Mệt mỏi khi mẹ chồng nhắc khéo và chê tiền biếu Tết ít
Tôi hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là thế nào, tôi đã cố gắng làm tròn, làm đúng và rất tốt nhưng chỉ một hành động của mẹ chồng khiến tôi thấy công sức của mình bị phủi sạch.
Những ngày Tết đang đến gần đồng nghĩa với việc dâu trưởng, con dâu duy nhất như tôi đang gồng mình với những khoản chi tiêu lớn, gồng mình trong việc đối nội đối ngoại sao cho đẹp lòng gia đình dòng họ. Thực lòng tôi thấy mệt mỏi lắm nhưng chẳng hiểu mẹ chồng tôi không biết hay cố tình lờ đi mà ngày càng tạo cho tôi quá nhiều áp lực như vậy. Từ khi về làm dâu đến giờ, Tết năm nào tôi cũng lo từ A-Z cho gia đình nhà chồng. Từ việc mua bán đồ ăn thức uống đến vật dụng trang trí, còn thêm tiền mừng tuổi cho bố mẹ chồng, các em, các cháu đường chồng. Với mức như mọi năm, mừng tuổi ông bà mỗi người một triệu, hai em gái mỗi người năm trăm cộng với 7-8 triệu mua sắm cho ngày Tết thì vợ chồng tôi có thể đảm đương được. Phần vì trách nhiệm, phần vì công việc của hai vợ chồng tôi cũng ổn định, thu nhập không cao nhưng cũng tạm được nên tôi chẳng nề hà những khoản chi tiêu như vậy.
Tết năm nào tôi cũng lo từ A-Z cho gia đình nhà chồng
Giống như mọi năm, năm nay dù chưa được nghỉ nhưng vào những ngày nghỉ tôi đã tranh thủ chợ búa, mua sắm được đồ khô cho gia đình, định bụng giáp Tết mới mua đồ trang trí và hoa quả. Sau khi về quê sẽ mừng tuổi mọi người sau. Nhưng hôm tuần trước, mẹ chồng tôi có gọi điện nhắc khéo chuyện lễ Tết, tôi cũng thưa việc mình đã mua sắm được những gì thì mẹ thẳng thừng hỏi luôn “năm nay vợ chồng con được thưởng Tết mấy chục (triệu)”. Tôi hơi ngạc nhiên vì mẹ chưa bao giờ hỏi chuyện tế nhị đó, hơn nữa, dù thưởng bao nhiêu thì tôi cũng lo toan mọi việc hết. Tôi vẫn trả lời “con chưa biết được, bọn con còn phải làm thêm một tuần nữa mới nghỉ”. Thì mẹ nói “thế à, sao mẹ thấy con bà N có tiền thưởng gửi về biếu rồi nhỉ”. Đến đó tôi mới hiểu, như mọi năm trời không rét mướt, khắc nghiệt vợ chồng tôi kiểu gì cũng tranh thủ về sớm, biếu tiền các cụ trước 20 tháng Chạp. Dù hơi buồn cười về cách gợi ý, nhắc khéo của mẹ chồng nhưng tôi vẫn phải bình tĩnh đáp lại “vâng để mai con chuyển tiền qua thẻ cô T (em chồng) để cô ấy rút biếu bố mẹ ạ”. Thì mẹ tôi mừng, cười ra mặt bảo năm nay chi tiêu đắt đỏ, giá cả đều tăng liệu làm thế nào cho phù hợp, đừng lãng phí cũng đừng tiết kiệm quá. Ngay sáng hôm sau, tôi như thường lệ vẫn chuyển 3 triệu về cho mẹ, dặn em chồng biếu ông bà mỗi người 1 triệu, 2 cô mỗi người 500 ngàn. Lập tức, tối hôm đó, mẹ chồng gọi điện lên nói với tôi giọng đầy khi dỗi, nói tôi hà tiện “Thôi con ạ, không có tiền thì thôi chứ cho với biếu như thế thì làm việc gì được. Bố mẹ già thì không nói nhưng 2 em với 500 ngàn mua được cái gì?”