Meta đối mặt với khiếu nại liên quan tới thu thập ‘trái phép’ dữ liệu của người dùng
Ngày 28/2, 8 nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đệ đơn khiếu nại tập đoàn công nghệ Meta Platforms, yêu cầu các cơ quan giám sát xem xét cáo buộc chủ sở hữu của Facebook vi phạm các quy tắc về quyền riêng tư khi tiến hành thu thập “trái phép” lượng lớn dữ liệu của người dùng.
Biểu tượng của Meta. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (BEUC), cơ quan bảo trợ của 45 nhóm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cho biết 8 trong số các nhóm trên đã nộp đơn khiếu nại lên cơ quan bảo vệ dữ liệu quốc gia tại mỗi nước của họ. Các nước này gồm CH Séc, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Na Uy, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha. Đây là vụ việc mới nhất phản đối cách thức thu thập dữ liệu người dùng của Meta.
Các nhóm trên cho rằng Meta đã thu thập một lượng thông tin không cần thiết về người dùng của mình, chẳng hạn như dữ liệu được sử dụng để suy ra khuynh hướng tình dục hay trạng thái cảm xúc.
Video đang HOT
Các nhóm này lập luận rằng các hoạt động của công ty vi phạm các điều khoản của luật bảo mật dữ liệu của EU mang tên Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR).
Trong khi đó, BEUC cho biết Meta không tuân thủ GDPR về xử lý công bằng, giảm thiểu dữ liệu, giới hạn mục đích, đồng thời cho rằng không có cơ sở pháp lý cho việc thu thập và xử lý dữ liệu của Meta. Cơ quan này nêu rõ với các hoạt động “bất hợp pháp” của mình, Meta thúc đẩy hệ thống quảng cáo dựa trên giám sát theo dõi người tiêu dùng trực tuyến và thu thập lượng lớn dữ liệu cá nhân nhằm mục đích hiển thị quảng cáo cho họ.
Phó Giám đốc Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (ECO) Ursula Pachl nhấn mạnh đã đến lúc các cơ quan bảo vệ dữ liệu ngăn chặn việc thu thập và xử lý dữ liệu không công bằng, cũng như việc xâm phạm các quyền cơ bản của người dùng từ phía Meta. Bà Pachl cũng chỉ trích việc gần đây Meta ra mắt các gói thuê bao đăng ký không có quảng cáo song phải trả phí trên nền tảng Facebook và Instagram tại châu Âu – điều mà công ty này cho là nhằm tuân thủ các quy định công nghệ mới của EU. Tuy nhiên theo bà Pachl, thực chất Meta đang lợi dụng vỏ bọc danh nghĩa là bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng để kiếm tiền từ đó.
Tháng 5 năm ngoái, các cơ quan quản lý của EU đã phạt Meta số tiền kỷ lục 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) vì vi phạm quy tắc GDPR bằng cách chuyển dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook sang máy chủ ở Mỹ. Vào tháng 10 cùng năm, các cơ quan quản lý của EU đã buộc Meta bắt đầu yêu cầu phải có được sự đồng ý của người dùng mới được phép xử lý thông tin cá nhân của họ nhằm mục đích cung cấp cho người dùng các quảng cáo mục tiêu. Vài ngày sau, Meta ra mắt dịch vụ đăng ký cho phép người dùng châu Âu trả tới 12,99 euro/tháng (14 USD) để sử dụng các phiên bản Facebook và Instagram không có quảng cáo. Meta khẳng định dịch vụ này là một phần nỗ lực của công ty nhằm tuân thủ GDPR.
Meta sẽ mã hóa tin nhắn trên Facebook, Instagram
Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, trong tuần này, tập đoàn truyền thông hộ Meta sẽ mã hóa đầu cuối cho tin nhắn của người dùng trên Facebook.
Biểu tượng của tập đoàn công nghệ Meta. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các nguồn tin của WSJ, Meta sẽ mặc định mã hóa hoàn toàn tin nhắn trên các ứng dụng mạng xã hội Facebook và Instagram. Tuy nhiên, ứng dụng Instagram sẽ được chuyển sang mã hóa muộn hơn, có thể là vào dịp đầu năm 2024.
Tập đoàn Meta hiện chưa phản hồi yêu cầu bình luận của hãng Reuters về thông tin này.
Bước thay đổi trên đồng nghĩa với việc người dùng Facebook và Instagram không cần bật riêng tính năng mã hóa đầu cuối nữa. Tính năng này cho phép chỉ có người gửi và người nhận mới đọc được tin nhắn đó.
Meta cho biết mã hóa có thể giúp bảo vệ người dùng an toàn trước tin tặc, kẻ lừa đảo và tội phạm.
Mã hóa đầu cuối hiện là tính năng gây tranh cãi giữa các công ty truyền thông và nhiều chính phủ.
Chính phủ Anh hồi tháng 9 đã kêu gọi Meta không triển khai mã hóa trên Instagram và Facebook Messenger nếu không có biện pháp an toàn để bảo vệ trẻ em khỏi nạn lạm dụng tình dục.
Na Uy cấm Meta sử dụng thông tin cá nhân của người dùng cho mục đích tiếp thị Ngày 17/7, Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Na Uy (Datatilsynet) tuyên bố sẽ cấm Meta sử dụng thông tin cá nhân của người dùng để quảng cáo có mục tiêu. Biểu tượng Meta trên màn hình điện thoại ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Datatilsynet nêu rõ Meta - công ty mẹ của Facebook và Instagram - đã sử dụng các thông tin...