Mệt mỏi vì chồng quản lý tiền
Chồng giữ thẻ lương của tôi và nắm mọi chi tiêu trong gia đình. Anh tỏ ra rất chi li khiến tôi cảm thấy vô cùng ngột ngạt.
Vợ chồng tôi cưới gần hai năm và mới đón đứa con đầu lòng gần 6 tháng. Tôi làm nhân viên bán hàng cho một đại lý phân bón còn anh làm giáo viên trường cấp ba. Tôi mới 22 tuổi còn anh 28 tuổi. Trước khi cưới anh bàn với tôi sau này tiền bạc trong gia đình để anh quản lý bởi anh lớn tuổi hơn sẽ biết cân nhắc chi tiêu hợp lý.
Chồng tôi nổi tiếng chi li tiết kiệm. (Ảnh minh họa)
Tôi nghĩ điều đó không có gì quan trọng, anh biết tính toán tôi cũng đỡ mệt hơn. Vả lại, tôi còn trẻ cũng chưa có kinh nghiệm trong việc tay hòm chìa khóa.Nhưng cưới về, tôi mới biết chồng mình nổi tiếng chi li tiết kiệm trong cả dòng họ. Hồi yêu nhau, tôi không hề để ý đến chuyện anh hiếm khi tặng quà có giá trị mà chủ yếu là quà tự làm. Lúc ấy, tôi lại thấy thích như thế nhưng giờ mới biết do chồng sợ tốn tiền.
Anh cũng ít khi mời tôi đi ăn, nếu đi ăn chung, anh vẫn để tôi thanh toán tiền. Như thỏa thuận, cưới xong, tôi giao thẻ lương của mình cho chồng quản lý. Cả tiền vàng được cho ngày cưới, anh giữ hết. Mỗi ngày, chồng đưa cho tôi 200 ngàn để đổ xăng, ăn sáng, gần hết lại đưa thêm.
Tôi không chi tiêu gì nhiều, chừng đó tiền mà gần một tuần mới hết. Vì lúc đó, hai vợ chồng bận rộn nên anh có đưa tiền nhờ bà thím gần nhà nấu ăn giùm. Đi làm về, chúng tôi ghé qua ăn cơm. Nhưng được hơn tháng thì thím đi giữ cháu nên vợ chồng tôi phải tự nấu ăn.
Tôi đi làm gần hơn nên chiều về tranh thủ ghé chợ mua thức ăn về nấu. Từ thời gian đó, chồng chỉ đưa 100 ngàn để ăn sáng, đổ xăng và đi chợ nấu ăn tối. Hàng ngày, tôi đều phải báo cho chồng đã mua những gì hết bao nhiêu tiền và còn thừa chừng nào.
Nếu anh thấy mua hợp lý thì lại đưa tiếp tiền cho ngày hôm sau. Nhưng hôm nào, anh thấy hơi lãng phí là bắt đầu cằn nhằn tôi tiêu không hợp lý. Có hôm, buổi sáng, tôi đổ xăng hết 50 ngàn, ăn sáng hết 20 ngàn, trong túi chỉ còn 30 ngàn.
Video đang HOT
Khi ấy, tôi đang mang bầu, buổi chiều đói bụng mà không dám ăn gì vì sợ không đủ tiền mua thức ăn cho buổi tối. Quả thật với 30 ngàn, thời buổi này đi chợ không biết phải mua gì để nấu cho hợp lý.
Tôi thấy rất khó chịu, rõ ràng mình làm có tiền mà không được chi tiêu thoải mái. Cưới được nửa năm, tôi chỉ mới mua được một bộ đồ ngủ và một đôi giày. Còn anh, chưa bao giờ tặng quà, cứ bảo thích gì tự mua lấy.
Vợ chồng gây gổ vì chuyện tiền bạc. (Ảnh minh họa)
Nhưng tiền chồng giữ, muốn mua gì phải nói với chồng, anh thấy hợp lý cần thiết mới được mua. Bởi thế, muốn mua gì cũng phải đắn đo mới dám nói. Nhiều lần, tôi đề nghị chồng đưa lại thẻ lương để tiền ai người đó xài nhưng không được với nhiều lý do.
Hai vợ chồng toàn gây gổ nhau, anh bảo tôi quá quan trọng chuyện tiền bạc. Đến khi tôi về nhà ngoại sinh con, chồng không đưa một đồng nào, mẹ tôi phải nuôi từ tiền ăn đến tiền sữa cho con. Tôi có hỏi anh, sao không đưa tiền cho bà ngoại, anh vô tư trả lời: “Tại bà không đòi”.
Giờ con sắp được sáu tháng, tôi chuẩn bị đi làm lại và không thể sống nhờ mẹ mãi được. Tôi chỉ sợ khi về ở với chồng, với cách quản lý chi tiêu của anh, tôi không sống nổi. Ngay cả đồ sơ sinh cho con, anh cũng không cho tôi đi mua mà tự mua cho tiết kiệm.
Ngoài việc tính toán chi li tiền bạc thì anh là người yêu vợ thương con, siêng năng, hiền lành nhưng tôi vẫn cảm thấy bức bối. Tôi hối hận vì ngay từ đầu đã giao chồng quản lý hết tiền bạc.