. Tôi cứng họng chẳng biết nói sao, bởi bản thân tôi đã mua sắm quần áo, giày dép cho các em chồng rồi, tiền gửi thêm để các cô ấy tiêu hay dùng việc gì thì tùy. Sao lại nói tôi như vậy, cứ như trách nhiệm lo tất tật phải là của tôi ấy. Tôi cảm thấy nặng nề và thất vọng lắm, vẫn cố trấn tĩnh hỏi mẹ “con không hiểu ý mẹ lắm ạ”. Thì mẹ nổi đóa lên, chửi tôi có ăn học mà chậm hiểu mẹ nói rành rọt như vắt chanh từng chữ cho tôi nghe “bây giờ ý, 500 ngàn và 1 triệu không mua nổi thứ gì đâu. Đừng nghĩ chúng tôi ở quê mà cho như bố thí”. Tôi đã hiểu hoàn toàn ý mẹ, chính là chê tôi cho, biếu quá ít. Tôi nói sẽ bàn lại với chồng và thưa với mẹ sau, mẹ cúp máy mà chẳng để tôi chào một câu. Tôi cảm thấy mệt mỏi vì kiểu vòi vĩnh như vậy. Vợ chồng tôi tuy có lương nhưng còn bao nhiêu khoản chi tiêu, mua sắm. Những tháng khác cũng gửi biếu ông bà 2 triệu mỗi tháng rồi, tết nhất tôi còn mua sắm cho gia đình chứ có thảnh thơi, rảnh rang như ngày thường đâu mà tiền nong dư giả. Nếu bố mẹ tôi cũng yêu cầu Tết phải thế nọ thế kia thì chẳng hóa ra gánh nặng của vợ chồng tôi quá lớn sao. Tôi đợi chồng về để nói chuyện, năm này còn năm khác, chứ mỗi năm tiền tết biếu bố mẹ, các em một tăng trong khi lương chúng tôi có hạn, con cái chúng tôi lớn phải chi tiêu nhiều thì lấy đâu ra. Nhưng chẳng cần để tôi phải nói, mẹ chồng tôi đã gọi điện nói trước rằng tôi hẹp hỏi, gửi tiền như bố thí. Cũng lời nói nhưng mẹ nói lại với chồng tôi nghe nặng nề quá, anh vừa đến nhà là cáu gắt loạn cả lên “em xem gửi tiền biếu thế nào mà mẹ kêu quá. Nói như bố thí, anh bận họp không hỏi rõ được”. Tôi mắt tròn mắt dẹt, chẳng phản ứng kịp, đơ người ra, chồng hỏi đến lần thứ hai mới trả lời, lại càng làm anh bực dọc. Tôi kể lại mọi chuyện thì anh mới thôi. Bởi lẽ, anh hiểu mẹ anh và tôi là người thế nào nên anh nói để đó anh giải quyết cho rồi còn động viên tôi đừng suy nghĩ.
Dù chuyện cũng không to tát lắm nhưng tôi cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Tôi tự hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là thế nào, tôi đã cố gắng làm tròn, làm đúng và rất tốt nhưng chỉ một hành động của mẹ chồng khiến tôi thấy công sức của mình bị phủi sạch. Ông bà ai cũng có lương, việc cho biếu của con cái chỉ là tượng trưng, hình thức nhưng có vẻ mẹ câu nệ vật chất quá. Việc mẹ nghĩ chỉ giản đơn nhưng tôi thấy nó là gánh nặng, cảm giác mình đang bị đòi hỏi thế nọ, thế kia. Chắc mẹ nghĩ vợ chồng tôi dư giả, nhiều tiền lắm nên mới nói vậy. Tôi đang hào hứng mua sắm đủ thứ về quê nhưng gặp chuyện vừa rồi chẳng muốn mua thêm gì nữa, nếu tăng tiền biếu, cho gấp đôi đồng nghĩa với việc cắt giảm những khoản khác. Nhưng chẳng biết cắt gì cả, cái gì cũng là cần thiết tôi mới mua. Tự dưng tôi thấy áp lực và mệt mỏi, kế hoạch chi tiêu tết tôi đã lên rõ ràng từng khoản, có xê dịch nhưng không nhiều. Nếu làm theo ý mẹ thì đội thêm 3 triệu, tôi biết bù bằng khoản gì đây? Ra giêng còn bao nhiêu thứ khác cần chi tiêu nữa. Mệt mỏi quá, có chị em nào cùng cảnh như thôi không, xin hãy chia sẻ và cho tôi lời khuyên.
Theo Công Luận
Tôi bị chị chồng giáo huấn tả tơi vì phê bình cháu ngày Tết
Đây là cái tết đầu tiên của tôi ở nhà chồng, những tưởng sẽ vui vẻ hòa thuận ai ngờ, tôi có những ngày mệt mỏi vất vả, thêm cả ấm ức nữa. Tôi muốn nhanh nhanh hết tết để trở về với công việc cho nhẹ đầu.
