meta lên vị trí thống trị, bỏ xa các nền tảng mạng xã hội khác về số lượng người dùng. Song, chiến lược trên cũng thu hút sự giám sát dữ dội từ các cơ quan quản lý chống độc quyền.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) từng tìm cách chia nhỏ Facebook, với những lo ngại về độc quyền liên quan đến giao dịch thâu tóm nền tảng mạng xã hội Instagram và dịch vụ nhắn tin WhatsApp. Trong những năm gần đây, áp lực từ các cơ quan quản lý khiến Meta ngày càng trở nên khó khăn hơn trong việc theo đuổi các loại giao dịch thâu tóm tương tự.
Mark Zuckerberg tiếp tục 'cà khịa' Apple, nói rằng iMessage kém an toàn hơn WhatsApp
Meta và WhatsApp chỉ trích các chính sách sao lưu và nhắn tin đa nền tảng của Apple.
Mark Zuckerberg tiếp tục "cà khịa" Apple, nói rằng iMessage kém an toàn hơn WhatsApp (Ảnh: Tech Spot)
Những người đứng đầu của ứng dụng WhatsApp và công ty mẹ Meta mới đây đã công khai mở màn một cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề đâu mới là dịch vụ nhắn tin tốt nhất và bảo mật nhất. Cũng giống như trước đây, những thế mạnh mà họ nêu ra bao gồm tính năng bảo mật khi sao lưu lên đám mây và khả năng hoạt động đa nền tảng.
Cụ thể, đoạn quảng cáo mới được tung ra hồi đầu tuần này liên quan ứng dụng nhắn tin WhatsApp không khác gì một lời khiêu khích với Apple, vì gã khổng lồ đến từ Mỹ vẫn chưa mang tính năng nhắn tin mã hóa cùng một số tính năng khác lên các nền tảng khác ngoài Apple. Trên mạng xã hội, Mark Zuckerberg và ông chủ WhatsApp Will Cathcart đã đối chiếu các tính năng mới nhất của ứng dụng với iMessage.
Trong đoạn quảng cáo chiếu ngay lối vào của ga tàu điện Pennsylvania, người xem thấy có 3 bong bóng tin nhắn với 3 tông màu khác nhau. Bong bóng xanh lá đại diện cho các tin nhắn SMS hoặc MMS trên iPhone, bong bóng xanh dương là iMessage, còn bong bóng thứ ba, màu trắng, có dòng chữ "Private Bubble" (bong bóng riêng tư), ám chỉ WhatsApp và các tính năng bảo mật đi kèm. Nội dung quảng cáo nhằm khiêu khích việc iMessage chỉ có thể sử dụng trên iPhone và nền tảng nhắn tin này kém bảo mật hơn so với WhatsApp.
Dịch vụ nhắn tin của Apple có tính năng mã hóa đầu cuối khi tất cả người dùng trong cuộc trò chuyện đều sử dụng thiết bị của Apple. Tuy nhiên, iPhone sẽ chuyển về dạng nhắn tin SMS hoặc MMS không được mã hóa với điện thoại Android. Trên Instagram và Twitter, Zuckerberg và Cathcart đã đề cập đến mã hóa end-to-end của WhatsApp, mở rộng cho các cuộc trò chuyện trên nhiều nền tảng.
Google đã chỉ trích chính sách của Apple vào đầu năm nay, khuyến khích công ty cho phép nhắn tin RCS trên iPhone. Google đã áp dụng RCS trên Android vào năm ngoái, tính năng này cũng mã hóa end-to-end. Kể từ đó, công ty đã phàn nàn rằng Apple khóa người dùng vào hệ sinh thái của mình bằng cách chỉ cho phép mã hóa và các tính năng nâng cao khác thông qua iMessage.
Trong trận chiến với Apple vào năm ngoái, Epic Games đã chỉ ra rằng Apple sẽ không đưa iMessage lên Android vì nếu làm vậy chẳng khác nào họ đang khuyến khích các bậc cha mẹ sở hữu iPhone mua điện thoại Android cho con mình. Trong một cuộc thảo luận của Vox vào tháng trước, CEO Tim Cook của Apple đã nói rõ ràng rằng ông muốn chuyển đổi người dùng sang iPhone hơn là cho phép các tin nhắn RCS giữa người dùng iPhone và Android.
Zuckerberg và Cathcart còn đề cao tính năng mã hóa hai đầu đối với các bản sao lưu lên đám mây của WhatsApp. Họ nói rằng Apple không hỗ trợ tính năng này, nhưng thực tế thì phức tạp hơn đôi chút.
Apple mã hóa các bản sao lưu iCloud iMessage nhưng cũng giữ lại khóa bảo mật của những bản sao lưu đó. Chính sách đó giúp người dùng khôi phục tin nhắn dễ dàng hơn nếu họ bị mất mật khẩu nhưng lại cung cấp cho Apple khả năng "đọc trộm" tin nhắn của người dùng. Cathcart đã viết trên Twitter rằng không thể mở các bản sao lưu WhatsApp được mã hóa trên iCloud nhưng không cho biết liệu WhatsApp hay Meta có thể mở được hay không.
WhatsApp gần đây cũng đã phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh vì những lo ngại về bảo mật. Đầu tháng này, người sáng lập Telegram, Pavel Durov đã lấy một lỗ hổng bảo mật tìm thấy trên WhatsApp vào tháng trước để tuyên bố dịch vụ này về cơ bản là kém bảo mật. Durov gọi những lỗ hổng của WhatsApp là "những cửa hậu được cài cắm sẵn", và gọi ứng dụng này là một công cụ giám sát.
Meta thua kiện phải bán Giphy Cơ quan Cạnh tranh và thị trường Anh (CMA) ngày 18/10 đã ra quyết định buộc Meta bán nền tảng ảnh động Giphy được công ty này mua lại vào năm 2010. Thương vụ mua lại Giphy với giá 315 triệu USD của Meta không phải là một trong những thương vụ lớn nhất của gã khổng lồ Meta. Nó còn cách khá...