Theo phunuonline.com.vn
Vì yêu thương mà chiều chuộng con thì chỉ làm hỏng con
Em hoàn toàn hiểu tình yêu thương anh dành cho con nhưng dạy con đúng cách thì mới nên người được, vì thương con không có nghĩa là chiều con.
Mỗi lần, em bận để anh đón con lại lo ngay ngáy bởi không biết anh sẽ lại mua cho con những thứ gì. Và hôm nay cũng vậy, vừa về đến nhà, em đã thấy con hí hửng giữa đống đồ chơi mới, bên cạnh là gói bim bim và lon nước ngọt đang uống dở.
Nhìn anh tươi cười nấu ăn trong bếp nhưng em không thể nào vui nổi. Thế là, hai vợ chồng lại cãi vã nhau. Anh bảo, em không hiểu con, cái gì cũng cho mình đúng. Còn em, cảm thấy bất lực trong việc thống nhất quan điểm để dạy con.
Anh sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con. (Ảnh minh họa)
Từ lúc nhỏ đến tận bây giờ, anh chưa từ chối bất kì yêu cầu nào của con. Bởi thế, thằng bé rất bám bố vì được thỏa mãn mọi thứ. Anh mua đồ chơi cho con vô cùng lãng phí, con đòi cái gì là anh mua ngay cái đó. Tính ra tiền đồ chơi ngang ngửa với tiền sữa hàng tháng của con.
Trong khi, thu nhập của hai vợ chồng chỉ ở mức trung bình đủ sống. Anh sẵn sàng cho con nhịn ăn cơm theo ý muốn để ăn thức ăn nhanh mà con thích. Áo quần của con cũng thế, thấy bộ nào đẹp là anh mua hết bất chấp con mặc hay không. Bởi thế, trong tủ của con chật ních áo quần chưa kịp mặc đã không còn vừa nữa.
Cứ như thế, em càng khắt khe bao nhiêu thì anh thoải mái bấy nhiêu. Hai vợ chồng luôn "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong việc dạy con. Em hiểu nguyên nhân sâu xa của việc anh chiều con hết mức. Bởi lấy nhau gần 4 năm, khó khăn chật vật lắm vợ chồng mình mới có đứa con đầu lòng.
Và cũng vì, anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn ở nông thôn. Anh từng kể, những năm tháng tuổi thơ cơ cực vì nghèo khiến anh không thể nào quên. Anh từng thèm thuồng đứng nhìn tụi bạn ăn kem ngon lành còn mình không có tiền mua.
Hiếm khi anh có được một bộ quần áo mới mà toàn mặc đồ cũ đi xin của người khác. Đến miếng ăn còn không đủ nói gì đến chuyện mua đồ chơi. Vì thế, anh muốn làm tất cả để con có cuộc sống đầy đủ không phải tủi thân như mình lúc xưa.
Em hoàn toàn hiểu tình yêu thương anh dành cho con nhưng dạy con đúng cách thì mới nên người được. Nhưng thương con không đồng nghĩa với chiều chuộng con quá mức. Nếu cứ đáp ứng hết mọi yêu cầu sẽ khiến con trở nên ích kỷ, thích sống hưởng thụ, không biết quý trọng đồng tiền khi lớn lên.
Em thấy lo lắng khi con bắt đầu dựa vào bố để cãi lời mẹ. (Ảnh minh họa)
Chưa kể cho con ăn uống bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Giờ con còn nhỏ, nó mới đòi hỏi chuyện ăn, chơi, lớn lên một chút sẽ thích nhiều thứ hơn, làm sao anh chiều nổi.
Hình như, gần đây, những lần vợ chồng to tiếng đều xoay quanh chuyện dạy con. Anh còn trách móc em sống trong đầy đủ từ nhỏ nên không biết được cảm giác thiếu thốn như thế nào.
Anh không biết, dù nhà ngoại khá giả nhưng mẹ luôn dạy em biết tiết kiệm và trân trọng đồng tiền. Em không được phép bỏ bữa hay để thức ăn thừa trong bát, muốn có tiền mua đồ dùng phải lau nhà, rửa bát để nhận tiền công.
Em thật sự lo lắng khi con bắt đầu biết dựa vào bố để chống lại mẹ. Khi em không cho con xem điện thoại nhiều, con cự cãi: "Sao bố cho mà mẹ lại cấm, không yêu mẹ nữa".
Anh à, sinh con đã khó mà nuôi dạy con thành người còn khó hơn nên cần vợ chồng cùng chung tay. Muốn làm được như vậy thì phải có cùng suy nghĩ mới làm được. Em chỉ mong vợ chồng mình có sự thống nhất để cho con sự giáo dục tốt nhất.
Theo phunuonline.com.vn
Bí mật tiếng khóc trong căn nhà của ông chủ tiệm đồng hồ Khi viết những dòng này, tôi đã cân nhắc rất nhiều. Người ta bảo, chẳng có ai "vạch áo cho người xem lưng" thế nên 7 năm nay tôi câm lặng. Ảnh minh họa Những vết bầm trên cơ thể tôi cứ xuất hiện liên tục, hết vết này đến vết khác... Tôi lấy chồng khi mới bước sang tuổi 24. Chồng của...