Tôi mới kết hôn được 5 tháng, phần lớn thời gian tôi ở trên Hà Nội, chỉ khi rảnh rỗi hoặc dịp lễ tết, giỗ chạp tôi mới về quê với bố mẹ chồng. Nên tôi ít va chạm với nhà chồng, tình cảm rất tốt nếu không muốn nói tôi rất được lòng mọi người. Nhưng chỉ với thời gian nghỉ tết ngắn ngủi, tình cảm đó chẳng còn tốt đẹp nữa khi tôi và chị chồng năm lần bảy lượt chạm trán nhau chỉ vì mấy đứa cháu con chị.
Chuyện là khi vợ chồng tôi về quê nghỉ tết, các cháu cũng nghỉ học nên chị gái chồng cho các cháu sang chơi với cậu mợ và ông bà ngoại. Khổ nỗi, bố mẹ chồng tôi già yếu, không thể chăm sóc, trông nom các cháu được. Một tay tôi phải trông 3 đứa cháu lớn bé, mà chẳng đứa nào ngoan ngoãn, dễ bảo cả. Hơn nữa, tôi đang bầu bì ở tháng thứ 3, nghén ngẩm, chẳng ăn nổi thứ gì. Chị gái đưa sang 3 đứa con, lớn nhất 9 tuổi, bé nhất mới 3 tuổi để tôi trông nom, chăm sóc vì chị còn phải buôn bán mấy ngày tết. Tôi mới đầu cũng nghĩ đơn giản, chị bận thì mình trông nom hộ, cho cháu ăn, tắm gội thay anh chị, chẳng nề hà gì. Nhưng khi ở cùng tôi mới biết, việc trông trẻ chẳng dễ dàng gì. Thằng lớn thì chỉ thích chơi game trên máy tính, nó ôm riệt máy tính của tôi từ sáng tới chiều; đứa nhỏ nhất thì suốt ngày đòi bế ra ngoài chơi, khiến tôi mệt lử; cháu gái thứ hai của chị 6 tuổi thì chỉ thích đồ trang điểm, làm đẹp có vẻ nhẹ nhàng, đỡ làm tôi mệt nhất. Việc các cháu dùng đồ của tôi để giải trí thì tôi chẳng có gì băn khoăn, nhưng việc cháu lớn ngồi máy tính chơi game nhiều rõ rằng không tốt, tôi nhắc nhở không được, buộc lòng phải thu máy tính lại. chỉ cho cháu chơi 2-3 tiếng/ ngày. Cháu thứ hai bôi mỹ phẩm lên mặt cũng không tốt đối với làn da trẻ con, tôi không đồng ý, chỉ cho cháu dùng những đồ ít gây hại. Còn chưa kể đến việc cháu dùng làm hỏng, vỡ và lộn hết màu bộ mỹ phẩm "sịn" của mình nên tôi hạn chế không cho cháu dùng. Được ngày thứ nhất, thứ hai tôi cho các cháu thoải mái nghịch theo ý mình nhưng đến những ngày sau, tôi hạn chế thì các cháu ấm ức, không vui. Trước mặt tôi, các cháu không nói gì nhưng về với mẹ các cháu nói tôi không cho cháu mượn đồ, thu lại và quát nếu cháu không đồng ý. Điều các cháu nói, tôi chẳng chấp vì nó là trẻ con, chưa hiểu chuyện. Nhưng vấn đề đáng nói là chị gái chồng lại suy diễn theo hướng tôi keo kiệt, khó tính mà không nghĩ theo hướng tích cực là tôi lo cho sức khỏe của các cháu. Chiều 30 tết, trong bữa cơm tất niên, có cả gia đình chị nói tôi không ngần ngại "này mợ H, chị nói để mơ rút kinh nghiệm đối với các cháu ruột của mình thì đừng có so đo, tính toán. Cháu có quý thì mới mượn đồ chơi. Nếu mợ không cho thì thôi, đừng quát, chửi cháu tội nghiệp". Tôi hơi ngớ người, vì chị suy diễn như vậy, nhưng nhớ ra chuyện tôi không cho cháu dùng mỹ phẩm, nên thanh minh, những điều đó không tốt cho trẻ con. Nhưng chị chỉ cho đó là lời ngụy biện của tôi cho hành động keo kiệt, so đo của mình. Tôi cũng chẳng muốn làm không khí nặng nề, chỉ im lặng cho chị chỉ trích mình ích kỷ, hẹp hòi. Nhưng đến hôm mùng 1, khi cháu trai và chị có hành động không lịch sự thì tôi không thể nhịn và thấy ấm ức vô cùng.
Chị luôn miệng chỉ trích tôi ích kỷ, hẹp hòi
Các cháu ruột trong nhà, tôi đồng loạt mừng tuổi 500 ngàn mỗi bao lì xì. Ở quê với mức đó cũng tương đối, không phải là thấp, hơn nữa, thu nhập của vợ chồng tôi có hạn, trong khi gia đình lớn bé có tới 8 cháu ruột thịt. Nhưng khi nhận lì xì xong, cháu chạy vào bếp đưa cho mẹ, khi đó, tôi lại đi vào bếp lấy đồ ăn và dọn cơm cho gia đình chị. Chị chồng tôi bóc ra, nhìn cười khẩy nói "có thế thôi à". Cháu bé nói "mẹ ơi 500 ngàn đấy." thì chị cáu to như cố tình để tôi nghe thấy "biết rồi, nhưng rõ là keo kiệt mà, làm nhiều tiền thế mà mừng tuổi cháu ruột có vậy. Không lẽ bảo con đừng lấy". Lập tức, cháu bé cầm lại đưa cho tôi nói "ít quá mợ ạ. Cháu không lấy đâu. Trả cho mợ". Tôi bàng hoàng và đầy ngạc nhiên vì hành động của mẹ con chị, tôi giải thích cho cháu rằng mừng tuổi chỉ là hình thức để mang đến may mắn. Cháu còn bé đừng quan trọng đến vật chất nhiều, chỉ cần nghĩ đó là tình cảm của người lớn giành cho cháu. Rồi việc cháu trả lại, hoặc chê, bóc trước mặt người lớn là bất lịch sự, không ngoan, người khác sẽ chê cười. Tôi nghĩ việc tôi giải thích và góp ý với cháu chẳng có gì sai nhưng chị lại làm ầm lên, cho rằng tôi coi thường chị không biết dạy con; tôi dạy cháu khác nào vỗ vào mặt chị. Mặc cho tôi thanh minh, chị vẫn nói là tôi cậy mình có học mà coi thường, khinh chị; tôi dùng lời lẽ "khéo" để mắng vốn chị. Thực lòng tôi mệt mỏi với sự suy diễn của chị, tôi nói lại rằng chị đang làm quá mọi chuyện lên, lời nói của tôi chỉ đơn giản để cháu hiểu việc làm của mình chưa tốt mà sửa chữa. Cũng do ấm ức, trong lời lẽ của tôi cũng hơi quá khi tôi nói, nhìn vào hành động của con trẻ, người ta sẽ đánh giá về sự dạy dỗ của bố mẹ. Mặc cho tôi và mọi người giải thích, chị vẫn một mực lên án, giáo huấn tôi về tội ích kỷ, hẹp hòi, coi thường chị. Quá mệt mỏi, ức chế nhưng tôi vẫn nén chịu nghe chị chỉ giáo, cuối cùng tôi phải xin lỗi chị mới dừng giáo huấn. Tôi biết, dù có chấp thì cũng làm được gì khi tôi vừa là em, vừa là dâu mới của gia đình. Nhưng lòng tôi thấy ấm ức khi chị dương dương tự đắc, như thể chiến thắng, làm tôi bẽ mặt trước mọi người. Tôi biết, có được lần này, sẽ có lần khác, mà hơn hết tôi không muốn nhưng điều tương tự tái diễn. Tôi biết phải làm gì đây khi đối mặt với chị và để những ngày sau chị không gây khó dễ cho tôi bằng sự suy diễn, ảo tưởng của mình.
Theo Công Luận
Chồng vô tư giúp đồng nghiệp nữ thích lả lơi lợi dụng Tôi lấy chồng đã được 5 năm nhưng chưa khi nào tôi lại cảm thấy bực mình như bây giờ, tất cả bắt đầu từ khi chồng tôi chuyển nơi công tác. Chồng tôi từng làm nhân viên kỹ thuật cho một công ty máy tính, tuy giờ giấc ổn định nhưng lương không cao. Từ ngày có con đầu lòng, anh quyết...